Thay đổi phương pháp : Giáo dục tư duy, thực hành “Tiên học lễ, hậu học văn” cho trẻ em ở quận Đống Đa
MTXD - Đổi mới phải bắt đầu từ Tư duy. Khi tư duy thay đổi mọi hành động sẽ thay đổi. Muốn tư duy thay đổi, ngay từ bé, con trẻ cần được các thầy cô giáo, cha, mẹ, ông, bà dạy cách tư duy, cách nghĩ. Đó là một trong những phương pháp giáo dục có tiềm năng mang đến hiệu quả đột phá.
Trẻ em là tương lai của đất nước và mỗi gia đình nên con trẻ cần được định hướng tư duy và thực hành để phát triển nhân cách biết hướng tới các giá trị đạo đức cao quý như: Chân, Thiện, Mỹ, định vị rõ vị trí của mình và có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với nhà trường và phải trở thành những công dân tốt, tự nuôi sống được bản thân và những người thân của mình. Có một nhóm các thầy cô giáo, trong đó có nhà giáo Trịnh Đan Ly,Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa (thành phố Hà Nội) và các nhà giáo: Đào Thị Hồng Hạnh, Hiệu trưởng; Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Hiệu trưởngTrường THCS Bế Văn Đàn (quận Đống Đa) cùng cô giáo Thạc sỹ Cao Hiền luôn trăn trở về những vấn đề này?
Các thày cô giáo trong buổi khai giảng năm học 2023-2024
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại Học viện Hành chính Quốc gia, nhà giáo Đan Ly đã may mắn biết đến một luận án: các “Giải pháp xóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam” của một Tiến sỹ triết học trước đây công tác ở Học viện. Đây là một luận án đã được bảo vệ xuất sắc tại Hoa Kỳ. Luận án đề cập đến các giải pháp “Nâng cao năng lực sản xuất của người dân”, muốn đất nước hưng thịnh và bền vững phải phát triển văn hóa, vinh tế, xã hội. Muốn cải cách giáo dục phải có sự chung tay của toàn dân và chương trình đào tạo “Vệ sĩ nhí” là một phần trong luận án này khiến nhà giáo Đan Ly đặc biệt quan tâm.
Trong bối cảnh cuộc sống còn đầy bề bộn khó khăn, nhưng vẫn luôn có những công chức luôn quan tâm tới vấn đề giáo dục như cán bộ ở Ủy ban Kiểm tra Quận ủy Đống Đa Đỗ Trọng Nam; Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa Trịnh Đan Ly; các thầy cô giáo tâm huyết như tập thể giáo viên, Ban Giám hiệu Trường THCS Bế Văn Đàn (quận Đống Đa) vẫn say sưa với công cuộc cải cách giáo dục. Đặc biệt là quyết tâm triển khai mô hình thí điểm đào tạo “Vệ sĩ nhí”- Giáo dục tư duy, thực hành “Tiên học lễ, hậu học văn” để làm nền tảng xây dựng thương hiệu cho nhà trường trong năm học mới.
Ông Đinh Trường Thọ, Bí thư Quận ủy quận Đống Đa (thứ 5 từ phải sang) tới dự lễ khai giảng và chụp ảnh cùng giáo viên, khách mời của nhà trường.
“Tiên học lễ” - chúng ta những người lớn thường hay coi con trẻ là chưa có tư duy, nên chỉ mang kiến thức “siêu phàm, rộng lớn rót phễu” vào đầu trẻ con. Trong đó có những cải cách chỉ muốn nâng cao trình độ, biến con trẻ trở thành những “Siêu nhân” để giải những bài toán thật khó, những bài văn thật hay. Chính vì vậy, chúng ta cần phải có nền tư duy bản năng, cần phải khích lệ và định hướng những tư duy còn “non nớt” cần thích học và định hướng tư duy “bản năng” sẵn có thành tư duy định hướng, phù hợp với lứa tuổi. Từ đó tạo thành “con đường” cho tư duy, phát triển phù hợp với từng con trẻ. Đó mới là “Tiên học lễ”, từ thay đổi, định hướng tư duy bản năng dẫn đến bổ sung tư duy định hướng, con đường để các em ham học, có phương pháp học đó là “hậu học văn”, học kiến thức.
Với nhận thức tâm hồn con trẻ như những trang giấy trắng, gia đình, nhà trường, xã hội cùng viết lên đó các giá trị cần thiết để học trò đối mặt với cuộc sống thực tại theo nguyên lý: “Tư tưởng tốt, định hướng tốt, phù hợp với lứa tuổi”.
Tin tưởng rằng, mô hình “điểm” giáo dục này của quận Đống Đa nhất định sẽ mang lại thương hiệu cho Trường THCS Bế Văn Đàn và sự thay đổi lớn cho con trẻ về cách tư duy, hành xử, theo chuẩn mực đạo đức có lợi cho con trẻ vàcác gia đình, nhà trường, mang lại một bầu không khí hào hứng, chủ động học tập.
Bằng sự quyết tâm của các cơ quan hữu quan, quyết tâm của nhà giáo Đan Ly, Ban Giám hiệu và tập thể giáo viên Trường THCS Bế Văn Đàn với sự chỉ đạo, hỗ trợ của các cơ quan, ban, ngành, nhất định nhà trường sẽ thành công trong việc triển khai mô hình điểm này.
Kết quả thể hiện trên học trò với những việc làm thiết thực khi triển khai chương trình đào tạo “Vệ sĩ nhí”, chú trọng giáo dục, định hướng tư duy, thực hành “Tiên học lễ,hậu học văn”, chắc chắn sẽ được các bậc cha mẹ học sinh, các thành viên trong xã hội ủng hộ.
Chúng ta hãy cùng chờ đón một “điểm” triển khai chương trình “Vệ sĩ nhí” do các thầy cô giáo cùng Trường THCS Bế Văn Đàn triển khai vào đầu năm học mới và cùng chúc cho các thầy cô giáo, các em học sinh thành công như ý nguyện!
Nhà giáo An Thuý
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.