Tuy Đức -Đắk Nông: Cảnh báo mức độ nghiêm trọng vấn nạn đốt rừng làm nương rẫy

Tình trạng phá hủy rừng tự nhiên ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông để mở rộng đất làm nương rẫy đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra những hậu quả không lường trước được cho hệ sinh thái, môi trường và cộng đồng địa phương.

MTXD - Tình trạng phá hủy rừng tự nhiên ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông để mở rộng đất làm nương rẫy đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra những hậu quả không lường trước được cho hệ sinh thái, môi trường và cộng đồng địa phương. 

Những khu rừng tự nhiên ở huyện Tuy Đức không chỉ có giá trị về mặt sinh thái mà còn là nguồn sống của nhiều dân cư địa phương. Tuy nhiên, sự gia tăng của nhu cầu đất làm nương rẫy đã dẫn đến việc lấn chiếm và phá hủy nhiều cây rừng cổ thụ tại khu vực rừng chạy theo dọc tuyến đường từ ngã 3 thác Đắk Glung thuộc địa phận xã Quảng Tâm theo hướng đi xã Đắk Ngo của huyện Tuy Đức, tình trạng chặt phá rừng một cách không kiểm soát.

Theo ghi nhận thực tế của Nhóm Pv, trong những năm gần đây tại khu vực này vẫn liên tiếp bị các đối tượng dùng nhiều cách thức để phá hủy những cây rừng nhằm mục đích lấn chiếm đất đai để làm nương rẫy, chạy dọc theo tuyến đường khoảng 3km 2 bên là hệ sinh thái rừng không khó để nhìn thấy các vị trí rừng có dấu hiệu bị phá hủy, có những vị trí đã bị phá hủy từ những năm trước hiện trạng là những cây cổ thụ còn nằm ngổn ngang đang được tái tạo những mầm trồi mới, có những vị trí các đối tượng thực hiện phá hủy bằng cách chặt đẽo vỏ của thân cây làm cho cây không thể trao đổi chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng cây bị khô héo và chết dần, hậu quả không chỉ là mất mát cho hệ sinh thái rừng, mà còn dẫn tới  cây bị  khô mục gãy đổ ra đường, gây nguy hiểm đến tính mạng của người tham gia giao thông rủi do có thể xảy ra bất cứ khi nào, bên cạnh đó thân cây gãy đổ đã làm hư hỏng đường dây kết nối mạng intenet gây thiệt hại và bị ngắt kết nối đường truyền nhiều khu vực.

Rừng tự nhiên ở Tuy Đức vẫn đang "âm ỉ" chảy máu

Mặc dù diện tích đất rừng nhiều năm nay vẫn liên tiếp bị phá hủy và bị cơ quan chức năng  lập biên bản xử lý vi phạm nhưng tới nay diện tích đất rừng bị mất không hề giảm mà có nguy cơ còn tăng lên,tại một vị trí khác những cây cổ thụ to lớn đã nhiều năm tuổi nhìn từ trên cây tỏa bóng mát che phủ bảo về hệ sinh thái dưới tán rừng, nhưng thực tế thì những cây cổ thụ này đã hoàn toàn bị cướp đi quyền được sinh trưởng và phát triển, chỉ còn chờ một cơn gió để nằm xuống mặt đất bởi các đối tượng đã dùng máy cưa cắt sâu vào thân cây chỉ còn một phần mỏng manh không còn khả năng tiếp tục đứng vững qua một cơn gió, tại đây nhiều cây lớn mặc dù vẫn còn xanh nhưng đã không còn trụ vững bởi những vết cưa vào sâu thân cây và đã phải gãy đổ nằm xuống mặt đất.

Điều đáng nói ở đây là, mặc dù những khu vực rừng bị các đối tượng chặt hạ gần với chốt quản lý bảo vệ rừng của địa phương và tiếp giáp với mặt đường chính liên xã thuận tiện cho việc tuần tra kiểm soát nhưng vẫn bị các đối tượng ngang nhiên thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Biện pháp, chế tài xử lý chưa đủ mạnh là một trong những nguyên nhân việc phá rừng làm rẫy từ khu vực thác Đắk GLung đi xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức diễn biến phức tạp. ?

Theo UBND xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức, phần lớn diện tích rừng tại khu vực đường từ thác Đắk GLung đi xã Đắk Ngo rừng do cộng đồng bon Bu Nơr AB quản lý, đây hầu như là diện tích rừng nghèo kiệt, rừng mới phục hồi, một số diện tích là rừng le, lồ ô nằm manh mún, không tập trung tiếp giáp với nương rẫy của người dân. Cùng với đó một phần diện tích rừng nằm giáp tuyến đường nhựa liên xã Quảng Tâm – Đắk Ngo, thuận lợi cho việc đi lại, kinh doanh, giá trị đất đai lớn dẫn tới một số người dân, đối tượng bất chấp các quy định của pháp luật, dùng các thủ đoạn tinh vi để phá rừng, như: lợi dụng đêm khuya, trời mưa, dùng cưa điện để cưa 2/3 cây với diện tích nhỏ, thời điểm gió lớn làm cây tự đổ, gãy hoặc ken cây, đổ hóa chất để cây chết từ từ, gây rất nhiều khó khăn trong việc phát hiện, ngăn chặn, vây bắt. Một số đối tượng rất manh động sẵn sàng chống trả khi bị phát hiện, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của lực lượng tham gia bảo vệ rừng, … dẫn tới tình trạng phá rừng, hủy hoại rừng, lấn chiếm đất rừng tại khu vực đường từ thác Đắk GLung đi xã Đắk Ngo diễn ra phức tạp.

Từ năm 2022 đến 6 tháng đầu năm 2024, UBND xã Quảng Tâm phối hợp với Hạt Kiểm lâm liên huyện Tuy Đức-Đắk R’Lấp, Cộng đồng bon Bu Nơr AB Công ty CP Mắc Ca Nữ Hoàng phát hiện và lập hồ sơ chuyển cấp có thẩm quyền xử lý 18 vụ phá rừng trái pháp luật, Cụ thể: Năm 2022 phát hiện lập hồ sơ xử lý 13 vụ phá rừng tổng diện tích 6.929 m2, xử lý hành chính 01 đối tượng/01 vụ; Năm 2023 phát hiện lập hồ sơ xử lý 04 vụ phá rừng tổng diện tích 1.588 m2, xử lý hành chính 02 đối tượng/02 vụ; Năm 2024 phát hiện lập hồ sơ xử lý 01 vụ phá rừng tổng diện tích 182 m2

Để ngăn chặn tình trạng phá rừng, hủy hoại rừng, lấn chiếm đất rừng tại khu vực đường từ thác Đắk GLung đi xã Đắk Ngo UBND xã Quảng Tâm thường xuyên chỉ đạo đôn đốc các lực lượng quản lý bảo vệ rừng, các đơn vị chủ rừng tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR; thực hiện nghiêm túc các quyết định khắc phục hậu quả, tổ chức quản lý, bảo vệ và thực hiện các biện pháp khoanh nuôi phục hồi, phát triển rừng hoặc trồng lại rừng tại diện tích rừng bị phá trên.

Kiên quyết không để các đối tượng dọn, đốt cây rừng, lấn, chiếm đất, trồng tỉa hoa màu và sử dụng diện tích rừng bị phá trên dưới mọi hình thức. Đồng thời chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng cũng đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ rừng như: chốt chặn, truy quét, cưỡng chế đối với toàn bộ diện tích bị lấn chiếm… Cụ thể:

Năm 2022 UBND xã Quảng Tâm ban hành 02 quyết định thành lập tổ chốt chặn ngăn chặn, chống chặt phá rừng tại tuyến đường Ngã 3 Bãi 2 đi Đắk Ngo của UBND xã Quảng Tâm, về việc thành lập Tổ chốt chặn chống phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật tại Tiểu khu 1489.

Quyết định số 160/QĐ-UBND ngày 02/12/2022 của UBND xã Quảng Tâm, về việc thành lập tổ chốt chặn chống chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật trên địa bàn xã Quảng Tâm.

Năm 2023 UBND xã Quảng Tâm ban hành Quyết định số 57/QĐ-UBND ngày 07/04/2023 của UBND xã Quảng Tâm, về việc thành lập Tổ chốt chặn chống phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật tại tiểu khu 1489, 1499 và Kế hoạch số 08/KH-ĐKT ngày 07/4/2023 Kế hoạch chốt chặn chống phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật tại tiểu khu 1489,1499.

Trên cơ sở các Quyết định thành lập tổ chốt chặn của UBND xã, Ban lâm nghiệp xã, Đoàn kiểm tra xã đã xây dựng Kế hoạch chốt chặn tại dọc tuyến đường từ ngã ba Bãi 2 đi Đắk Ngo để đảm bảo ngăn chặn tình trạng phá rừng, hủy hoại rừng, lấn chiếm đất rừng

Để ngăn chặn tình trạng này, việc thúc đẩy các biện pháp bảo vệ môi trường và sinh thái là cực kỳ cần thiết. Chính quyền địa phương cần phải thực hiện kiểm soát chặt chẽ và thực thi pháp luật một cách nghiêm ngặt để ngăn chặn việc phá hủy rừng tự nhiên. Đồng thời, cần tăng cường giáo dục và tạo ra những giải pháp kinh tế thay thế để giúp cộng đồng địa phương hiểu và chấp nhận giá trị của việc bảo vệ rừng.

Trần Quỳnh- Việt Hồng

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.