Triệt để xử lý rác thải trên vịnh Hạ Long

MTXD - Trưởng ban Quản lý vịnh Hạ Long Vũ Kiên Cường khẳng định, rác trên vịnh hiện nay không phải từ nguồn thải của khách du lịch mà từ các nguồn thải khác nhau.

 

MTXD - Trưởng ban Quản lý vịnh Hạ Long Vũ Kiên Cường khẳng định, rác trên vịnh hiện nay không phải từ nguồn thải của khách du lịch mà từ các nguồn thải khác nhau.

Rác sau khi thu gom được đưa ra các tàu chở về nơi xử lý. Ảnh: Đức Hiếu/TTXVN

Đó là hoạt động xả thải rác trong quá trình chuyển đổi vật liệu nuôi trồng bằng phao xốp sang vật liệu bền vững, thân thiện môi trường. Hoạt động này xuất hiện từ năm 2023, trong quá trình tháo dỡ lồng, bè của các hộ nuôi trồng thủy sản, lượng vật tư, phao xốp thải ra do chưa được tập kết, thu gom kịp thời khi gặp thủy triều lớn theo dòng chảy phát tán sang khu vực vịnh Hạ Long, trong đó có một lượng không nhỏ dạt vào các chân đảo, khu rừng ngập mặn trên vịnh.

Bên cạnh đó, còn tình trạng các loại rác thải sinh hoạt như túi nylon, vỏ đựng thực phẩm, chai nhựa… phát tán từ khu vực vùng bờ ra vịnh.

Vịnh Hạ Long giáp ranh một số địa phương phát triển năng động, có tốc độ đô thị hóa nhanh của tỉnh Quảng Ninh và huyện Cát Hải (thành phố Hải Phòng) nên vào một số thời điểm trong năm, do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên khu vực, thủy triều, gió và dòng chảy vịnh phức tạp, chất thải từ khu vực tiếp giáp vịnh Hạ Long và ở chân đảo, rừng ngập mặn theo dòng chảy phát tán vào khu vực di sản.

Thêm một nguồn rác thải ra vịnh là 5.000 ha rừng đặc dụng ở các đảo đá trên vịnh Hạ Long.

Ngoài ra, ô nhiễm nước thải trên vịnh Hạ Long chủ yếu nguyên nhân chính do hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại một số khu dân cư cũ thuộc các địa phương ven bờ vịnh Hạ Long chưa đồng bộ, làm phát sinh nước thải chưa xử lý ra ngoài môi trường. Mặt khác, khu vực vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung nhiều phương tiện giao thông thủy, trong đó có các phương tiện đánh bắt thủy sản lạc hậu. Một số người dân ý thức chưa cao nên vẫn xả trực tiếp các loại chất thải, trong đó có chất thải lẫn dầu ra môi trường.

Trưởng ban Quản lý vịnh Hạ Long Vũ Kiên Cường cho hay, nhằm quản lý, bảo vệ môi trường, bảo tồn di sản vịnh Hạ Long, tỉnh chỉ đạo thu gom triệt để rác thải tại các đô thị, khu dân cư tập trung ven bờ, tỉ lệ thu gom và xử lý rác thải khu vực đô thị ven bờ đạt 99%, trong đó chú trọng thu gom rác thải khu vực bờ biển và cống thoát nước. Để nâng cao hiệu quả công tác thu gom rác, tỉnh chỉ đạo bố trí 2 vùng thu gom trên vịnh (khu vực ven bờ để ngăn chặn từ nguồn rác thải phát sinh ra vịnh; khu vực có các hoạt động kinh tế xã hội trên vịnh Hạ Long, điểm du lịch, dịch vụ, luồng tuyến tham quan, điểm nuôi trồng thủy sản, khu vực bãi triều, chân đảo, bãi cát).

Ngay khi xuất hiện tình trạng gia tăng lượng rác trôi nổi, Quảng Ninh tổ chức đợt cao điểm ra quân tổng dọn, thu gom rác thải trên vịnh Hạ Long, tăng cường nhân lực, phương tiện thu gom rác thải trôi nổi, rác thải tại chân đảo, bãi cát trên vịnh.

Rác thu gom được đưa về điểm tập kết chở đến nơi xử lý. Ảnh: Đức Hiếu/TTXVN

Từ Tết Nguyên đán 2024 đến nay, mỗi ngày, trên vịnh Hạ Long huy động khoảng 20 phương tiện, 40 - 50 nhân lực thu gom rác thải. Tổng lượng rác thải thu gom từ đầu năm đến nay khoảng trên 75 tấn rác thải và trên 2.000 m3 phao xốp, bè tre các loại.

Tỉnh chỉ đạo các địa phương ven bờ tổ chức nhiều đợt cao điểm thu gom, xử lý phao xốp, rác thải tại khu vực ven bờ, chân núi đá, bãi cát nhằm ngăn chặn từ nguồn phát tán rác thải ra Di sản vịnh Hạ Long. Đồng thời, tỉnh yêu cầu các địa phương tập trung thay thế toàn bộ phao xốp trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, giám sát chặt chẽ hoạt động di dời, tháo dỡ, xử lý phao xốp, lồng bè nuôi trồng thủy sản thải bỏ...

Quảng Ninh đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình xử lý nước thải sinh hoạt tại các địa phương ven bờ vịnh: Mở rộng vùng thu gom nước thải sinh hoạt cho các trạm xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn chưa hết công suất; nâng cấp trạm xử lý nước thải sinh hoạt mới với mục tiêu thu gom triệt để lượng nước thải sinh hoạt phát sinh. Hiện nay, thành phố Hạ Long đang triển khai dự án “Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Hạ Long” nhằm cải thiện, nâng cấp hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của thành phố.

Tỉnh đặt mục tiêu tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải khu đô thị tập trung tại các địa phương ven bờ vịnh: Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Quảng Yên đến năm 2025 đạt trên 65%, đến năm 2030 đạt trên 70%; triển khai dự án đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý nước thải tại điểm tham quan trên vịnh Hạ Long nhằm xử lý nước thải đáp ứng quy chuẩn môi trường trước khi thải ra vịnh, đã áp dụng thành công công nghệ xử lý nước thải tại chỗ Jokaso của Nhật trong xử lý nước thải tại các điểm tham quan trên vịnh Hạ Long.

Điểm đáng mừng, hiện nay, 100% tàu du lịch hoạt động trên vịnh Hạ Long có hệ thống xử lý nước thải lẫn dầu; các tàu du lịch đóng mới hoạt động trên vịnh phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đảm bảo quy chuẩn quốc gia Việt Nam; gắn nhãn sinh thái Cánh Buồm Xanh cho tàu du lịch, khuyến khích các tàu du lịch thực hiện theo tiêu chí phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.

Theo Văn Đức (TTXVN) - Tintuc.vn

Link gốc: https://baotintuc.vn/xa-hoi/triet-de-xu-ly-rac-thai-tren-vinh-ha-long-20240408164507993.htm

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.