Tìm nguồn lực cho tăng trưởng xanh

​MTXD - Chính phủ Việt Nam đang bắt đầu sửa đổi các kế hoạch và khung pháp lý tương ứng, nhằm đạt các mục tiêu về hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đã đề ra. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngân sách nhà nước cho tăng trưởng xanh rất hạn chế, thì nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân mang tính quyết định, đảm bảo thực hiện thành công chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

MTXD - Chính phủ Việt Nam đang bắt đầu sửa đổi các kế hoạch và khung pháp lý tương ứng, nhằm đạt các mục tiêu về hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đã đề ra. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngân sách nhà nước cho tăng trưởng xanh rất hạn chế, thì nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân mang tính quyết định, đảm bảo thực hiện thành công chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

Dự án điện gió và điện mặt trời tại xã Lợi Hải và Bắc Phong (Thuận Bắc) được triển khai nhanh nhờ sự hỗ trợ lớn của tỉnh Ninh Thuận. Ảnh minh họa: Minh Hưng/TTXVN

Hoàn thiện dần chính sách

Tại Hội nghị COP26 năm 2021, Việt Nam đã đưa ra nhiều cam kết mạnh mẽ về vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải carbon, cam kết cân bằng phát thải, đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Chính phủ đang bắt đầu sửa đổi các kế hoạch và khung pháp lý tương ứng, nhằm đạt các mục tiêu về hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đã đề ra.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang tăng trưởng xanh đòi hỏi nguồn lực rất lớn để thực hiện các dự án đầu tư xanh, đổi mới công nghệ, quy hoạch, phát triển hạ tầng cơ sở…, trong khi nguồn lực của nhà nước, đặc biệt là ngân sách cho tăng trưởng xanh lại rất hạn chế.

Theo Báo cáo quốc gia về khí hậu và phát triển (Ngân hàng Thế giới, 2022), để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 như đã cam kết, Việt Nam cần thêm khoản đầu tư tương đương 6,8% GDP mỗi năm, tương ứng tổng cộng 368 tỷ USD đến năm 2040.

Trong đó, nguồn huy động từ khu vực tư nhân khoảng 184 tỷ USD (chiếm 50% tổng nhu cầu). Tuy nhiên, với 80% tiết kiệm tư nhân được chuyển vào khu vực ngân hàng, khả năng đầu tư của khu vực tư nhân sẽ phụ thuộc phần lớn vào hành vi và mức độ sẵn sàng của ngân hàng trong vấn đề cấp vốn cho các dự án liên quan đến tăng trưởng xanh.

Theo TS. Đặng Đức Anh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), vai trò của khu vực tư nhân ngày càng được đánh giá cao trong việc xanh hóa nền kinh tế Việt Nam, góp phần đảm bảo thực hiện thành công chiến lược tăng trưởng xanh.

Vì vậy, trong thời gian qua, khung chính sách về thu hút đầu tư tư nhân cho tăng trưởng xanh ở Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện. Có thể kể đến các chính sách hỗ trợ đầu tư đối với khu vực tư nhân đầu tư cho tăng trưởng xanh như: hỗ trợ tài chính, hỗ trợ hạ tầng, kỹ thuật; chính sách thuế, phí về ưu đãi đầu tư thúc đẩy thu hút đầu tư tư nhân cho tăng trưởng xanh…

Mặc dù vậy, ông Lưu Đức Khải, Phó trưởng Ban phụ trách, Ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội của CIEM nhận định, các chính sách hiện hành chưa đồng bộ, thiếu ổn định. Một số chỉ tiêu định hướng trong chiến lược, quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng chưa phù hợp với khả năng huy động các nguồn lực, trùng lặp và hiệu quả chưa cao.

Chính sách ưu đãi về thuế chưa đủ mạnh để khuyến khích sản xuất, tiêu dùng xanh. Bên cạnh đó, chính sách thuế nhằm hạn chế sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm gây nguy hại đối với môi trường chưa phù hợp với thực tiễn, số thu từ các sắc thuế này chưa tương xứng với những tổn hại do hoạt động sản xuất, tiêu dùng gây ra…

Cùng với đó, một số văn bản có liên quan đến phát triển dịch vụ môi trường còn chậm được ban hành. Các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng của một số dịch vụ môi trường còn thiếu, nhất là các quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật và đơn giá cho các loại hình hoạt động dịch vụ môi trường. Hơn nữa, một số chính sách không ổn định, dễ thay đổi, hiệu lực chính sách ngắn ảnh hưởng tới tâm lý của nhà đầu tư.

Cần giải pháp đồng bộ

Để tăng cường thu hút đầu tư tư nhân cho tăng trưởng xanh, theo báo cáo nghiên cứu của CIEM gợi ý, Chính phủ cần có các giải pháp đồng bộ, tập trung vào hoàn thiện khung khổ pháp lý, thể chế thu hút các dự án tăng trưởng xanh và bền vững. Việc hoàn thiện chính sách hướng tới khuyến khích sử dụng tài nguyên hiệu quả, ít phát thải và thân thiện với môi trường, nâng cao khả năng tiếp cận đến các nguồn tài chính xanh, tín dụng xanh, trái phiếu xanh, áp dụng công cụ thuế ưu đãi và công nghệ mới đối với hoạt động phát thải nhiều carbon.

Ngoài ra, để tăng cường thu hút vốn đầu tư của khu vực tư nhân, nhà nước cần đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt khu vực tư nhân trong và ngoài nước tham gia các dự án xanh.

Ông Lưu Đức Khải đề xuất, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng lộ trình chuyển đổi xanh rõ ràng, đồng thời ban hành tiêu chí, cách phân loại và áp dụng tiêu chuẩn xanh trong các ngành, lĩnh vực. Các bộ, ngành, địa phương công khai thông tin về tác động môi trường của doanh nghiệp, đẩy nhanh quy trình cấp phép, chủ trương đầu tư đối với các dự án xanh.

Bà Trần Minh Huế, chuyên viên chính, Vụ Khoa học Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh vẫn cần là ưu tiên hàng đầu với mục đích cuối cùng là xóa bỏ những bất hợp lý về thể chế, từ quy định pháp luật đến bộ máy thực thi, nhằm giảm chi phí tuân thủ pháp luật ở Việt Nam.

Bà Trần Minh Huế đề nghị Việt Nam nên đẩy mạnh huy động đầu tư nước ngoài nhằm đẩy nhanh chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản trị tiên tiến nhưng vẫn phải đảm bảo công bằng và bình đẳng với doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Ông Lê Quang Thuận, Trưởng ban, Ban Chính sách Tài chính Doanh nghiệp, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho rằng, Nhà nước chỉ tham gia hoặc hỗ trợ các dự án không có tính khả thi về mặt tài chính nếu không có sự tham gia hoặc hỗ trợ của nhà nước trong các dự án PPP. Đối với các dự án có thể vận hành theo cơ chế thị trường, nhà nước không tham gia trực tiếp mà chỉ hỗ trợ về mặt kỹ thuật, để dành nguồn lực cho các dự án không đảm bảo khả thi nhưng có hiệu quả kinh tế - xã hội lớn, đặc biệt là dự án có mức giảm thải khí nhà kính lớn.

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng đề xuất việc đẩy mạnh và thu hút nguồn lực nhằm cung cấp tài chính cho tăng trưởng xanh thông qua phát triển thị trường trái phiếu xanh kết hợp với đòn bẩy tài chính; điều chỉnh các chính sách thuế và khuyến khích các chính sách ưu đãi thuế hỗ trợ các nhà đầu tư xanh, áp dụng thuế carbon…

“Ưu đãi đầu tư là quan trọng, nhưng đặc biệt cần thiết là tạo dựng được thị trường và môi trường đầu tư ổn định, minh bạch và công bằng đối với mọi thành phần kinh tế”, nhóm nghiên cứu CIEM đề xuất.

Theo Thúy Hiền (TTXVN)-Tintuc.vn

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.