Thường Tín - Hà Nội: Đất công đang “kêu cứu”, chính quyền liệu có “làm ngơ”?

​MTXD - Hàng loạt công trình san lấp ao công thuộc thôn Hạ Giáp, xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín được người dân tự ý san lấp nhiều năm nay, song UBND xã vẫn chưa có biện pháp khắc phục.

MTXD - Hàng loạt công trình san lấp ao công thuộc thôn Hạ Giáp, xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín được người dân tự ý san lấp nhiều năm nay, song UBND xã vẫn chưa có biện pháp khắc phục.

Phản ánh tới Tạp chí MTXD, bà Phạm Thị T. sinh sống tại thôn Hạ Giáp, xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín cho biết, gia đình ông Trương Văn Đ. và bà Lê Thị G. có đổ đất, dựng hàng rào, một phần là tường bằng kim loại, một phần là tường gạch. Được biết, đây là phần ao công thuộc quản lý của UBND xã Thắng Lợi. Tuy nhiên, gia đình ông vẫn ngang nhiên chiếm dụng.

Theo quan sát thực tế cho thấy, hiện trạng ao cửa nhà văn hóa thôn Hạ Giáp đang bị một số hộ dân đổ đất san lấp thậm chí còn xây tường kiên cố, lợp tôn trên đất ao công.

Chia sẻ với Phóng viên, bà Lê Thị N (người dân thôn Hạ Giáp) cho biết, khu giãn dân cạnh ao nhà văn hóa thôn Hạ Giáp, người dân mua lại với diện tích 80m2 đến năm 2004 thì được cấp sổ đỏ. Trong quá trình sinh sống, một số hộ dân khu vực này đã tự ý lấp dần đất ra khu vực ao nhà văn hóa thôn Hạ Giáp phía sau nhà để sử dụng vào mục đích khác nhau. Tuy nhiên, do mâu thuẫn tranh chấp khu vực này nên mới xảy ra kiện tụng giữa nhà bà G. và bà T.

Được biết, ngày 17/5/2023 UBND xã Thắng Lợi đã lập biên bản về nội dung đơn phản ánh của công dân thôn Hạ Giáp phản ánh về hành vi lấn chiếm đất đai của ông Trương Văn Đ. và bà Lê Thị G. vi phạm nghiêm trọng về trật tự đất đai.

Trong biên bản, đại diện gia đình bà G. cũng trình bày rõ: “Khu đất này là ao gia đình tôi đã đổ từ lâu, vào khoảng năm 2014. Chúng tôi vi phạm đổ đất thôn cũng đã biết. Tôi biết việc gia đình tôi tự đổ đất vào đất tập thể là sai, nếu sau này nhà nước thu hồi, gia đình tôi xin chấp hành”.

Thực tế cho thấy, theo quan sát của Phóng viên không chỉ riêng gia đình bà G, Bà T xung quanh khu vực ao hầu hết đều bị chiếm dụng. Phóng viên đã liên hệ làm việc với ông Đoàn Hồng Kiêm, Phó Chủ tịch UBND xã Thắng Lợi để minh bạch thông tin. Ông Kiêm cho biết, hiện trạng khu vực ao trước cửa nhà văn hóa thôn Hạ Giáp có tình trạng người dân san lấp đất bằng xe rùa để lấn chiếm phục vụ vào việc chăn nuôi.

“Để giải quyết đơn thư phản ánh của người dân, chúng tôi đã tiến hành họp vào ngày 17/5/2023 có sự tham gia của hai hộ dân và cán bộ thôn, đưa ra thống nhất các hộ dân đang lấn chiếm đất thuộc khu vực này phải tự khắc phục, hoàn trả lại hiện trạng ao trước ngày 20/5”, Phó Chủ tịch UBND xã Thắng Lợi thông tin.

Song đến thời điểm khảo sát của phóng viên ngày 25/5 lòng ao vẫn đang bị xẻ thịt trầm trọng. Trước câu hỏi của phóng viên về trách nhiệm của UBND xã trong vấn đề quản lý đất công, lãnh đạo UBND thừa nhận việc buông lỏng trong vấn đề kiểm tra và xử lý khắc phục. “Chúng tôi kiên quyết xử lý trường hợp vi phạm để hoàn trả mặt bằng ao công, sắp tới UBND xã sẽ đề xuất làm tờ trình gửi lãnh đạo UBND huyện Thường Tín để cho đấu giá”, ông Kiêm cho biết.

Phóng viên tiếp tục yêu cầu tiếp cận hồ sơ hiện trạng khu vực ao trước nhà văn hóa thôn Hạ Giáp và các biên bản xử lý vi phạm của các hộ dân sinh sống nơi đây nhưng lãnh đạo xã chưa cung cấp được. Ông Kiêm thông tin rằng: “Cán bộ địa chính đang bận họp, khi khác chúng tôi sẽ cung cấp”.

Tại Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, ông Đinh Tiến Dũng cũng quán triệt nguyên tắc không lấp hồ, ao hiện có để thực hiện các dự án đầu tư khu đô thị, khu nhà ở, khu cụm công nghiệp. Dù vậy, nhiều ao, hồ vẫn bị “xẻ thịt” phục vụ mục đích riêng.

Trước đó ngày 20/3, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 1614/QĐ-UBND phê duyệt danh mục 3.164 hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn Thành phố. Quyết định nêu rõ, UBND Thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường công bố danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp đến các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, thống kê, đề xuất điều chỉnh, bổ sung danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn Thành phố theo quy định.

Trong quá trình thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng, Sở Quy hoạch-Kiến trúc chủ trì, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận, huyện, thị xã phối hợp xem xét đánh giá sự phù hợp của giải pháp thiết kế đồ án với Danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp được duyệt và các giải pháp hoàn trả (nếu có); tổng hợp báo cáo UBND Thành phố xem xét đồng thời trong quá trình phê duyệt đồ án.

UBND các quận, huyện, thị xã, Thành phố thông báo, phổ biến nội dung Quyết định này đến UBND các xã, phường, thị trấn, tổ dân phố và các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý thuộc danh mục hồ, ao đầm không được san lấp trên địa bàn để biết và triển khai thực hiện.

Các đơn vị kiểm tra, rà soát, đối chiếu danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp với quy hoạch xây dựng được cấp thẩm quyền phê duyệt để tổng hợp đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, đảm bảo thống nhất; kiểm tra, phát hiện, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi vi phạm, sử dụng không đúng mục đích. Các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý hồ, ao, đầm cần xây dựng kế hoạch quản lý, thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ và bảo vệ hồ, ao, đầm không được san lấp; trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm kịp thời phối hợp với cơ quan có thẩm quyền địa phương để xử lý theo quy định của pháp luật.

Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, chia sẻ với Tạp chí, Luật Gia Nguyễn Việt Hưng cho biết, trong từng trường hợp, UBND cấp xã có trách nhiệm rà soát, theo dõi hiện trạng sử dụng đất để phát hiện kịp thời và ngăn chặn các trường hợp lấn chiếm, chiếm đoạt đất công.

Ngoài ra, UBND cấp xã cũng có trách nhiệm ban hành quyết định xử phạt vi phạm, lập biên bản và tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt để đảm bảo tuân thủ pháp luật và bảo vệ quyền lợi của Nhà nước và cộng đồng.

Tuy nhiên, trong trường hợp người dân không tuân thủ yêu cầu của UBND xã, UBND xã có quyền tiến hành các biện pháp hành chính hoặc cưỡng chế để giải quyết vấn đề.

Hơn nữa, Điểm d Khoản 1 Điều 38 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định Chủ tịch UBND cấp xã có quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Trong trường hợp này, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm quản lý và giám sát các hoạt động xây dựng trong địa bàn xã để đảm bảo tuân thủ pháp luật và các quy định về quản lý xây dựng.

Việc san lấp ao công tại xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín diễn ra trong một thời gian dài, nhưng chính quyền địa phương chưa có giải pháp cho vấn đề này. Câu hỏi được dư luận đặt ra vì sao người dân thôn Hạ Giáp có thể san lấp ao mà chính quyền địa phương vẫn làm ngơ?

Tạp chí điện tử Môi trường Xây dựng điện tử kính chuyển nội dung này đến UBND huyện Thường Tín, cùng các cơ quan chức năng có thẩm quyền sớm vào cuộc thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm (Nếu có), tránh tạo tiền lệ xấu, đồng thời, thể hiện tính nghiêm minh pháp luật.

PV

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.