Xây dựng 2 hệ thống quan trắc môi trường nước tự động liên tục trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn

​MTXD - Ngày 28/7 vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng tổ chức khởi công dự án đầu tư 2 hệ thống quan trắc môi trường nước tự động liên tục trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, đây là dự án hợp tác giữa Quảng Nam và Đà Nẵng.

MTXD - Ngày 28/7 vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng tổ chức khởi công dự án đầu tư 2 hệ thống quan trắc môi trường nước tự động liên tục trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, đây là dự án hợp tác giữa Quảng Nam và Đà Nẵng.

 Sông Thu Bồn với tổng lượng nước bình quân hàng năm khoảng 20 tỷ m3, đây được xem là nguồn cấp nước quan trọng nhất cho nhu cầu phát triển dân sinh, kinh tế của tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.

Theo nhiều tài liệu, nguồn nước trên sông Vu Gia từ giữa năm 2017 đến nay có dấu hiệu ô nhiễm TSS (chất rắn lơ lửng) trong khi trên sông Thu Bồn hầu hết chỉ số đều đạt trong ngưỡng cho phép. Riêng sông Bồng Miêu đã bị ô nhiễm Fe và Pb (34/36 đợt quan trắc có nồng độ trong nước vượt quy chuẩn) bởi nằm ở khu vực địa tầng có quặng chứa nhiều Pb và quá trình khai thác vàng đã làm quặng rửa trôi vào nước... Theo đại diện Sở TN-MT Quảng Nam, nhìn chung chất lượng nguồn nước trên toàn hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn đã được cải thiện đáng kể so với thời điểm trước năm 2014; trong đó hệ thống sông Vu Gia đã có dấu hiệu ô nhiễm TSS trở lại kể từ năm 2017 bởi tác động của việc xây dựng công trình và khai thác khoáng sản trên đầu nguồn.

Hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn có tổng diện tích lưu vực là 10.035km2 trong đó diện tích lưu vực sông Thu Bồn tính đến Cửa Đại là 4.610km2, diện tích lưu vực sông Vu Gia đến Ái Nghĩa là 5.425km2. Dòng chảy trên sông Vu Gia - Thu Bồn phân bố không đều giữa các tháng và chủ yếu tập trung trong 4 tháng mùa lũ (chiếm từ 68 - 72%) lưu lượng nhỏ nhất tập trung vào tháng 4, 7, 8. Sau nhiều lần khảo sát, Sở TN-MT Quảng Nam và Đà Nẵng đã thống nhất đề xuất sẽ xây dựng 2 trạm quan trắc môi trường nước tự động liên tục dự kiến tại Trạm thủy văn Ái Nghĩa (Đại Lộc) và cầu Tứ Câu (Điện Bàn) với tổng mức đầu tư hơn 14 tỷ đồng và chi phí vận hành khoảng 1 tỷ đồng/năm/trạm.

 Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng ông Tô Văn Hùng.

Mục tiêu của dự án nhằm phát hiện, cảnh báo sớm các nguy cơ sụt giảm nguồn nước ở hạ du, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường nước, tình hình vận hành của các thủy điện và đánh giá nguy cơ xả thải ra môi trường từ các nguồn nước trên lưu vực sông giúp đánh giá hiện trạng, xu thế và diễn biến môi trường phục vụ công tác quản lý, bảo vệ môi trường và phục vụ công tác phối hợp liên vùng, liên ngành giữa hai địa phương trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nước lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng bờ Quang Nam - Đà Nẵng.

Dự án đầu tư xây dựng 2 hệ thống quan trắc môi trường nước tự động, liên tục tại trạm thủy văn Ái Nghĩa và Tứ Câu sẽ cung cấp cơ sở dữ liệu quan trọng về các thông số môi trường như: nồng độ pH, nhiệt độ, DO, mực nước, độ đục, phốt pho tổng, độ mặn... và được truyền tự động, liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường của 2 địa phương theo quy định.  Khi giá trị các thông số vượt ngưỡng, hệ thống sẽ tự động gửi cảnh báo đến cán bộ trực tiếp phụ trách.

Lãnh đạo Cục Môi trường miền Trung - Tây Nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam tham gia lễ khởi công 2 trạm quan trắc môi trường nước tự động. 

Theo đó, 2 trạm quan trắc được xây dựng tại trạm thủy văn Ái Nghĩa (thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) và trạm thủy văn Tứ Câu (phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam giáp ranh với Đà Nẵng) từ nguồn vốn ngân sách của thành phố Đà Nẵng do Sở Tài nguyên và Môi trường làm chủ đầu tư và quản lý dự án. Đặc biệt, Kết luận số 26-KL/TUQN-TUĐN ngày 27/4/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam tạo tiền đề vững chắc thúc đẩy việc hợp tác đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường giữa 2 bên. 

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng ông Tô Văn Hùng cho rằng, dự án đánh dấu nỗ lực trong công tác liên kết, hợp tác, hỗ trợ phát triển kinh tế, du lịch, quản lý và khai thác tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường giữa 2 địa phương. 

Dự án được UBND thành phố Đà Nẵng giao Sở TN&MT làm chủ đầu tư kiêm quản lý dự án với tổng mức đầu tư gần 11 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố.

Đức Cần – Đức Huấn

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.