Thừa Thiên Huế tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế

MTXD - Quần thể Di tích Cố đô Huế - Di sản Văn hoá đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới và 10 năm sau đó, là Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam đã mở đường đưa những di sản văn hóa Việt Nam từng bước hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới.

MTXD - Quần thể Di tích Cố đô Huế - Di sản Văn hoá đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới và 10 năm sau đó, là Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam đã mở đường đưa những di sản văn hóa Việt Nam từng bước hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới.

Toàn cảnh Lễ kỷ niệm 30 năm (1993 - 2023) Quần thể Di tích Cố Đô Huế và 20 năm (2003 - 2023) Nhã nhạc – Âm nhạc Cung Đình Việt Nam được UNESCO vinh danh là “Di sản Thế Giới”.

Tối 17/6/2023, tại Quảng trường Ngọ Môn, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức long trọng Lễ kỷ niệm 30 năm (1993 - 2023) Quần thể Di tích Cố Đô Huế và 20 năm (2003 - 2023) Nhã nhạc – Âm nhạc Cung Đình Việt Nam được UNESCO vinh danh là “Di sản Thế Giới”.

Cách đây 30 năm, ngày 11/12/1993, Quần thể Di tích Cố đô Huế chính thức được công nhân là Di sản thế giới của UNESCO, đây là di sản thứ 410 trong danh mục di sản thế giới và là di sản thế giới đầu tiên của Việt Nam được vinh danh. Tiếp đến, ngày 07/11/2003, Nhã nhạc – Âm nhạc cung đình Việt Nam cũng được UNESCO ghi tên vào Danh mục các Kiệt tác văn hóa Phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của nước ta được công nhận.

Cho đến nay, Thừa Thiên Huế là tỉnh duy nhất ở Việt Nam cũng như ở khu vực Đông Nam Á có 7 di sản được UNESCO ghi danh, trong đó có 5 di sản của riêng Huế: Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014), Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016) và 2 di sản chung với các địa phương khác: Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam và Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Đồng chí Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đọc lời phát biểu khai mạc Chương trình.

Đồng chí Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát biểu khai mạc buổi Lễ kỷ niệm, nhấn mạnh sự quan trọng của Di sản Huế đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Quốc gia và tỉnh nhà. Đặc biệt là vai trò nền tảng để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng chí Nguyễn Văn Phương kêu gọi cán bộ và nhân dân tỉnh nhà cần chung tay tích cực, có hiệu quả hơn nữa vào công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hoá của vùng đất Cố đô Huế. Thay mặt Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế, Ông trân trọng cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo, sự hỗ trợ giúp đỡ của các cơ quan Trung ương, các địa phương và các tổ chức quốc tế. Đồng thời ghi nhận và cảm ơn sự đóng góp tích cực của các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước đối với công tác trùng tu, bảo vệ và phát huy để đưa giá trị Di sản văn hoá Huế lên tầm cao mới, góp phần đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng: “Văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh”

Đồng chí Trần Lưu Quang, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, đai diện Chính phủ trao tặng cờ thi đua cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế danh hiệu “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua”.

Trong buổi lễ, Đồng chí Trần Lưu Quang, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, đai diện Chính phủ trao tặng cờ thi đua cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế danh hiệu “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua” để ghi nhận những thành quả trong công tác bảo tồn và phát huy di sản của đơn vị.

Bà Miki Nozawa, Quyền Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam, phát biểu và giới thiệu thông điệp chúc mừng của Ông Lazare Eloundou Assomo, Tổng giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới của UNESCO.

Bà Miki Nozawa, Quyền Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam, phát biểu: Hiện nay, chúng ta vui mừng chứng kiến sự chuyển mình của khu Di sản văn hoá Huế với những kết quả vô cùng tích cực sau nhiều dự án đầu tư và tái đầu tư cho công cuộc bảo tồn. Quần thể di tích Cố đô Huế là một trong những khu di tích được bảo tồn hiệu quả nhất về mặt cấu trúc cũng như các hạng mục di sản phi vật thể khác. Khu Di sản văn hoá Huế chính là một thành công điển hình tại Việt Nam và trong khu vực.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm.

Trong thông điệp chúc mừng, Ông Lazare Eloundou Assomo, Tổng giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới của UNESCO nhận định, 30 năm qua, sự nỗ lực của các chuyên gia và người dân nơi đây đã tạo nên một điểm đến di sản độc đáo – nơi mà lịch sử được lưu giữ và di sản được tôn vinh. Câu chuyện thành công của Di sản thế giới này đã mang lại hy vọng và nguồn cảm hứng quý giá trong bối cảnh đầy thách thức của thế giới ngày nay. Chúng ta cần đoàn kết để bảo vệ những Di sản thế giới đang đối diện với sự đe doạ nghiêm trọng. Ông Lazare Eloundou Assomo bày tỏ lời tri ân sâu sắc của UNESCO tới Chính phủ và toàn thể nhân dân Việt Nam, đặc biệt là: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế và cam kết tiếp tục đồng hành và hỗ trợ.

Hoạt cảnh xây dựng kinh đô.

Hình ảnh Áo dài Huế từ ý tưởng: “Kiến trúc mỹ thuật nhà Nguyễn” của Nghệ nhân, NTK Áo dài Viết Bảo và NTK Quang Hòa

Bên cạnh chương trình Lễ kỷ niệm, còn có các hoạt động nổi bật như: Triển lãm Giang sơn Việt Nam trên Cửu Đỉnh (ngày 16/6/2023 tại Hiển Lâm Các, Đại Nội – Huế); Triển lãm mỹ thuật và di sản: "Di sản diễn xướng Cung đình và cảm hứng hội họa" (ngày 16/6/2023 tại Trường lang Tử Cấm Thành, Đại Nội – Huế); Triển lãm "Thần Kinh nhị thập cảnh, thơ vua Thiệu Trị" qua Thư pháp Truyền thừa của Đài Loan (ngày 17/6/2023 tại vườn Thiệu Phương, Đại Nội – Huế)… Đặc biệt, chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm các di sản đã được UNESCO vinh danh với chủ đề "Di sản Cố đô, Ký ức & Trao truyền" diễn ra vào lúc 20h ngày 17/6/2023 tại quảng trường Ngọ Môn, Huế với sự tham gia của 9 đoàn nghệ thuật, gần 450 nghệ sĩ trong nước và quốc tế, khán đài rộng lớn với sức chứa khoảng 6.000 người, gồm các tiết mục đặc sắc của 3 miền như: Đờn ca Tài tử Nam Bộ, Quan họ Bắc Ninh, Cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc Cung đình Huế, múa Lục cúng Hoa đăng và Áo dài xứ Huế từ ngũ thân đến đương đại.

Pháo hoa rực rỡ kết thúc chương trình lễ kỷ niệm.

Ngày nay, Quần thể Di tích Cố đô Huế và Âm nhạc - Nhã nhạc Cung đình Việt Nam là tài sản vô giá của Quốc gia và Thế giới. Bảo tồn toàn vẹn Di sản văn hóa Cố đô Huế là bảo tồn tài sản văn hóa của dân tộc, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị và làm phong phú thêm kho tàng văn hóa nhân loại.

Vĩnh Kết

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.