Tiếp nối hào khí khởi nghĩa Yên Thế trên quê hương Bắc Giang

​MTXD - Ngược dòng lịch sử, cách đây 140 năm, một cuộc khởi nghĩa mang tên Yên Thế nổ ra ghi dấu ấn của người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám, đã viết nên trang sử vàng chói lọi cho vùng đất Bắc Giang "địa linh nhân kiệt". Tiếp nối những trang sử hào hùng đó, thời bình, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Bắc Giang vẫn luôn kiên cường vượt khó, đoàn kết xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, tận dụng thời cơ, bứt phá đi lên, tô điểm cho diện mạo quê hương ngày một đổi mới.

MTXD - Ngược dòng lịch sử, cách đây 140 năm, một cuộc khởi nghĩa mang tên Yên Thế nổ ra ghi dấu ấn của người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám, đã viết nên trang sử vàng chói lọi cho vùng đất Bắc Giang "địa linh nhân kiệt". Tiếp nối những trang sử hào hùng đó, thời bình, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Bắc Giang vẫn luôn kiên cường vượt khó, đoàn kết xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, tận dụng thời cơ, bứt phá đi lên, tô điểm cho diện mạo quê hương ngày một đổi mới.

: Lịch sử hào hùng của khởi nghĩa Yên Thế mãi ghi dấu và được tôn vinh qua lễ hội Yên Thế.

Còn vang mãi những trang sử vàng

Trong không khí náo nhiệt của lễ hội Yên Thế, lại có những nốt trầm sâu lắng khi những người con Bắc Giang bồi hồi nhớ về khởi nghĩa Yên Thế, một thời chiến đấu hào hùng, sục sôi của cha ông ta để giành giữ và bảo vệ đất nước.

Khởi nghĩa Yên Thế nổ ra năm 1884, trong bối cảnh thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược nước ta. Với trận mở màn giành thắng lợi tại Đức Lân (huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên), Đề Nắm (tức Lương Văn Nắm) đã cùng các nghĩa sĩ của ông trở về đình Thế Lộc (nay là đình Hả, xã Tân Trung, huyện Tân Yên) tổ chức lễ tế cờ ngày 16/3/1884, chính thức phát động cuộc khởi nghĩa vũ trang chống lại thực dân Pháp xâm lược.

Trong 8 năm lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế (từ năm 1884 đến năm 1892), Đề Nắm đã lập nên một cụm cứ điểm gồm 7 hệ thống công sự trong rừng núi dọc theo bờ sông Sỏi, tổ chức lối đánh du kích tài tình, mưu trí, dũng cảm, đã đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của thực dân Pháp. Tháng 3/1892, thủ lĩnh Lương Văn Nắm bị sát hại, Hoàng Hoa Thám (còn gọi là Đề Thám) - một vị tướng tài của nghĩa quân đã đứng lên tiếp tục giương cao ngọn cờ khởi nghĩa, trở thành thủ lĩnh tối cao với biệt danh "Hùm xám Yên Thế". Hoàng Hoa Thám đã củng cố, tập hợp lực lượng tổ chức lễ tế cờ xuất trận tại đình Đông (phường Bích Động, thị xã Việt Yên ngày nay) vào ngày 19/12/1892. Kể từ đây, Hoàng Hoa Thám chính thức trở thành thủ lĩnh và là linh hồn của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Với tài năng quân sự lỗi lạc, ông đã dựa vào núi rừng để tổ chức nhiều trận đánh gan dạ và táo bạo, làm cho giặc Pháp phải bao phen bạt vía, kinh hồn. Chỉ trong một thời gian ngắn, Đề Thám đã tỏ rõ tài năng của một thủ lĩnh và chiếm được uy tín ngày càng cao trong hàng ngũ nghĩa quân. Ông đã cùng nghĩa quân liên tiếp tổ chức những trận đánh và thắng lớn ở Luộc Hạ, Hố Chuối, Đồn Hom, Đồn Phồn Xương, Đồn Khám Nghè, Cao Thượng... làm cho giặc Pháp phải thất điên bát đảo, bởi vậy trong dân gian lưu truyền câu ca:

Hoàng Hoa Thám đã buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ 2 lần ký giảng hòa (lần thứ nhất vào năm 1894; lần thứ 2 vào năm 1897). Trong thời gian này, Nhân dân cả nước đều hướng về phong trào khởi nghĩa Yên Thế, các nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm đã tìm về Yên Thế gặp Hoàng Hoa Thám bàn kế đánh giặc giúp cho phong trào tiếp tục phát triển.

Trong giai đoạn hòa hoãn, Phồn Xương trở thành “Tiểu vương quốc” thanh bình trước mắt kẻ thù. Trước thanh thế ngày càng lớn mạnh, Hoàng Hoa Thám đã cho lực lượng nghĩa quân đi các tỉnh gây dựng phong trào. Điển hình, vào ngày 27/6/1908, nghĩa quân Yên Thế đã phối hợp tổ chức vụ "Hà Thành đầu độc" gây tiếng vang lớn trong toàn quốc. Trong 4 năm sau đó, nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa di chuyển, đánh trả quyết liệt gây cho thực dân Pháp và tay sai thiệt hại nặng nề cho tới khi người anh hùng Hoàng Hoa Thám bị thực dân Pháp sát hại vào năm 1913, cuộc khởi nghĩa Yên Thế mới dần đi vào thoái trào.

Khởi nghĩa Yên Thế được các nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá "là cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân lớn nhất, bền bỉ nhất, oanh liệt nhất trong lịch sử dân tộc chống thực dân Pháp trước khi có Đảng". Cuộc khởi nghĩa là một minh chứng đầy thuyết phục về sức mạnh tiềm tàng của người nông dân, đóng góp nhiều kinh nghiệm quý vào kho tàng lịch sử quân sự Việt Nam, đặc biệt là nghệ thuật chiến tranh du kích, chiến tranh Nhân dân, lập làng chiến đấu, vừa đánh vừa đàm... được vận dụng sáng tạo trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ sau này.

Bản lĩnh, tinh thần và lòng yêu nước của thủ lĩnh Lương Văn Nắm, Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế đã khắc sâu trong lịch sử và tâm trí của nhiều thế hệ người dân Bắc Giang nói riêng và Việt Nam nói chung, trở thành bản hùng ca bất diệt của tinh thần yêu nước, ý chí quật cường chống giặc ngoại xâm của Nhân dân ta.

Cho đến hôm nay, nhiều người vẫn nhớ tới câu nói bất hủ của vị thủ lĩnh áo vải Hoàng Hoa Thám "Chúng tôi gắn bó với phong tục của đất nước chúng tôi. Chúng tôi không bao giờ từ bỏ phong tục ấy dù có phải hy sinh cả tính mạng”. Câu nói thể hiện tư tưởng của một nhà văn hóa lớn với quan niệm chống ngoại xâm để giữ gìn phong tục của đất nước, đánh đuổi giặc Pháp không chỉ để bảo vệ biên cương, lãnh thổ mà còn để bảo vệ nền văn hóa dân tộc. Và đó cùng với tinh thần của cuộc khởi nghĩa Yên Thế đã tiếp thêm động lực, là hành trang để ngày hôm nay quân và dân tỉnh Bắc Giang vững bước trên chặng đường phát triển.

Đi lên cùng đất nước

Phó thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu đầy tự hào tại lễ khai mạc lễ hội kỷ niệm 140 năm khởi nghĩa Yên Thế.

Tiếp nối truyền thống anh hùng cách mạng của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, khắc ghi những hy sinh xương máu mà lớp lớp thế hệ cha anh đã để lại trên mảnh đất này, hơn một thế kỷ qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Bắc Giang đã không ngừng khắc phục khó khăn, phát huy những tiềm năng, lợi thế, tận dụng tốt thời cơ đẩy mạnh phát triển KT-XH, vươn lên trở thành điểm sáng của cả nước trên nhiều lĩnh vực.

Từ một tỉnh thuần nông, xuất phát điểm thấp, điều kiện KT-XH hết sức khó khăn thời điểm tái lập tỉnh năm 1997, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Bắc Giang luôn đoàn kết, cần cù, sáng tạo, kiên cường, dũng cảm, không ngừng nỗ lực, phấn đấu, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, vươn lên mạnh mẽ, trở thành điểm sáng về phát triển KT-XH của cả nước.

Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư, xuất khẩu của tỉnh luôn duy trì trong nhóm địa phương dẫn đầu của cả nước. Năm 2023, tốc độ tăng trưởng của tỉnh Bắc Giang đạt 13,45%, đứng đầu cả nước. Quy mô nền kinh tế vươn lên vị trí thứ 12 cả nước, đạt 181,9 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 7,6 tỷ USD, tăng 1 bậc so với năm 2022; tiếp tục đứng đầu vùng Trung du, miền núi phía Bắc. Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh, trở thành động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh. Bắc Giang đang dần trở thành trung tâm công nghiệp lớn của cả nước.

Nông nghiệp phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa; đã hình thành vùng cây ăn quả tập trung giá trị kinh tế cao, có thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế. Môi trường đầu tư, kinh doanh không ngừng được cải thiện, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tăng 29 bậc, đứng thứ 2/63 tỉnh, thành phố của cả nước; chỉ số chỉ đạo, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp đứng đầu cả nước; chỉ số cải cách hành chính tăng 3 bậc, đứng thứ 4 cả nước.

Song song với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm chăm lo, nhiều di sản văn hóa, trong đó có Cụm di tích Quốc gia đặc biệt Khởi nghĩa Yên Thế mà chúng ta đang có mặt ở đây được bảo tồn và phát huy, gắn với phát triển du lịch. Chất lượng giáo dục, đào tạo ngày càng được nâng lên; chăm lo tốt cho người có công, gia đình chính sách, bảo đảm an sinh xã hội; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, cuối năm 2023 chỉ còn 2,63%; đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân không ngừng được cải thiện, trong đó có vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương thể hiện quyết tâm tiếp tục xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phát triển phồn vinh, tiếp bước cha anh.

Những truyền thống vẻ vang, những trang sử hào hùng của khởi nghĩa Yên Thế nói riêng và của toàn bộ lịch sử, công lao của ông cha ta nói chung đã tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang tiếp tục đoàn kết, nhất trí, đồng lòng, chung sức, đẩy mạnh đổi mới, hội nhập và phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, vững bước đi lên, đạt nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, phấn đấu đến năm 2030, Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, giàu mạnh, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Thanh Hà – Trần Hương

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.