Xanh hóa vận tải hành khách công cộng huớng phát triển bền vững cho đô thị Hà Nội

​MTXD - Với quy mô dân số lớn, số lượng phương tiện đông, việc phát triển vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội được đánh giá là xương sống của hạ tầng đô thị, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

MTXD - Với quy mô dân số lớn, số lượng phương tiện đông, việc phát triển vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội được đánh giá là xương sống của hạ tầng đô thị, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

 Tình hình giao thông tại Hà Nội vào giờ cao điểm

Xanh hóa vận tải hành khách công cộng sẽ góp phần giải quyết ùn tắc giao thông, cải thiện điều kiện giao thông, giảm thời gian và chi phí đi lại, đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu ô nhiễm môi trường… là nhu cầu cần thiết để hướng tới phát triển đô thị xanh, phát triển bền vững về môi trường.

Theo Hiệp định môi trường đô thị của Liên Hợp Quốc 2005 thì hệ thống tiêu chí đô thị bền vững về môi trường, đô thị xanh phải thỏa mãn các yếu tố sau:

Không gian xanh: đô thị có mật độ cây xanh cao, tỷ lệ cây xanh/người cao, không gian công cộng, không gian công viên, mặt nước được quan tâm.

Công trình xanh: để trở thành đô thị xanh, các công trình kiến trúc phải được thiết

kế và xây dựng theo các tiêu chí: xanh hóa công trình; tiết kiệm và sử dụng hợp lý năng lượng; tiết kiệm nguồn nước; thải chất thải ra môi trường xung quanh ít nhất; môi trường trong nhà xanh.

Giao thông xanh: các tiêu chí đánh giá giao thông đô thị bền vững, giao thông đô thị xanh là: quy hoạch đô thị và xây dựng hệ thống giao thông bền vững về mặt môi trường; phát triển hệ thống giao thông công cộng, ưu tiên các loại phương tiện giao thông sử dụng năng lượng tái tạo (năng lượng điện, pin mặt trời, gió, khí hydro, khí nén CNG), cải tiến công nghệ sản xuất xe; xây dựng hệ thống các trạm kiểm tra nguồn thải của xe và trạm bảo dưỡng sửa chữa xe. Tổ chức các đường dành riêng cho xe đạp và cho đi bộ…

Công nghiệp xanh: công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo giảm thiểu chất thải ra môi trường, hạn chế ô nhiễm.

Chất lượng môi trường đô thị xanh: các đô thị xanh phải đạt được chất lượng môi trường không khí, nguồn nước sạch; quản lý chất thải rắn tốt; vệ sinh đường phố luôn sạch.

Bảo tồn cảnh quan văn hóa lịch sử danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên.

Cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi trường: cộng đồng dân cư của đô thị xanh có nhận thức cao và có ý thức tự giác sống hòa hợp với nhau, đặc biệt là ứng xử có văn hóa trong tham gia giao thông và thân thiện với môi trường tự nhiên.

Phát triển đô thị xanh đó là phát triển đô thị trên cơ sở mật độ xây dựng thấp, hệ số sử dụng đất cao, bảo tồn văn hóa bản địa và di sản lịch sử, tiếp tục khai thác có hiệu quả tài nguyên, tạo không gian mở cho đô thị, nâng cao chất lượng và sử dụng giao thông công cộng, giảm thiểu giao thông cá nhân đồng thời tích hợp với việc sử dụng đất có hiệu quả.

Trong rất nhiều nghiên cứu gần đây, khái niệm về giao thông xanh đã được chỉ ra, cụ thể hóa theo những khía cạnh khác nhau. Giao thông xanh là khái niệm giao thông sử dụng phương tiện giao thông ít gây ô nhiễm đến môi trường và thân thiện với môi trường nhằm hướng tới một hệ thống giao thông: thông suốt, trật tự, an toàn, tiêu hao ít năng lượng và ít ô nhiễm môi trường.

Bản chất giao thông xanh là xây dựng và duy trì hệ thống giao thông đô thị phát triển bền vững nhằm thỏa mãn nhu cầu đi lại của mọi người. Hệ thống giao thông phải có đủ đặc trưng cơ bản: có chiến lược giao thông phát triển bền vững, hiệu quả hoạt động giao thông cao với chi phí xã hội thấp, hài hòa môi trường đô thị, phù hợp với mô hình sử dụng đất đô thị và hạt nhân của giao thông xanh là ưu tiên phát triển giao thông công cộng. Quản lý giao thông bằng công nghệ thông minh.

Ảnh: Minh họa lượng khí thải CO2 của một số phương tiện đặc trưng

Dựa theo những tiêu chí đó hiện nay, Hà Nội đang từng bước thực hiện xanh hóa vận tải hành khách công cộng bằng việc triển khai nhiều loại hình giao thông mới.

Theo các chuyên gia môi trường, để cải thiện chất lượng không khí một cách bền vững, việc xanh hóa giao thông là rất cần thiết, nhằm hạn chế thải khí CO2 và các loại khí thải độc hại khác ra môi trường. Bởi lẽ, nhiên liệu mà các phương tiện này sử dụng chủ yếu là các loại năng lượng tái tạo như điện, khí thiên nhiên. Việc mọi người tích cực sử dụng các phương tiện vận tải công cộng để di chuyển chính là góp phần tạo nên thói quen tham gia giao thông xanh, bảo đảm môi trường.

Ảnh: Đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông

Ảnh: Hệ thống xe bus điện Vinfast

Theo Báo Giao thông Hà Nội, trong 9 tháng đầu năm 2023, vận tải hành khách công cộng của Hà Nội ghi nhận 357,4 triệu lượt hành khách sử dụng. Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng Hà Nội, 9 tháng đầu năm nay, hệ thống tàu điện, xe buýt của Hà Nội vận chuyển hơn 357 triệu lượt khách. Con số này đã tăng 56,8% so với cùng kỳ và đạt 96,4% kế hoạch đề ra.

 

Ảnh: Điểm đậu xe đạp công cộng ở khu Trung tâm tại Hà Nội và bản đồ mạng lưới xe đạp công cộng TNGo tại Hà Nội.

Tuy nhiên để quá trình xanh hóa diễn ra nhanh hơn và đạt được hiệu quả tốt hơn, Thành phố cần tăng thêm nhiều ưu đãi để thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách công cộng sử dụng phương tiện chạy bằng khí thiên nhiên, điện.

Ngoài ra, thành phố cần có thêm nhiều chính sách phù hợp để thu hút nguồn lực xã hội đầu tư cho các loại hình phương tiện xanh như đường sắt đô thị, xe bus điện, xe taxi điện, xe máy điện… Có như vậy, mục tiêu xanh hóa vận tải hành khách công cộng mới hiện thực hóa hướng tới phát triển bền vững cho đô thị Hà Nội

ThS.Kts HOÀNG THANH HUYỀN

Khoa Kiến trúc, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.