Trái đất tiếp tục nóng lên sẽ gây hậu quả khó lường

​MTXD - Các nhà khoa học Mỹ cảnh báo nếu không kiểm soát được tình trạng nóng lên toàn cầu theo mục tiêu đã đề ra trong các hiệp ước quốc tế về ứng phó với BĐKH, hậu quả đối với loài người sẽ hết sức khó lường.

MTXD - Các nhà khoa học Mỹ cảnh báo nếu không kiểm soát được tình trạng nóng lên toàn cầu theo mục tiêu đã đề ra trong các hiệp ước quốc tế về ứng phó với BĐKH, hậu quả đối với loài người sẽ hết sức khó lường.

Hình ảnh minh họa về tình trạng trái đất nóng lên.

Theo giới khoa học Mỹ, với mức nóng lên của toàn cầu hiện nay, tăng khoảng 1,1 độ C so với nhiệt độ trái đất thời kỳ tiền công nghiệp (trước năm 1750), quá trình dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu (BĐKH) cực đoan, nguy hiểm đã và đang bắt đầu.

Trường hợp nhiệt độ trái đất tăng thêm 1,5 độ C, hậu quả mà các nhà khoa học cảnh báo càng thêm chắc chắn sẽ xảy ra. Đó là các tảng băng ở Greenland, Tây Nam Cực, Bắc Cực bị tan vĩnh viễn và làm chết các rạn san hô.

Điều này đồng nghĩa với việc trái đất sẽ chịu những ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng, lâu dài: Mực nước biển dâng cao đe dọa hầu hết các thành phố ven biển; nhiệt độ toàn cầu tăng cao khiến thời thiết khắc nghiệt hơn ở nhiều nơi, nhất là châu Âu. Lớp băng vĩnh cửu một khi tan chảy sẽ giải phóng nhiều khí nóng hơn vào bầu khí quyển và sẽ càng gia tăng áp lực lên nỗ lực chống BĐKH.

Kết quả nghiên cứu mới nói trên cũng phù hợp với đánh giá của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (một nhóm chuyên gia do LHQ chỉ định nghiên cứu) đưa ra mới đây rằng nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, các mối đe dọa do BĐKH gây ra sẽ tăng đáng kể.

Trước viễn cảnh không mấy sáng sủa này, các nhà khoa học kêu gọi toàn thế giới cần nỗ lực hơn nữa để nhanh chóng cắt giảm khí thải nhà kính cũng như các loại khí giữ nhiệt khác một cách triệt để, giảm bớt tình trạng trái đất nóng lên.

Nghiên cứu mới này là bằng chứng khoa học nữa cho thấy thế giới cần cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân dẫn đến BĐKH, theo lộ trình đã đề ra trong Hiệp ước Paris về BĐKH.

Tuy nhiên, kiềm chế mức tăng của nhiệt độ trái đất dưới 1,5 độ C cũng không đảm bảo rằng các hậu quả do BĐKH không xảy ra nhưng chắc chắn nguy cơ sẽ ít đi. Vì vậy, cộng đồng quốc tế cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa để đạt mức trung hòa khí thải vào năm 2050./.

Theo TTXVN- Chinhphu.vn

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.