Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải: Thương mại điện tử có thể đạt 20,5 tỷ USD trong năm nay
MTXD - Ngày 1/12, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) tổ chức hội nghị phát triển thương mại điện tử Việt Nam với chủ đề “Phát triển thương mại điện tử bền vững”.
Trong khuôn khổ Chương trình Tuần lễ thương mại điện tử (TMĐT) quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday lần thứ 10 (Chương trình), sáng 1/12 tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội nghị Phát triển thương mại điện tử Việt Nam với chủ đề phát triển bền vững.
Toàn cảnh hội nghị “Phát triển thương mại điện tử bền vững”.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, thương mại điện tử Việt Nam đang trải qua giai đoạn 10 năm phát triển rực rỡ. Từ những ngày khái niệm thương mại điện tử còn khá xa lạ, giao diện, hiển thị sản phẩm, dịch vụ, gian hàng còn đơn giản, số lượng nhà bán hàng chưa đa dạng và tốn nhiều công sức để có những đơn hàng đầu tiên thì giờ đây, thương mại điện tử Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc ở mức 16 - 30%/năm và dự kiến quy mô thị trường sẽ đạt 20,5 tỷ USD trong năm 2023 này.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại hội nghị.
Hiện nay, thương mại điện tử ngày càng khẳng định là cấu phần quan trọng của nền kinh tế số tại Việt Nam. Đồng thời, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam cũng đã hình thành các hệ thống cung ứng dịch vụ thứ cấp cho thị trường gồm dịch vụ nền tảng công nghệ hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử, các dịch vụ marketing, truyền thông tiếp thị trực tuyến, dịch vụ chuyển phát…
Bên cạnh những kết quả tích cực, thương mại điện tử cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cá nhân; hạ tầng logistics thương mại điện tử còn chưa đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng của thị trường; niềm tin của người tiêu dùng trong giao dịch trực tuyến...
Trong khuôn khổ hội nghị, cơ quan quản lý và các sàn thương mại điện tử, các trung gian thanh toán, ngân hàng cùng ký kết hợp tác, tham gia hệ sinh thái số, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các chủ thể tham gia giao dịch thương mại điện tử.
Theo Bộ Công Thương, từ sự tham gia đồng lòng này các sàn này, doanh nghiệp sản xuất sẽ có sự cộng hưởng để tạo ra hệ sinh thái bảo vệ người tiêu dùng. Đồng thời cùng nhau triển khai nhiều giải pháp cam kết về chất lượng hàng hóa để mang lại trải nghiệm tốt cho người tiêu dùng.
Đây sẽ là điểm khởi đầu cho giai đoạn mới của thương mại điện tử Việt Nam phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và bền vững, mang lại nhiều giá trị hơn cho tất cả các chủ thể tham gia.
Thanh Tùng – Văn Trì
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.