Tọa đàm “Thúc đẩy xây dựng cộng đồng thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu tại một số quốc gia Đông Nam Á”
MTXD - Chiều ngày 28/10/2022, Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo Nguồn nhân lực ASEAN, Trường ĐHKHXH và NV, ĐHQG – HCM phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á TP.HCM, Liên hiệp các hội hữu nghị TP.HCM, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh xã hội Việt Nam (AFV) đồng tổ chức buổi tọa đàm quốc tế “Thúc đẩy xây dựng cộng đồng thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu tại một số quốc gia Đông Nam Á”
Tham dự tọa đàm về phía ngoại giao đoàn và tổ chức quốc tế có Ngài Agustaviano Sofjan - Tổng lãnh sự các nước Cộng hòa Indonesia tại TP.HCM cùng các viên chức ngoại giao Tổng lãnh sự quán; Lãnh sự Kith Sotherarith - Lãnh sự Vương quốc Campuchia tại TP.HCM; Thư ký Tổng lãnh sự Vương quốc Thái Lan tại TP.HCM; Bà Hoàng Phương Thảo - Trưởng đại diện tổ chức ActionAid quốc tế tại Việt Nam; ông Bùi Bá Bình – Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ chương trình dự án An sinh xã hội Việt Nam, PGS.TS. Trương Thị Hiền – Chủ tịch Hội Nữ trí thức TP.HCM, TS. Phạm Thanh Long – Phân viện trưởng, Phân viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, TS. Nguyễn Minh Nhựt – Trưởng ban Văn hóa xã hội, Hội đồng nhân dân TP.HCM, Hòa thượng TS. Thích Thiện Tâm – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, TS. Phan Thanh Định – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH và NV, ĐHQG – HCM, ông Hồ Xuân Lâm – Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM, Bà Nguyễn Thị Ngọc Nhi – Phó Chủ tịch UBND TP Trà Vinh, ông Đặng Bảo Quốc – Trưởng đại diện phía Nam, Hội Môi trường xây dựng Việt Nam, Giảng viên, sinh viên, doanh nghiệp đến từ các quốc gia Campuchia, Malaysia, Singapore,…các lãnh đạo các Sở, ban, ngành, các Hiệp hội cùng đại diện lãnh đạo các khoa, các Trung tâm trực thuộc ĐHQG, Trường ĐH KHXH & NV và Đại diện các Đơn vị đồng hành, phối hợp và tài trợ.
Khai mạc tọa đàm, Ông Bùi Bá Bình - Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ AFV cho biết tọa đàm là kết quả của hoạt động do Quỹ AFV phối hợp với 3 nhóm nghiên cứu tại 3 nước: Việt Nam, Campuchia, Indonesia triển khai từ tháng 8/2021-6/2022, do tổ chức Bánh mỳ Thế giới (BfdW) và ActionAid đồng tài trợ; cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực ASEAN, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG – HCM và Hội hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á TP.HCM, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM đã chuẩn bị chu đáo và tạo điều kiện để tọa đàm diễn ra thuận lợi.
Phát biểu chúc mừng Tọa đàm Ngài Agustaviano Sofjan – Tổng lãnh sự Indonesia tại TP.HCM phát biểu: “Biến đổi khí hậu là một thực tế, và tác động đã được cảm nhận rõ ràng như hôm nay. Thời tiết khắc nghiệt, thiên tai là hiển nhiên và xảy ra thường xuyên ở bất cứ nơi đâu. Mọi khu vực và quốc gia đều phải đối mặt với những rủi ro và tác động do biến đổi khí hậu gây ra. Giảm thiểu thảm họa và biến đổi khí hậu là một mục tiêu dài hạn, một nỗ lực quốc tế cần sự hợp tác từ tất cả các quốc gia. Đây là những vấn đề mà ASEAN, với tư cách là một khu vực, phải đối mặt do đó, chúng ta nên làm việc cùng nhau để giải quyết những vấn đề chung này. Cùng nhau hồi phục, hồi phục mạnh mẽ hơn”.
Cũng tại tọa đàm các diễn giả đã phân tích những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu dưới nhiều góc độ từ chính sách, các sáng kiến xây dựng cộng đồng thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu đến những thách thức và cơ hội phải đối mặt của các đô thị ở Đông Nam Á trong thích nghi với biến đổi khí hậu. ThS. Trần Thị Thu Thủy - Đại diện Actionaid và nhóm nghiên cứu giới thiệu kết quả nghiên cứu của Dự án: “Thực trạng chính sách và nguồn lực tài chính dành cho các sáng kiến xây dựng cộng đồng thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu”. PGS.TS Chế Đình Lý - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Môi trường Tài Nguyên, ĐHQG – HCM trình bày tham luận “Những thách thức và cơ hội của các đô thị ở Đông Nam Á trong thích nghi với biến đổi khí hậu”. Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh - Đội trưởng Đội xung kích xã Kế Thành, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng trình bày "Sáng kiến thanh niên xây dựng cộng đồng thích ứng với thiên tai và BĐKH".
Tiếp theo phần trình bày kết quả nghiên cứu của dự án và tham luận của các diễn giả là phần tọa đàm “Giải pháp tăng cường chính sách và nguồn lực tài chính nhằm thúc đẩy xây dựng cộng đồng thích ứng với thiên tai và BĐKH tại một số quốc gia Đông Nam Á” với phần chủ trì của Bà Chu Thị Hà – Giám đốc Chương trình của ActionAid quốc tế Việt Nam.
TS. Nguyễn Minh Nhựt - HĐND TP.HCM cho rằng “Chiến lược đối phó và giảm rủi ro thiên tai cần có sự tập trung vào việc nâng cao nhận thức về rủi ro của thiên tai. Một trong những hoạt động quan trọng nhất trong việc giảm thiểu rủi ro thiên tai là chính phủ cần đào tạo một lực lượng tinh nhuệ với khả năng chuyên môn trong việc đối phó với thiên tai. Trong công tác này, có thể nói đến Đề án 1002 của nhà nước về việc đào tạo các Tập huấn viên để nắm bắt rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố. Chính phủ cần xác định những khu vực dễ bị tổn thương qua thiên tai”.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh Đội trưởng Đội xung kích xã Kế Thành, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng cho rằng “Việc đóng góp tài chính cho các hoạt động của đội xung kích được ủng hộ bởi cộng đồng người dân của xã, góp phần xã hội hóa việc huy động vốn. Các hoạt động của đội xung kích được ủng hộ và hiêu quả nhờ công tác tuyên truyền, vận động đến từng hộ dân để chia sẻ, thảo luận, và kêu gọi đóng góp ý kiến. Những cá nhân trong cộng đồng nếu không thể đóng góp tài chính thì có thể ủng hộ bằng ngày công lao động hoặc đóng góp chuyên môn, đặc biệt là phụ nữ và thanh niên”.
Thạc sĩ Tray Bunthan - Đại diện nhóm nghiên cứu Cambodia cũng chia sẻ Campuchia đã có những chính sách nhằm huy động các nguồn vốn chính phủ và quốc tế trong việc đối phó với biến đổi khí hậu. Đối phó với biến đổi khí hậu là một cuộc chiến rất tốn kém và những khu vực dễ tổn thương thường sẽ không dễ huy động vốn. Campuchia vẫn còn các khu vực nông thôn và kém phát triển nhưng lại đối phó với nhiều rủi ro trong bối cảnh khí hậu biến đổi.
Bà Serene Chong - Ban chấp hành Hội doanh nghiệp Malaysia tại TP.HCM cho rằng: Các doanh nghiệp đóng vai trò lớn trong việc giảm thiểu tác động đến môi trường, đặc biệt trong các ngành liên quan tới việc vận chuyển xuyên quốc gia. Gần đây, các công ty cũng đã có nhận thức hơn về vấn đề này. Một ví dụ cụ thể là công ty vận tải hàng hải Maersk, một trong những công ty lớn nhất trong ngành, đã quyết tâm sẽ giảm thiểu lượng khí thải phát ra vào môi trường. Để mảng tư nhân có thể đóng góp tích cực cho công cuộc đối phó biến đổi khí hậu, chính phủ cần đưa ra những chính sách và chiến lược rõ ràng để có thể làm nền tảng dẫn dắt, thảo luận với các doanh nghiệp.
Ông Phan Hoàng Long - Nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu đô thị sáng tạo Lý Quang Diệu, Singapore chia sẻ: chiến lược của Singapore trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu là xem nó như một “vấn đề sinh tử” (life and death matters) nhằm huy động nhận thức của người dân và kêu gọi sự hợp tác của tất cả thành phần xã hội. Khi đã xác định biến đổi khí hậu là vấn đề nghiêm trọng, Singapore đã có các công cuộc tuyên truyền, giáo dục trong cộng đồng và ở các trường học nhằm nâng cao nhận thức người dân và khuyến khích việc chủ động tham gia công cuộc đối phó với biến đổi khí hậu. Singapore đồng thời đi trước khu vực trong việc áp dụng các biện pháp tài chính để giảm thiểu lượng khí thải, điển hình là thuế carbon và phát triển mô hình trao đổi tín dụng carbon.
TS. Phạm Thanh Long – Phân viện trưởng Phân viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu chia sẽ những kết quả từ sáng kiến và thực thi nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên môi trường, trong đó có gợi ý về việc huy động các nguồn tài chính để có thể triển khai kế hoạch hành động mang tầm khu vực.
Trong phát biểu bế mạc, PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân - Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á TP Hồ Chí Minh cho biết, năm 2022 là năm ASEAN kỷ niệm 55 hình thành và phát triển. Khẩu hiệu ASEAN 2022 do Campuchia đề xướng: “ASEAN hành động cùng ứng phó các thách thức” cũng sẽ là tinh thần cam kết quyết tâm hành động “Vì một Đông Nam Á xanh và phát triển bền vững”.
Tại Tọa đàm, Giải thưởng Sáng kiến Thanh niên vì Phát triển bền vững cũng đã được công bố. Đây là kết quả hợp tác giữa Trường Đại học KHXH và NV – Đại học Quốc gia thành phố HCM với ActionAid Quốc tế và Quỹ Hỗ trợ Chương trình Dự án An sinh Xã hội Việt Nam hướng tới xây dựng kỹ năng và cơ hội để thanh niên Việt Nam trở thành công dân toàn cầu. Hàng năm sẽ có hai đợt xét giả, mỗi đợt có tổng giá trị lên đến 250 triệu đồng. Giải thưởng dành tặng các cá nhân hoặc nhóm thanh niên có các đề tài/sáng kiến nghiên cứu và ứng dụng xuất sắc, giải quyết các vấn đề của cộng đồng về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và nâng cao vai trò và sự tham gia của thanh niên trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam, đặc biệt là đồng bằng Sông Cửu Long.
Sau đây là một số hình ảnh của chương trình Tọa đàm:
Ông Bùi Bá Bình – Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Hỗ trợ chương trình dự án An sinh xã hội Việt Nam thay mặt các đơn vị đồng tổ chức phát biểu khai mạc Tọa đàm.
Ngài Agustaviano Sofjan - Tổng lãnh sự nước Cộng hòa Indonesia tại TP.HCM có bài phát biểu chia sẻ và chúc mừng tọa đàm
ThS. Trần Thị Thu Thủy - Đại diện Actionaid và nhóm nghiên cứu giới thiệu dự án với Dự án: “Thực trạng chính sách và nguồn lực tài chính dành cho các sáng kiến xây dựng cộng đồng thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu”
PGS.TS Chế Đình Lý - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Môi trường Tài Nguyên, ĐHQG – HCM Tham luận “Những thách thức và cơ hội của các đô thị ở Đông Nam Á trong thích nghi với biến đổi khí hậu”
Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh - Đội trưởng Đội xung kích xã Kế Thành, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng Nghiên cứu: "Sáng kiến thanh niên xây dựng cộng đồng thích ứng với thiên tai và BĐKH"
Đại diện các đơn vị đồng hành tặng quà cho các Tổng lãnh sự ASEAN
Các diễn giả chụp hình lưu niệm
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.