Xâm hại di tích: Cần xử lý mạnh tay

​MTXD - Bảo tồn di tích trong giai đoạn hiện nay, chỉ cần một sai sót nhỏ là những giá trị từng tồn tại hàng trăm, hàng ngàn năm mà ông cha để lại sẽ vĩnh viễn biến mất.

MTXD - Bảo tồn di tích trong giai đoạn hiện nay, chỉ cần một sai sót nhỏ là những giá trị từng tồn tại hàng trăm, hàng ngàn năm mà ông cha để lại sẽ vĩnh viễn biến mất.

Những mũi khoan vào di tích

Việt Nam là một nước giàu có về di sản văn hoá và đó cũng là điều kiện để du lịch Việt phát triển. Mặc dù vậy, việc xâm hại thậm chí phá hoại di tích vẫn còn khá phổ biến. Trong đó có việc trùng tu các di tích không có chuyên môn

Năm 2019, tại Bình Định, du khách đến thăm tháp Chăm ở Quy Nhơn không khỏi ngỡ ngàng khi thấy ngành Du lịch ở đây vô tư khoan vào tường gạch, bắt vít để… quảng bá du lịch. Thời điểm ấy, Tiến sĩ Đinh Bá Hòa - nguyên GĐ Bảo tàng Bình Định - nói: “Quan điểm của tôi, đó là việc làm sai trái, hơn nữa đây là một cơ quan bảo tồn di sản, không hiểu nghĩ gì mà khoan vào di tích như thế”.

 Đình Tư Đông là ngôi đình từ thời hậu Lê (thế kỷ XVIII) còn gần như nguyên bản, nhưng bức bích họa không ăn nhập gì với không gian của ngôi đình cổ.

Rồi mới đây vào tháng 3/2022, cũng tại Bình Định, di tích tháp Bánh Ít ở huyện Tuy Phước, là một cụm tháp Chăm cổ có niên đại hơn 1.000 năm, được xem là “báu vật” không chỉ của riêng Bình Định. Tuy nhiên, khi thực hiện dự án trùng tu, tôn tạo tại di tích này, các đơn vị thi công đã có những dấu hiệu vi phạm Luật Di sản khi đưa xe múc vào di tích để thi công, đổ đất đá sát di tích, xây dựng bồn hoa sặc sỡ ngay chân tháp, bê tông hóa một phần khuôn viên di tích...

Đặc biệt, vào đầu tháng 3/2022, với mục đích “đẹp đẽ” hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2022, chính quyền địa phương đã cho phủ sơn, vẽ bích họa lộng lẫy lên một góc đình cổ Tự Đông (phường Cẩm Thượng, TP Hải Dương) - một di tích lịch sử cấp quốc gia. Đồng thời, 40m tường rào của di tích cũng được phủ sơn mới toàn bộ. Tất cảc khiến đình cổ bị biến dạng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị lịch sử, văn hóa của di tích. Đến khi bị dư luận phản ứng dữ dội, chính quyền địa phương mới sửa lại. Một lãnh đạo chính quyền cho biết, địa phương “có thiếu sót khi chưa nhìn nhận hết vấn đề”.

Còn tại Thanh Hoá, một cái giếng tại đền thờ Lê Văn Hưu ở huyện Thiệu Sơn được cho là tồn tại hàng trăm năm nay lại bị đơn vị thi công hồn nhiên lấp đi trong quá trình trùng tu. Chỉ sau một thời gian ngắn, nhiều di tích bị biến dạng bởi sự can thiệp thô bạo của con người với những dự án trùng tu. Đó là di tích cấp tỉnh của Thanh Hóa như Phủ Suối (xã Hà Vinh, Hà Trung); đền Bạch Tượng (xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn); nhà thờ họ Lê Hữu (TP Thanh Hóa)... Gần đây nhất là di tích lịch sử quốc gia đền Nưa (thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn) bị người trông coi đền phá bỏ nhà tiền đường bằng gỗ để bê tông hóa.

Tháp Bánh Ít (ở xã Phước Lộc, H.Tuy Phước) bị khoan đục, bắt vít vào tháp do Ban Quản lý di tích tỉnh Bình Định (thuộc Bảo tàng Bình Định) thực hiện năm 2019.

“Làm thế, còn gì là di tích!”, nhiều người đã phải thốt lên như vậy khi chứng kiến những gì đang diễn ra đối với một số di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Với danh nghĩa "trùng tu, tôn tạo" song nhiều lúc, nhiều nơi, thực tế cho thấy chẳng khác nào xâm hại di tích. Đã có không ít di tích lịch sử - văn hóa sau khi được trùng tu, bảo tồn lại chẳng khác gì "bị" làm mới, thậm chí làm cho biến dạng, khiến giới chuyên môn phải thốt lên: Làm như thế là trùng tu hay xâm hại?

Khi bảo tồn di tích chỉ từ phong trào

Không phải đến bây giờ thì các di tích văn hóa cổ xưa mới bị đối xử một cách thô bạo như vậy. Đất nước ta luôn tự hào là có bề dày 4.000 năm lịch sử, nhưng ở thời điểm hiện tại, hầu như không có di tích trăm năm tuổi nào được bảo tồn nguyên vẹn. Gần đây, nhiều di tích có niên đại cả nghìn tuổi bị xâm hại nghiêm trọng nhưng việc xử lý chỉ được thực hiện khi người dân phản ánh, báo chí lên tiếng, chính quyền các địa phương thường là “kịp thời” cho dừng thi công, đồng thời cho kiểm tra, giám sát, điều chỉnh theo mục đích bảo tồn. Phía chủ đầu tư cũng “xin rút kinh nghiệm sâu sắc”.

Điều đáng ngạc nhiên có lẽ là sau bao nhiêu năm với bao nhiêu vụ việc “buồn”, tình trạng xâm hại di tích lịch sử văn hóa vẫn diễn ra một cách nhức nhối. Chỉ có thể lý giải rằng, ý thức tôn trọng lịch sử và văn hóa kế thừa, bảo lưu văn hóa, lịch sử của nhiều người Việt nói chung đang “có vấn đề”. Bởi những mất mát trong việc trùng tu thiếu hiểu biết vẫn cứ lặp đi lặp lại trong vài thập kỷ qua. Dù có “rút kinh nghiệm sâu sắc” thì những công trình từng tồn tại hàng trăm, hàng nghìn năm đã bị mất đi phần nào giá trị.

Tháp Bánh Ít bị bê tông hóa hồi tháng 3/2022.

Đầu năm 2022, tại Hội nghị - Hội thảo Tổng kết thực hiện Luật Di sản Văn hóa con số di sản tại Việt Nam đã được đưa ra khá chi tiết. Theo đó, cả nước có 238 hiện vật và nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia; trong tổng số hơn 4 vạn di tích đã được kiểm kê, có 119 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, 3.590 di tích quốc gia và hơn 10.000 di tích cấp tỉnh; khoảng 7 vạn di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê, trong đó 416 di sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; hệ thống bảo tàng Việt Nam với 187 bảo tàng (gồm 128 bảo tàng công lập, 59 bảo tàng ngoài công lập). Trên bình diện quốc tế, đã có 29 di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO vinh danh (gồm: 08 di sản văn hóa vật thể, 14 di sản văn hóa phi vật thể và 07 di sản tư liệu).

Đến bao giờ chúng ta mới biết trân quý những di sản mình đang có. Xâm hại di tích trở thành một vấn nạn, cần sự vào cuộc mạnh mẽ của pháp luật và sự chung tay bảo vệ của cộng đồng. Một người giữ đền cổ tự ý phá bỏ phần kiến trúc cũ kỹ để xây mới có thể vì nhà tài trợ yêu cầu, song một quan chức ngành văn hóa địa phương lại “vô tư” cho tô vẽ, sơn mới lên di tích quốc gia chỉ để hưởng ứng một phong trào nào đó thì xem ra các di tích còn có lý do để “kêu cứu” dài dài.

 Theo Điểm a khoản 1 và khoản 2, Điều 34 Luật Di sản văn hóa quy định: “Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải bảo đảm giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích, hạn chế can thiệp làm giảm hoặc thay đổi đặc điểm, giá trị di tích, đồng thời ưu tiên bảo quản, gia cố, sau đó mới đến tu bổ, tôn tạo”. Thiết nghĩ, để tránh cảnh di tích bị "xâm hại hợp pháp" như thời gian qua, trước hết phải công khai, minh bạch mọi dự án trùng tu, tôn tạo theo đúng quy định pháp luật. Bất cứ sự trùng tu, tôn tạo nào làm ảnh hưởng di tích cần phải có cách chế tài, xử lý nghiêm để cảnh tỉnh, răn đe

MINH NGỌC

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.