Thái Nguyên - Vùng đất tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch golf
MTXD - Nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với nhiều vùng kinh tế trọng điểm, nhiều khu công nghiệp, quỹ đất phù hợp, Thái Nguyên đang dần hình thành phát triển các sân golf với các dịch vụ du lịch sinh thái, cũng như thu hút đầu tư từ nước ngoài.
Vùng đất lý tưởng của golf
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ánh nắng chan hoà hầu như quanh năm, bờ biển dài 3.260 km với những bãi biển nổi tiếng thế giới, có nhiều vịnh và đồi núi hùng vĩ, cảnh quan đa dạng, hệ sinh thái phong phú, có giá trị… Nơi đây được coi là nơi lý tưởng, đáp ứng được những tiêu chí khắt khe về điểm đến golf hấp dẫn khách du lịch trên thế giới.
Không những thế, Việt Nam còn có tiềm năng và lợi thế to lớn trong phát triển loại hình du lịch golf do nằm ở vị trí trung tâm châu Á, nơi có loại hình du lịch golf phát triển. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế và xu hướng mới của du lịch cao cấp, du lịch golf Việt Nam đang từng bước phát triển đáng kể. Những năm gần đây, lượng khách đến Việt Nam chủ yếu từ các quốc gia có loại hình du lịch golf phát triển mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Anh…
Hình ảnh một góc sân golf Yên Bình Thái Nguyên
Thái Nguyên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Thủ đô Hà Nội, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng Trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Thái Nguyên có có tổng diện tích đất tự nhiên 3.527km2 chủ yếu là đất đồi núi với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50km, cách biên giới Trung Quốc 200km, cách trung tâm Hà Nội 75km và cảng Hải Phòng 200km. Đây cũng là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành gồm: Đường Quốc lộ 3 từ Hà Nội đi Bắc Kạn, Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc; Quốc lộ 1B đi Lạng Sơn; Quố lộ 37 đi Bắc Ninh, Bắc Giang; hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội - Lạng Sơn.
Thái Nguyên có nhiều du lịch nổi tiếng như: Khu du lịch Hồ Núi Cốc, Khu du lịch Hang Phượng Hoàng, Khu di tích lịch sử ATK huyện Định Hoá, Suối Mỏ Gà, Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam và các công trình kiến trúc nghệ thuật đền chùa như Đền Đuổm (Phú Lương), chùa Hang (Đồng Hỷ), chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn (thành phố Thái Nguyên).
Với nhiều điểm đến hấp dẫn, Thái Nguyên có thể hình thành các tuyến du lịch nối các điểm tham quan, du lịch trong tỉnh với các điểm du lịch của các tỉnh lân cận, thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hải Dương.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây, Thái Nguyên được biết đến là một trong những điểm sáng của cả nước về thu hút đầu tư nhất là các dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Đến thời điểm hiện tại với gần 170 dự án với tổng số vốn đăng ký lên đến hơn 8,7 tỷ USD. Với trên 100 doanh nghiệp và gần 1000 người lao động, các chuyên gia nước ngoài đang làm việc tại Thái Nguyên.
Thái Nguyên nằm trong top 15 tỉnh, thành có chỉ số cạnh tranh tốt nhất cả nước (chỉ số PCI năm 2020 xếp thứ 11/63). Xếp hạng Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Thái Nguyên xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố, tăng 36 bậc so với năm 2019 chỉ sau tỉnh Quảng Ninh và Đồng Tháp. Đời sống người dân không ngừng được nâng cao. Thái Nguyên được biết đến là một trong những địa phương có thu nhập trung bình trên đầu người cao trong cả nước với khoảng 90 triệu đồng/người/năm.
Với chủ trương đúng đắn, việc cải thiện môi trường đầu tư được triển khai liên tục, đồng bộ thông qua chuyển đổi số, đổi mới trong xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư, dự báo trong thời gian tới, dòng vốn đầu tư FDI sẽ tiếp tục dồn vào Thái Nguyên, giúp Thái Nguyên phát triển nhanh, sôi động và mạnh mẽ.
Đây chính là những điều kiện cơ bản để Thái Nguyên xây dựng, phát triển các đô thị theo hướng hiện đại gắn với việc hình thành phát triển các sân golf với các dịch vụ du lịch sinh thái, cũng như thu hút đầu tư từ nước ngoài.
Phát triển sân gofl - đón làn gió mới
Quy hoạch, xây dựng sân golf gắn với phát triển các khu đô thị dịch vụ thương mại, khu nghỉ dưỡng, khu đô thị sinh thái đang là xu hướng phát triển hiện đại, phù hợp và phát huy được các lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên.
Sân golf Hồ Núi Cốc với mức đầu tư 956 tỷ đồng
Tuy có lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định nhưng mãi đến năm 2009, tỉnh Thái Nguyên mới đề cập đến quy hoạch sân golf đầu tiên. Thế nhưng đến nay, Thái Nguyên cũng chưa có một sân golf nào, mà chỉ có 3 quy hoạch phân khu có khu vực vui chơi thể dục thể thao có đề cập, định hướng tới việc xây dựng sân golf, đảm bảo tính đồng bộ với luật quy hoạch mà tỉnh đang lập quy hoạch chung. Trước thực tế đó, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng kế hoạch, quy hoạch phấn đấu đến năm 2030 toàn tỉnh sẽ có 13 sân golf được xây dựng.
Các sân golf được tỉnh Thái Nguyên đưa vào kế hoạch phát triển và ưu tiên thu hút đầu tư gồm: Sân golf tại Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng, thể dục thể thao hồ Suối Lạnh, xã Thành Công, thành phố Phổ Yên 27 hố, 90ha;
Khu thể thao sân golf Tân Thái, xã Tân Thái, huyện Đại Từ 27 hố, 90ha;
Sân golf hồ Núi Cốc, thành phố Thái Nguyên (Xã Phúc Xuân, Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên) 18 hố, 60ha;
Khu thể thao sân golf tại thị trấn Quân Chu và xã Cát Nê, huyện Đại Từ 27 hố, 117ha;
Khu dân cư sinh thái, học viện golf kết hợp vui chơi giải trí hồ Kim Đĩnh huyện Phú Bình 27 hố, 90ha;
Khu tổ hợp văn hóa thể dục thể dục thể thao sân golf Quân Chu huyện Đại Từ 18 hố, 60ha;
Sân golf tại Khu đô thị sinh thái thể thao phường Châu Sơn thành phố Sông Công 18 hố, 60ha;
Sân golf tại Khu đô thị sinh thái thể thao hồ Ghềnh Chè thành phố Sông Công 18 hố, 60ha;
Sân golf tại Khu Tổ hợp thể thao và du lịch nghỉ dưỡng Thái Nguyên xã Huống Thượng, thành phố Thái Nguyên 18 hố, 60ha.
Sân golf tại Khu đô thị, văn hóa thể thao Nam Núi Cốc, xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên 18 hố, 60ha;
Sân golf tại Khu đô thị, văn hóa thể thao Nam Núi Cốc, xã Phúc Tân, thành phố Phổ Yên 18 hố, 60ha;
Sân golf tại Khu đô thị sinh thái - thể thao Vạn Phái thành phố Phổ Yên 18 hố, 60ha;
Sân golf tại Khu Bảo tồn giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc kết hợp du lịch văn hóa thể thao, huyện Đồng Hỷ 18 hố, 60ha.
Có thể khẳng định, du lịch kết hợp với chơi golf là loại hình giải trí có tốc độ phát triển nhanh bởi golf là một môn thể thao mang tính xã hội và dễ tiếp cận. Theo đánh giá của các chuyên gia, tại Việt Nam, lượng người chơi golf dự báo sẽ tăng lên trong những năm tới bởi Việt Nam từng là điểm đến của golf châu Á trong 4 năm liên tiếp.
Với Thái Nguyên, nơi đây hội tụ rất nhiều yếu tố để môn thể thao này phát triển gắn với hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng. Xét về tiềm năng dài hạn, du lịch kết hợp giữa nghỉ dưỡng và chơi golf hoàn toàn có thể trở thành một “kho báu”. Vì vậy, tỉnh đang đặt mục tiêu phát huy những lợi thế, tiềm năng của du lịch golf theo hướng bền vững.
Hương Hoàng
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.