Thăng trầm của những làng nghề truyền thống tại Hội An

​MTXD- Những nghệ nhân yêu nghề nhất đã vượt khó để bám nghề nhằm phát huy và gìn giữ đẹp chung của làng nghề truyền thống tại Hội An – Quảng Nam.

MTXD- Những nghệ nhân yêu nghề nhất đã vượt khó để bám nghề nhằm phát huy và gìn giữ đẹp chung của làng nghề truyền thống tại Hội An – Quảng Nam.

Làng nghề truyền thống là nét đẹp văn hóa đặc sắc bao đời của người Việt, mang đến cho xã hội một nguồn lực kinh tế nhất định, tạo công ăn việc làm cho số đông người dân, góp phần giảm thiểu gánh nặng việc làm cho từng địa phương và cũng là một trong những hoạt động lao động sản xuất lâu đời của người Việt. Thế nhưng, hoạt động của làng nghề truyền thống ngày một khó khăn do nguồn lao động trẻ không còn mặn mà khi thu nhập của nghề không cao so với mặt bằng lao động chung, vì thế đa số lao động còn bám trụ đều là người lớn tuổi. Mặt khác, đại dịch covid-19 đã kéo dài gần 2 năm nên khó khăn càng thêm khó khăn.

Các cơ sở sản xuất tại làng nghề Mộc Kim Bồng đa số đã đóng cửa

Từ phố cổ Hội An ta chỉ mất 15 phút đi đường là đến làng mộc Kim Bồng nằm trên địa bàn xã Cẩm Kim, Hội An, Quảng Nam. Nơi đây đã hình thành và phát triển làng nghề mộc từ khá lâu, người dân đa phần sinh sống và hoạt động nghề truyền thống của mình đó là nghề mộc. Thế nhưng, khi đại dịch covid-19 kéo đến, gần 2 năm trôi qua, người dân làng nghề vốn bám vào du lịch để đưa những sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng và lồng ghép hoạt động trải nghiệm nghề cho du khách theo tinh thần của ngành du lịch lại phải thôi thóp hoạt động cầm chừng để giữ nghề, giữ chân thợ chờ ngày trở lại.

Anh Phan Huỳnh Châu là chủ cơ sở sản xuất Huỳnh Châu tại làng Mộc Kim Bồng cùng thợ tiếp tục bám nghề.

Anh Phan Huỳnh Châu là chủ cơ sở sản xuất Huỳnh Châu tại làng Mộc Kim Bồng cho biết: “Hiện nay, các cơ sở đã đóng cửa tạm dừng hoạt động hầu như gần hết, chỉ còn lại 4 cơ sở làm việc cầm chừng, sản xuất các mặt hàng trưng bày để chờ du lịch mở cửa đón khách mới bán trở lại. Điều khó khăn của các cơ sở là làm sao giữ chân đội ngũ thợ để khi hết dịch mới có người để tổ chức sản xuất. Điều này làm cho các chủ cơ sở phải loay hoay tìm nguồn vốn nhằm tiếp tục cung cấp vật tư đầu vào và tiền lương cho người lao động”

Những sản phẩm thủ công của làng nghề hiện tại chủ yếu phục vụ đời sống của người dân địa phương vì ít khách du lịch.

Càng khó khăn hơn đó là làng nghề Gốm Thanh Hà, một làng nghề được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tuy nhiên cũng như bao làng nghề khác tại Hội An đều cùng chung một cách thức hoạt động và phát triển đó là lồng ghép sản xuất các mặt hàng lưu niệm và hoạt động trải nghiệm cho du khách. Điều này cũng đồng nghĩa sẽ đóng cửa nếu như du lịch đóng cửa. Chia sẻ với PV, bà Bùi Thị Thời là nghệ nhân sắp bước qua tuổi 70 còn bám trụ với nghề truyền thống của cha ông cho biết: “Các sản phẩm sản xuất thường ngày chỉ dựa chủ yếu vào các mặt hàng lưu niệm cho du khách như sản phẩm con tò he, 12 con giáp..., còn số ít là các mặt hàng dân dụng mà người dân địa phương sử dụng như nồi niêu, hủ đựng hay bùng binh...”

Bà Bùi Thị Thời là nghệ nhân sắp bước qua tuổi 70 còn bám trụ với nghề truyền thống của cha ông.

 Tuy nhiên hiện nay vì đầu ra các sản phẩm phục vụ du lịch hầu như không có nên các cơ sở đành sản xuất cầm chừng các mặt hàng dân dụng nhằm tạo việc làm và giữ chân thợ.

Hoạt động sản xuất của làng nghề gần đây đã được địa phương và người dân đồng lòng chung tay xây dựng để lưu lại những giá trị văn hóa đã hình thành từ hàng trăm năm trước và cũng để tạo việc làm cho người dân tại địa phương Hội An. Tuy nhiên, để được tồn tại và phát triển làng nghề đã là chuyện khó, nay trong mùa đại dịch covid-19, bao khó khăn lại đè nặng trên vai người dân bám nghề, bám làng. Điều này cũng là nỗi lo của các cấp chính quyền địa phương trong việc duy trì, gìn giữ và phát huy giá trị vốn có của Làng nghề truyền thống tại địa phương mình. Để làm được điều này cần lắm sự chung tay góp sức của nhiều bộ ngành nhằm đưa ra giải pháp thiết thực nhất cho những gì mà xưa nay còn gìn giữ được.

Chia tay với các làng nghề, chúng tôi không khỏi bùi nguồi xúc động khi nhìn thấy hình ảnh các nghệ nhân trầm tư làm việc với nỗi lo luôn đau đáu bên mình đó là không biết cơ sở còn cầm cự hoạt động đến bao lâu. Và rồi những người thợ còn lại có đủ điều kiện sinh sống không khi nguồn lương luôn bấp bên không đều đặn.

                                                                                              NHUẬN MẪN- HUẤN TRƯƠNG

 

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.