Xây dựng môi trường pháp lý toàn diện phát triển hoạt động kinh doanh LPG tại Việt Nam

 MTXD - Sáng ngày 30/11 tại TP Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, Hiệp hội Gas Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị Kinh doanh khí: Tiến tới khuôn khổ pháp lý toàn diện thúc đẩy kinh doanh và phát triển thị trường.

 MTXD - Sáng ngày 30/11 tại TP Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, Hiệp hội Gas Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị Kinh doanh khí: Tiến tới khuôn khổ pháp lý toàn diện thúc đẩy kinh doanh và phát triển thị trường.

Toàn cảnh Hội nghị

Thời gian vừa qua, hệ thống văn bản pháp lý về kinh doanh khí đã được thiết lập tương đối đầy đủ nhằm điều chỉnh các chủ thể tham gia kinh doanh khí, giúp các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương, địa phương và các doanh nghiệp kinh doanh khí có cơ sở triển khai, áp dụng, góp phần quan trọng đưa thị trường mặt hàng khí vào nề nếp, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và xã hội.

Tuy nhiên, qua rà soát và thực tiễn thi hành, Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý nhà nước nhận thấy một số chính sách cần sớm được xem xét, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tiễn, một số quy định cần được thay thế, điều chỉnh để đảm bảo tính khả thi và phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã giao.

Tai hội nghị, ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết: Ngày 11/02/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW để Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đưa ra mục tiêu “Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững...; Xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

                                                      Ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương

Tiếp đó, ngày 28/12/2020 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh. Theo đó, Đề án đã đưa ra cụ thể mục tiêu đối với thị trường khí “Từng bước xây dựng khung pháp lý làm cơ sở để triển khai mô hình kinh doanh cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh khí CNG, LPG và LNG”. Đồng thời, xác định rõ lộ trình phát triển thị trường khí trong giai đoạn 2021-2025: “Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý làm cơ sở để triển khai quyền được thuê và sử dụng hạ tầng bên thứ ba bao gồm các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về kỹ thuật, thương mại, tài chính cần được hoàn thiện trước khi triển khai áp dụng”.

Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy để phát triển kinh tế

Theo thống kê, hiện nay trên cả nước có khoảng 26.266 cơ sở kinh doanh khí bao gồm: Nhà máy chế biến/xử lý khí, kho chứa khí, trạm chiết nạp khí, trạm phân phối khí, cảng xuất/nhập khí và các cửa hàng kinh doanh chai chứa LPG, ngoài ra có hàng triệu hộ gia đình đang sử dụng sản phẩm có liên quan đến LPG phục vụ cho sinh hoạt.

Do đó, yêu cầu về bảo đảm an toàn PCCC đối với các cơ sở kinh doanh khí là hết sức quan trọng và cấp thiết. Xuất phát từ yêu cầu về quản lý xã hội, quản lý an ninh trật tự, bảo đảm an toàn PCCC. Chính phủ và các cơ quan chức năng đã ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về PCCC tương đối hoàn chỉnh đã tạo hành lang pháp lý quan trọng trong việc bảo đảm an toàn PCCC đối với các cơ sở kinh doanh khí.

Trung tá Nguyễn Công Thành Phó Trưởng Phòng Công tác phòng cháy Cục Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ, Bộ Công An cho biết: Về cơ bản, các cơ sở kinh doanh khí đã chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về PCCC, tuy nhiên trong quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh khí vẫn một số tồn tại, thiếu sót và vi phạm về pháp luật PCCC.

 Trung tá Nguyễn Công Thành Phó Trưởng Phòng Công tác phòng cháy Cục Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ, Bộ Công An

Chỉ ra một số hạn chế đó là: Người đứng đầu cơ sở chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm PCCC theo quy định: Không tiến hành thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC trước khi đi vào hoạt động;

Không thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; chưa duy trì việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về PCCC và CNCH, kiểm tra, bảo dưỡng các hệ thống, thiết bị PCCC định kỳ.

Hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động PCCC, CNCH của cơ sở chưa được cập nhật, bổ sung bảo đảm thành phần trong quá trình hoạt động: Không có nội quy, quy định về PCCC và CNCH do người đứng đầu cơ sở ban hành; chưa cập nhật, bổ sung thành phần, nội dung hồ sơ về CNCH

Hệ thống, thiết bị PCCC và hệ thống kỹ thuật có liên quan đến PCCC trang bị tại các cơ sở đã đưa vào hoạt động nhiều năm thường không đáp ứng theo quy định, chất lượng thiết bị không bảo đảm yêu cầu, lắp đặt không phù hợp với khu vực chữa cháy, không duy trì việc kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện PCCC định kỳ, dẫn đến tình trạng sau một thời gian hoạt động, hệ thống bị hư hỏng hoặc hoạt động không đúng chức năng, thiết kế ban đầu.

Lực lượng PCCC cơ sở chưa bảo đảm về số lượng, biên chế theo quy định, đội viên chưa nắm bắt được kiến thức, kỹ năng PCCC: Không thường xuyên tham gia các hoạt động PCCC; không được tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ PCCC theo định kỳ.

Hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh LPG

Thực trạng về những khó khăn trong việc xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh LPG cũng là vấn đề được quan tâm trong khuôn khổ diễn đàn.

Lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) và đã đạt được kết quả nhất định, cụ thể tình trạng một số doanh nghiệp kinh doanh LPG chiếm dụng trái phép chai LPG của các doanh nghiệp có uy tín, trong đó có nhiều chai LPG chiếm dụng bị cắt tay xách, mài vỏ, không được kiểm định và đưa ra thị trường có chiều hướng phức tạp và tinh vi hơn, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn, rò rỉ gas, cháy nổ, đe dọa trực tiếp tới tài sản, tính mạng người sử dụng.

Qua đó, Tổng cục Quản lý thị trường đã tăng cường chỉ đạo Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố phối hợp các đơn vị liên quan theo dõi diễn biến thị trường khí dầu mỏ hoá lỏng, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát và đặc biệt là công tác tham mưu đề xuất xử lý các vụ việc nổi cộm, phức tạp trong kinh doanh LPG trên thị trường, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật để ngăn ngừa vi phạm.

Theo báo cáo của Hiệp hội Gas Việt Nam, thời gian vừa qua, hệ thống văn bản pháp lý về kinh doanh khí đã được thiết lập tương đối đầy đủ nhằm điều chỉnh các chủ thể tham gia kinh doanh khí, giúp các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương, địa phương và các doanh nghiệp kinh doanh khí có cơ sở triển khai, áp dụng, góp phần quan trọng đưa thị trường mặt hàng khí vào nề nếp, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và xã hội

Trước những yêu cầu của thực tiễn, ông Trần Minh Loan, Phó chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam kiến nghị, cơ quan quản lý cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh LPG và chế tài xử phạt các hành vi vi phạm. Trong quá trình xây dựng pháp luật, Hiệp hội kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền quan tâm hơn, trao đổi với Hiệp hội, với doanh nghiệp để xử lý những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để các quy định được ban hành phù hợp nhất có thể với thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Chia sẻ thêm từ thực tiễn hoạt động, bà Nguyễn Thị Hạnh, đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn Totalgaz Việt Nam, cho hay về hành vi sản xuất tem chống giả, niêm màng co giả gắn lên LPG chai, mỗi cơ quan quản lý tại các địa phương lại tiến hành xử phạt vi phạm hành chính bên vi phạm căn cứ vào các quy định pháp luật khác nhau.

Để tăng cường các biện pháp xử phạt, bà Nguyễn Thị Hạnh cho hay cần có hướng dẫn thống nhất áp dụng một nghị định để xử lý hành vi chiết nạp lậu, buôn bán hàng giả mạo nhãn thương hiệu... trong lĩnh vực kinh doanh khí.

Theo Bộ Công Thương, cũng thời gian tới, cần bổ sung một chương về kinh doanh LPG chai và chai LPG; trong đó quy định rõ đối tượng, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia kinh doanh và cung cấp dịch vụ kinh doanh chai LPG và LPG chai; điều chỉnh quy định yêu cầu lập sổ theo dõi chai LPG theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân kinh doanh LPG chai dễ tuân thủ, hiệu quả và khả thi đồng thời bổ sung các quy định nhằm làm rõ quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động sản xuất, kiểm định, trao đổi chai LPG trên thị trường hiện nay

                                                                                                                                                                       Tin, ảnh VĂN TRÌ

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.