TP. Hồ Chí Minh: Triển khai thực hiện chương trình phát triển công viên và cây xanh công cộng
MTXD - UBND TP.HCM vừa ban hành văn bản liên quan đến công tác triển khai thực hiện chương trình phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn (giai đoạn 2020 - 2025) trong năm 2023.
Theo đó, UBND TP phân công Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan thường, xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chương trình phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn.
Sở Quy hoạch - Kiến trúc được giao nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chuẩn, cơ cấu sử dụng đất đối với các loại hình công viên công cộng trên địa bàn TP, làm cơ sở cho việc xem xét, đề xuất xây dựng mới và chỉnh trang các công viên hiện hữu.
UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức được được phân công đôn đốc, yêu cầu chủ đầu tư của các dự án phát triển khu dân cư trên địa bàn. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công, xây dựng hoàn thành hệ thống công viên, cây xanh theo quy hoạch được duyệt và bàn giao cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
Bên cạnh đó, UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức phải tiếp tục rà soát việc sử dụng, cho thuê đối với các khu đất có nguồn gốc là đất công được quy hoạch là đất công viên, sau đó báo cáo kết quả cho Sở TN&MT và các đơn vị để tham mưu UBND TP thực hiện đúng quy định.
TP.HCM cũng có nhiều kế hoạch, hành động nhằm tăng thêm công viên, phát triển mảng xanh đô thị. Ảnh minh họa
Các địa phương cũng phải xác lập ranh mốc và triển khai số hóa thông tin, dữ liệu phục vụ công tác quản lý đối với các công viên công cộng trên địa bàn được giao quản lý. Đồng thời, nghiên cứu lập phương án sử dụng tổng mặt bằng các công viên đang quản lý để làm cơ sở tổ chức xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp, khai thác các dịch vụ trong công viên theo quy định
Các địa phương cũng cần thường xuyên tổ chức kiểm tra, chăm sóc và có biện pháp xử lý phù hợp, đảm bảo an toàn cho hệ thống cây xanh được giao quản lý.
Trong nhiều năm qua, TP.HCM vẫn luôn tìm mọi cách để cải thiện tình hình, nhưng chưa có kết quả nào đáng kể. Thậm chí, một số công viên còn bị giảm diện tích vì mở đường đi qua như công viên Gia Định, Tao Đàn hoặc cho thuê mặt bằng để kinh doanh, làm bãi giữ xe…
Theo thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM, với các khu đất được quy hoạch công viên trong các đồ án quy hoạch các cấp (1/5000, 1/2000), sau khi thực hiện rà soát, lập danh mục, cập nhật về nguồn gốc thì tùy theo tính chất của từng khu đất, sở sẽ đề xuất việc lập dự án xây dựng hoặc kêu gọi đầu tư, đồng thời xây dựng những chính sách khuyến khích xã hội hóa việc đầu tư xây dựng đối với công viên công cộng có quy mô lớn (hơn 10 ha), phấn đấu đến năm 2025 đạt 2,5-12 m2 đất cây xanh/người.
Được biết, trong đánh giá chung tình hình đầu tư xây dựng công viên, Sở Xây dựng cho biết, tổng diện tích đất quy hoạch công viên cây xanh toàn thành phố trong các đồ án quy hoạch lên đến hơn 11.400 ha, tương ứng với chỉ tiêu 7m2/người, nhưng tỷ lệ thực tế lại khá ít. Quan điểm, định hướng phát triển công viên công cộng của thành phố phải vì phúc lợi xã hội. Do đó, Nhà nước cần ưu tiên sử dụng ngân sách để đầu tư, phát triển, duy trì hoạt động của công viên.
Trước đó, TP.HCM cũng có nhiều kế hoạch, hành động nhằm tăng thêm công viên, phát triển mảng xanh đô thị như: Đề án phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2030 nhằm tăng tỷ lệ phủ xanh, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Chủ trương này nhận được sự đồng tình từ phía các ban, ngành quản lý đô thị và các chuyên gia về quy hoạch đô thị trước tình trạng thành phố thiếu trầm trọng diện tích cây xanh; Hay kế hoạch thực hiện chương trình phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2022. Mục tiêu của kế hoạch là đầu tư xây dựng mới tối thiểu 10 ha công viên công cộng và 2 ha mảng xanh công cộng, thực hiện trồng mới và cải tạo 6.000 cây xanh trên địa bàn Thành phố,...
Theo thống kê vào giữa năm 2022, tại TP.HCM có khoảng 369 công viên công cộng và các công viên trong khu dân cư, với diện tích khoảng 500 ha. Tính diện tích đất công viên trên số dân thường trực là khoảng 9 triệu người thì tỷ lệ rất thấp, bình quân 0,55m2/người.
Thảo Mai - TH
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.