TP. Hồ Chí Minh sắp xây 3 trạm xử lý nước thải công suất lớn
MTXD - TP. Hồ Chí Minh đang được lên kế hoạch mời đầu tư 3 trạm xử lý nước thải công suất lớn là nhà máy Bắc Sài Gòn, trạm Bắc Sài Gòn 2 và trạm rạch Suối Nhum.
Ảnh: Internet
Trong đó, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM được giao phối hợp với các đơn vị liên quan mời gọi đầu tư xây dựng các trạm, nhà máy xử lý nước thải nhằm thu gom và xử lý toàn bộ nước thải đô thị khu vực TP Thủ Đức như: Nhà máy xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 1 công suất 170.000 m3/ngày, trạm xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 2 công suất 130.000 m3/ngày, trạm xử lý nước thải rạch Suối Nhum công suất 65.000 m3/ngày.
Mặt khác, UBND TP.HCM giao Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM làm đầu mối phối hợp với Sở TNMT tỉnh Bình Dương triển khai thực hiện, duy trì đường dây nóng và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện theo kế hoạch đề ra.
TP.HCM cũng đề nghị các đơn vị liên quan tiếp tục rà soát nguồn thải ra lưu vực kênh Ba Bò và tuyến thoát nước suối Nhum - suối Xuân Trường - suối Cái; tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy định đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, khu công nghiệp xả thải; lắp đặt quan trắc nước thải tự động, và truyền dữ liệu quan trắc liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường TP nhằm kiểm soát chất lượng nước thải.
Cơ quan chức năng và sở, ngành tiếp tục quan trắc, đánh giá chất lượng nước và các tuyến thoát nước vào kênh Ba Bò, chất lượng nước tuyến thoát nước suối Nhum - suối Xuân Trường - suối Cái; đồng thời cung cấp, chia sẻ thông tin, kết quả quan trắc môi trường lưu vực, kết quả quan trắc tự động chất lượng nước thải sau xử lý của Khu chế xuất Linh Trung 1, kết quả thanh kiểm tra và kế hoạch xử lý dứt điểm đối với các trường hợp vi phạm về xả thải cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương định kỳ mỗi 6 tháng (hoặc đột xuất khi cần thiết).
Theo số liệu từ Phòng Hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng TP.HCM), TP.HCM hiện có 3 nhà máy xử lý nước thải đô thị gồm: Bình Hưng (công suất 141.000 m3/ngày), Bình Hưng Hòa (30.000 m3/ngày) và Tham Lương - Bến Cát (15.000 m3/ngày). Ngoài ra, thành phố cũng còn có một số trạm xử lý nước thải phân tán của khu dân cư.
Với các nhà máy này, tổng lượng nước thải qua xử lý hiện nay chỉ chiếm 12,6%. Trong khi đó, lượng nước thải đô thị phát sinh của TP.HCM là khoảng 1,54 triệu m3/ngày.
Trong những năm gần đây, lượng nước thải đổ ra môi trường liên tục tăng. Từ năm 2018 đến năm 2021, mỗi năm ước tính tỷ lệ nước thải bình quân tăng khoảng 6,7%.
3 nhà máy, trạm xử lý nước thải trên được xây dựng xong, dự kiến có khoảng 80% tổng lượng nước thải của thành phố (gần 2,6 triệu m3/ngày) sẽ được thu gom và xử lý đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường.
Minh Anh
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.