Thừa Thiên Huế: Nâng cao ý thức, trách nhiệm, xử lý nghiêm các vi phạm về PCCC

Phải đặt công tác PCCC lên hàng đầu, kết hợp học hỏi, triển khai nhân rộng những cách làm, mô hình hay về PCCC. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ các cơ sở vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về phòn

MTXD - Năm 2023, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế xảy ra 66 vụ cháy, nổ. Giảm 15 vụ so với cùng kỳ năm 2022. Thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 21 tỷ đồng. Thiệt hại do cháy rừng khoảng hơn 40 ha rừng. Đặc biệt vụ cháy ở chợ Khe Tre, huyện Nam Đông gây thiệt hại lớn đối với nhiều người...

Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thanh kiểm tra, hướng dẫn, rà soát các điều kiện về PCCC tại các cơ sở trọng điểm trên địa bàn.

Trong cuộc họp với các Sở, Ban, Ngành và các địa phương về báo cáo đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các nghị quyết của HĐND tỉnh về công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Hoàng Hải Minh đã yêu cầu các đơn vị, địa phương cần thường xuyên thanh kiểm tra, hướng dẫn, rà soát các điều kiện về phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở trọng điểm trên địa bàn, kiên quyết xử lý các cơ sở vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy.

Phải đặt công tác PCCC lên hàng đầu, kết hợp học hỏi, triển khai nhân rộng những cách làm, mô hình hay về PCCC. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ các cơ sở vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về phòng cháy.

Vụ cháy lớn xảy ra tại huyện Nam Đông.

Ông Hoàng Hải Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, nhấn mạnh: “Cần phải tăng cường công tác tuyên truyền để mỗi người dân, mỗi hộ gia đình nâng cao ý thức, trách nhiệm về PCCC, chủ động trang bị kỹ năng thoát nạn, cứu nạn cứu hộ. Qua đó, góp phần bảo vệ an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng, phòng ngừa các nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra”.

Một số Lãnh đạo địa phương cho rằng, để đảm bảo công tác PCCC&CNCH tại các chợ, trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về công tác PCCC cho tất cả các hộ kinh doanh, những người buôn bán, làm việc tại các chợ. Quán triệt nghiêm túc công tác thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu về PCCC đối với chợ, siêu thị, trung tâm thương mại ngay từ giai đoạn ban đầu. Cần thường xuyên thẩm tra, kiểm duyệt thiết kế lại về PCCC nếu các cơ sở này có mở rộng, nâng cấp, cải tạo… trong quá trình hoạt động.

Cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về công tác PCCC cho tất cả các hộ kinh doanh, những người buôn bán, làm việc tại các chợ. 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều chợ truyền thống, dân sinh, trong đó, nhiều chợ đã được xây dựng từ lâu, xuống cấp, chưa có hệ thống PCCC đảm bảo yêu cầu, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao. Nhìn chung, quy hoạch xây dựng tại một số chợ vẫn chưa đáp ứng về công tác PCCC. Hơn nữa, một số tiểu thương còn thắp hương thờ cúng không đảm bảo an toàn PCCC, các lối thoát nạn vẫn chưa đảm bảo, chưa trang bị hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn, các lối đi, đường thoát nạn thường xuyên bị lấn chiếm. Cần phải tổ chức định kỳ diễn tập các phương án chữa cháy, thoát nạn, huy động nhiều lực lượng để nâng cao ý thức, trách nhiệm và kinh nghiệm trong PCCC tại các chợ, trung tâm thương mại…

Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, cần đẩy mạnh công tác PCCC tại các chợ để đáp ứng yêu cầu thực tế do nhu cầu sản xuất, giao thương hàng hóa tăng cao. Đặc biệt lưu ý đối với việc sử dụng những nguyên vật liệu, hàng hóa có nguy cơ cháy nổ.

Vụ cháy ở chợ Khe Tre, huyện Nam Đông làm thiệt hại hàng trăm lô hàng hoá.

Theo thống kê, năm 2023, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế xảy ra 66 vụ cháy, nổ. So với cùng kỳ năm 2022 giảm 15 vụ, gây thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 21 tỷ đồng. Thiệt hại do cháy rừng khoảng hơn 40 ha rừng. Đặc biệt là xảy ra cháy ở chợ Khe Tre, huyện Nam Đông làm thiệt hại hàng trăm lô hàng hoá.

Vĩnh Kết

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.