Tầng ozone có thể phục hồi hoàn toàn trong 40 năm tới
MTXD - Tầng ozone giúp che chắn Trái Đất khỏi các bức xạ cực tím có hại từ Mặt trời có thể phục hồi hoàn toàn trong vòng 40 năm tới. Tuy nhiên, xu hướng này có thể bị đảo ngược bởi các kế hoạch giảm tình trạng ấm lên toàn cầu bằng cách tác động trực tiếp vào Trái đất. Đây là nhận định trong một báo cáo khoa học của Liên hợp quốc (LHQ) công bố ngày 9/1.
Đồ họa lỗ thủng ozone mới phát hiện ở Bắc Cực. Ảnh tư liệu: BIRA/ESA
Kể từ giữa những năm 1970, một số khí được sử dụng trong các bình xịt và hệ thống làm mát (như tủ lạnh và máy điều hòa không khí) đã “bào mòn” tầng ozone. Năm 1987, gần 200 quốc gia đã nhất trí về Nghị định thư Montreal nhằm cấm các hóa chất gây phá hủy tầng ozone.
Trong báo cáo vừa công bố, hơn 200 nhà khoa học nhận thấy thỏa thuận này đã đem lại tác dụng như kỳ vọng và phù hợp với các dự đoán trước đó. Báo cáo chung của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), Cơ quan Môi trường Liên hợp quốc (UNEO), các cơ quan chính phủ tại Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) nêu rõ vào khoảng năm 2066, tầng ozone sẽ được phục hồi ở khu vực Nam Cực, nơi sự suy giảm tầng ozone diễn ra rõ rệt nhất. Lỗ thủng tầng ozone ở Bắc cực sẽ được “vá” hoàn toàn vào khoảng năm 2045 trong khi tầng ozone bao quanh các khu vực khác trên thế giới sẽ phục hồi trong khoảng 20 năm.
Tầng ozone nằm ở độ cao khoảng 11-40 km so với bề mặt Trái đất, thuộc tầng bình lưu và có vai trò như một lớp “kem chống nắng” che chắn cho hành tinh khỏi tia cực tím (UV). Nếu không có lớp chắn này, ánh nắng Mặt trời sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm với con người và hầu hết các loài động thực vật. Đặc biệt, tia UV-B (làm cho da bị cháy nắng) ở cường độ cao có thể dẫn đến nhiều loại ung thư. Những nỗ lực bảo vệ tầng ozone cũng song hành với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Báo cáo của Liên hợp quốc cũng lần đầu tiên xem xét hiệu quả của các kỹ thuật tác động trực tiếp lên địa cầu nhằm đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu. Một trong những biện pháp được đề xuất là đưa các hạt vào tầng trên của bầu khí quyển để hạ nhiệt độ hay phun aerosol tầng bình lưu (SAI). Tuy nhiên, nghiên cứu cảnh báo kỹ thuật tiềm năng này có nguy cơ đảo ngược sự phục hồi của tầng ozone.
Theo Nguyễn Hằng (TTXVN)-Tintuc.vn
Các tin khác
Thừa Thiên Huế : Trạm trộn của Công ty CP Bê tông và XD Thừa Thiên Huế gây bức xúc kéo dài
Nằm giữa khu dân cư và có công suất, tần suất hoạt động lớn nên trạm trộn bê tông của công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế đã gây bức xúc, khó chịu kéo dài cho người dân địa phương. Nhiều người còn đặt câu hỏi : “đặc quyền” nào cho phép xe bồn của công ty này ngang nhiên đi lại trên đư
Huyện Đắk Song (Đắk Nông): Xử lý trường hợp tự ý xây dựng trại heo trên đất nông nghiệp
Ngày 27/6, UBND xã Nam Bình báo cáo UBND huyện Đắk Song, Đắk Nông được biết và cho ý kiến chỉ đạo xử lý trường hợp, bà Nguyễn Thị Nhị ( chồng là Phạm Văn Hướng), tự ý chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp thuộc trường hợp phải đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất...
TP.HCM: Nhiều hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường trên địa bàn năm 2024
MTXD - UBND TP.HCM vừa ban hành Kế hoạch Tổ chức thực hiện các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường trên địa bàn TP.HCM năm 2024. Thời gian dự kiến tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 29/4 đến ngày 06/5 và kéo dài đến ngày Môi trường thế giới ngày 05/6/2024.
Đắk Lắk : Gây ô nhiễm môi trường,công ty Cổ phần Mía đường 333 bị xử phạt
MTXD - Ngày 2/1/2024, thanh tra Bộ Tài nguyên &Môi trường đã ra quyết định số 02/QĐ-XPHC xử phạt hành chính đối với công ty Cổ phần Mía đường 333 vì các hoạt động gây ô nhiễm môi trường…
Thừa Thiên Huế: Chi trả tiền giảm phát thải khí nhà kính cho hơn 800 chủ rừng
hực hiện chi trả ERPA sẽ tạo ra nguồn tài chính bổ sung cho ngành lâm nghiệp để đầu tư trực tiếp vào rừng, giúp gia tăng thu nhập cho các chủ rừng, người dân và doanh nghiệp thông qua kết quả giảm phát thải, nâng cao năng suất, chất lượng rừng, giá trị sinh thái của rừng, cải thiện sinh kế bền vững.