Tỉnh Đồng Nai: Huyện Long Thành cơ sở sản xuất tái chế hạt nhựa tiềm ẩn nguy cơ về phòng cháy chữa cháy và ô nhiễm môi trường?

​MTXD - Dù không đủ các điều kiện về môi trường, không phù hợp về vị trí hoạt động, tiềm ẩn nguy cơ về phòng cháy chữa cháy (PCCC), nhưng cơ sở tái chế phế liệu rác thải (hiện trạng là đang sản xuất tái chế hạt nhựa) của hộ kinh doanh: Vũ Đức Kiên, ấp 3, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai vẫn đang hoạt động.

MTXD -  Dù không đủ các điều kiện về môi trường, không phù hợp về vị trí hoạt động, tiềm ẩn nguy cơ về phòng cháy chữa cháy (PCCC), nhưng cơ sở tái chế phế liệu rác thải (hiện trạng là đang sản xuất tái chế hạt nhựa) của hộ kinh doanh: Vũ Đức Kiên, ấp 3, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai vẫn đang hoạt động.

Theo ghi nhận của PV cơ sở sản xuất của ông Vũ Đức Kiên có 02 nhà xưởng, 1 nhà xưởng phục vụ cho việc rửa bao tải bẩn, tái chế nấu hạt nhựa. 1 nhà xưởng để làm kho chứa hạt nhựa đã thành phẩm, tiềm ẩn nguy cơ lớn về ô nhiễm môi trường, PCCC. Rất nhiều các bao tải cũ, bẩn được tập kết tại đây, những bể chứa nước tại đây có nhiều váng bẩn, mùi hôi từ việc sản xuất hạt nhựa vô cùng khó chịu.

Khu vực bể chứa nước có nhiều váng bẩn nguy cơ gây ô nhiễm cao.

Theo văn bản Báo cáo số 728/BC-TNMT của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Long Thành ngày 31/8/2020 được biết. Hộ kinh doanh ông Vũ Đức Kiên hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 47H8008089 do UBND huyện Long Thành cấp ngày 02/07/2008, ngành nghề hoạt động tái chế bao bì và gia công dệt bao bì với công suất khoảng 1 tấn/ngày. Vị trí hoạt động tại tờ bản đồ số 20, thửa đất số 5, tại ấp 3, xã Phước Thái, diện tích 7.130,9 m2, diện tích đất ở 150m2.

Trao đổi với PV ông Huỳnh Thiện Nhơn – Phó chủ tịch UBND xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai cho biết: Trước đây có 4 cơ sở hoạt động tái chế, nhưng gây ô nhiễm môi trường, huyện đã dẹp hết 3 cơ sở, hiện nay chỉ còn cơ sở chỗ ông Kiên. Mấy năm nay ông Kiên đang xin chủ trương của huyện để hoạt động trong phương án di dời. Việc này không thuộc thẩm quyền của xã, phòng tài nguyên huyện đang nắm bộ hồ sơ này. Sau này để hoạt động trong quá trình xin giấy phép thì chỉ xin hoạt động 2 ngày/tuần là trước khi bị cháy, bữa nay vào kiểm tra thì thấy hạn chế lắm. Mới đây đi kiểm tra thì không còn hoạt động nữa, nếu có hoạt động UBND xã sẽ phối hợp với huyện để kiểm tra và xử phạt.

 Công nhân không được trang bị bảo hộ lao động, khói nhựa khi sản xuất với mùi khó chịu

Cũng theo ông Nguyễn đức Mẫu, cán bộ UBND xã Phước Thái cho biết: Từ năm 2015 cơ sở này hoạt động rất mạnh, gây ô nhiễm, không phù hợp nên phòng tài nguyên yêu cầu di dời cho thời gian 1-2 năm cơ sở cũng đã chấp nhận di dời. Xã đã vào kiểm tra và cơ sở xin hoạt động 2 ngày/tuần. Việc xin hoạt động 2 ngày/tuần là cũng không đúng nhưng do chủ cơ sở này là người dân ở đây, ngoài ra tại cơ sở còn lại một số nguyên vật liệu nên chưa di dời đi được.

Số lượng lớn bao tải bẩn được tập kết tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, PCCC 

Vi phạm quy định về giấy phép môi trường

  1. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà đối tượng tương đương thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại các Điều 15, 2930, 3135 và 38 của Nghị định này bị xử phạt như sau:
  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo cơ quan cấp giấy phép để được xem xét, giải quyết trong trường hợp có thay đổi so với nội dung giấy phép đã được cấp theo quy định; nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường không đúng thời hạn quy định;
  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không công khai giấy phép môi trường theo quy định;
  1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ một trong các nội dung giấy phép môi trường, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về quan trắc môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e và g khoản này;
  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không rà soát công trình, thiết bị xử lý chất thải để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm hoặc không cải tạo, nâng cấp công trình xử lý chất thải theo quy định trong trường hợp báo cáo số liệu không đúng thực tế ô nhiễm hoặc trong trường hợp có vi phạm về hành vi xả nước thải, bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;

đ) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp không chính xác, không trung thực thông tin về kết quả hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm theo quy định; không thực hiện việc cấp đổi, cấp điều chỉnh giấy phép môi trường theo quy định; không thực hiện nội dung của giấy phép môi trường theo quy định, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về quan trắc môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và trường hợp quy định tại điểm a, b, c, e và g khoản này;

  1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép môi trường được cấp lại theo quy định;
  1. Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không vận hành hoặc không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý chất thải; xây lắp công trình xử lý chất thải không đúng theo giấy phép môi trường;
  1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định.

Trao đổi với PV ông Vũ Đức Kiên chủ cơ sở sản xuất tái chế hạt nhựa cho biết: Gia đình có giấy phép kinh doanh từ năm 2008, UBND huyện cũng đã yêu cầu di dời, gia đình cũng xin được hoạt động 2 ngày/tuần, về giấy phép PCCC thì chưa có, chỉ lắp đặt máy bơm nước.

Về nội dung trên PV cũng đã liên hệ UBND huyện Long Thành, Tạp chí điện tử Môi trường Xây dựng, kính đề nghị UBND huyện Long Thành, UBND xã Phước Thái tiếp tục theo dõi, kiểm tra, xử lý nếu phát hiện sai phạm, để tránh những hệ luỵ về ô nhiễm môi trường, PCCC trong thời gian tới.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin khi có những thông tin tiếp theo.

Phạm Sơn – Trung Kiên

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.