Vẻ đẹp “tấm áo mới” của Hải Vân Quan sau 2 năm trùng tu

MTXD - Sau nhiều thăng trầm lịch sử, di tích bị xuống cấp trầm trọng. Rất may, từ năm 2017, Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế đã “bắt tay” vào trùng tu bảo tồn, khiến nơi đây trở thành địa điểm di tích lịch sử rất hứa hẹn đối với người dân, du khách.

MTXD - Sau nhiều thăng trầm lịch sử, di tích bị xuống cấp trầm trọng. Rất may, từ năm 2017, Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế đã “bắt tay” vào trùng tu bảo tồn, khiến nơi đây trở thành địa điểm di tích lịch sử rất hứa hẹn đối với người dân, du khách.

Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân quan có diện tích khoảng 6.500m2, tổng mức đầu tư hơn 42 tỉ đồng. Dự kiến tháng 10/2023 sẽ hoàn thành, sau đó lên phương án vận hành và đón khách du lịch. Hải Vân quan án ngữ ngay trên con đường thiên lý độc đạo từ kinh đô Huế đến xứ Quảng. Sau nhiều thăng trầm lịch sử, di tích bị xuống cấp trầm trọng. Rất may, từ năm 2017, Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế đã “bắt tay” vào trùng tu bảo tồn, khiến nơi đây trở thành địa điểm di tích lịch sử rất hứa hẹn đối với người dân, du khách.

Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân quan dự kiến thời gian hoàn thành vào tháng 10/2023.

Hải Vân quan được xây dựng ở độ cao 490m so với mực nước biển, vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826). Đây không chỉ là công trình cửa ngõ trên con đường thiên lý Bắc - Nam nhằm kiểm soát tàu bè ra vào vịnh Đà Nẵng, mà còn là cụm phòng thủ quân sự quan trọng với hệ thống thành lũy, pháo đài thần công..., được mệnh danh là "yết hầu" của miền Thuận Quảng. 

Các hạng mục chính của di tích này được tu bổ theo dấu tích nguyên bản, phục hồi, thay thế nền cổng lát đá, hệ thống cối, cổng đá, tường xây gạch vồ…

Thành lũy này án ngữ trên con đường thiên lý độc đạo lưu thông từ kinh đô Huế đến xứ Quảng và ngược lại, được mệnh danh là "thiên hạ đệ nhất hùng quan". Di tích Hải Vân quan từng bị "bỏ rơi", có dấu hiệu xuống cấp suốt thời gian dài, nằm trong vùng chồng lấn địa giới giữa TP.Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đến tháng 4.2017, lãnh đạo ngành VH-TT TP.Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế đã "bắt tay" nhau trùng tu, khi Hải Vân quan được công nhận di tích cấp quốc gia.

Hệ thống tường thành được xây lắp bằng những "viên đá mồ côi" với kích thước phù hợp, bắt mắt.

Những ngày cuối tháng 8, dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia Hải Vân quan đang hối hả về đích. Tiến độ trùng tu di tích Hải Vân quan đã đạt 95% sau gần 2 năm trùng tu, khôi phục gần nguyên trạng hệ thống thành lũy, đồn bốt có từ thời Nguyễn. Ông Bùi Văn Khuyến - Viện Khoa học công nghệ xây dựng - Phân viện miền Trung đơn vị đang thi công cho biết đến nay, các hạng mục trùng tu Hải Vân quan đã hoàn thành 95%. Hiện tại, các hạng mục quan trọng như Hải Vân quan, nhà trú sở, nhà vũ khố, các vị trí pháo đài, tường đá, lối đi… cơ bản đã hoàn tất trùng tu.

Đến nay công trình đã hoàn tất 95%. Các hạng mục còn lại sẽ được đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ để kịp mở cửa đón khách vào tháng 10/2023.

Hệ thống “thành lũy phòng thủ” Hải Vân quan được tu bổ theo các dấu tích nguyên gốc triều Nguyễn, thời vua Minh Mạng. Các công trình kiến trúc được phục dựng hoặc xây mới theo hình ảnh tư liệu. Hải Vân quan được thay thế nền cổng lát đá Thanh; hệ thống cổng đá Thanh, tường phía trên... xây gạch vồ. Công trình nhà trú sở, nhà vũ khố với kiến trúc 3 gian được phục hồi theo dấu tích khảo cổ và các hình ảnh tư liệu. Hải Vân quan án ngự ngay trên đỉnh đèo Hải Vân, phía xa là vịnh Lăng Cô, Thừa Thiên - Huế. Cổng tại di tích Hải Vân quan được phục dựng với chất liệu gỗ lim, phần ốp và tay nắm bằng đồng. Thể hiện sự uy quyền, bề thế của công trình mang đậm dấu ấn lịch sử này. Hệ thống tường, hào, lũy được xây dựng bằng đá mồ côi với kích thước phù hợp để đảm bảo mỹ quan.

Hải Vân quan sau khi hoàn tất việc trùng tu sẽ góp phần trở thành địa điểm dừng chân, tham quan, tìm hiểu lịch sử của người dân và du khách khi ghé đến “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”.

Dự án là thành quả của nỗ lực phối hợp giữa Đà Nẵng  và Thừa Thiên - Huế. Các ngành chức năng của Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế đang nỗ lực hoàn thiện những công đoạn cuối cùng của việc trùng tu di tích quốc gia Hải Vân quan để kịp đưa vào vận hành, đón khách trong thời gian gần nhất. Hải Vân quan sau khi hoàn tất việc trùng tu sẽ góp phần trở thành địa điểm dừng chân, tham quan, tìm hiểu lịch sử của người dân và du khách khi ghé đến “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”.

Nhuận Mẫn

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.