Xây dựng Nông thôn mới: Phải từ sản phẩm OCOP và xây dựng du lịch nâng cao đời sống của người dân nông thôn

​MTXD - Bộ trưởng Lê Minh Hoan - Bộ NN&PTNT nhấn mạnh: Chương trình OCOP và Chương trình phát triển du lịch nông thôn nhằm tạo ra không gian phát triển kinh tế cho khu vực nông thôn và nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới ngày càng hiệu quả và thực chất hơn.

MTXD - Bộ trưởng Lê Minh Hoan - Bộ NN&PTNT nhấn mạnh: Chương trình OCOP và Chương trình phát triển du lịch nông thôn nhằm tạo ra không gian phát triển kinh tế cho khu vực nông thôn và nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới ngày càng hiệu quả và thực chất hơn.

Sáng Ngày 9/9, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP” và chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.

Quanh cảnh hội nghị

Báo cáo Bộ NN&PTNT cho biết: Sau hơn 4 năm triển khai Chương trình theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình OCOP đã có sự lan tỏa mạnh mẽ, được triển khai đồng bộ, rộng khắp, được tất cả các địa phương chủ động triển khai một cách hiệu quả và thành công, trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới. Đến ngày 31/8/2022, tất cả 63/63 tỉnh, thành phố đã tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm, cả nước đã có 8.478 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó 65,4% sản phẩm 3 sao, 33,4% sản phẩm 4 sao, 1,0% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 0,2 % sản phẩm 5 sao. Đã có hơn 4.351 chủ thể OCOP, trong đó có 38,3% là HTX, 26,1% là doanh nghiệp, 33,3% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác có sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.

Như vậy, sau hơn 4 năm nhìn lại, Theo Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương Ngô Trường Sơn, Chương trình OCOP đã có những tác động tích cực, đậm nét đến phát triển kinh tế nông thôn, góp phần khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng miền. Từ đó hình thành các sản phẩm OCOP tích hợp đa giá trị, gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với dịch vụ, du lịch.

Thông qua Chương trình, nhiều địa phương đã quy hoạch được các vùng nguyên liệu đặc sản, phát triển các ngành nghề nông thôn, hình thành nhiều sản phẩm OCOP gắn với vai trò như một “đại sứ” chuyển tải những câu chuyện sản phẩm mang tính nhân văn của vùng, miền; Chương trình đã thúc đẩy hướng đi về phát triển sinh kế ở những vùng khó khăn và các nhóm yếu thế như: đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ.

Đặc biệt, thông qua Chương trình OCOP, nhiều địa phương đã chủ động phát triển nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn và điểm du lịch. Đến nay, các địa phương đã đánh giá và công nhận 65 sản phẩm OCOP thuộc nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch, trong đó nhiều vùng đã phát huy được lợi thế về điều kiện tự nhiên, sản xuất nông nghiệp, văn hóa, làng nghề truyền thống để hình thành các Điểm du lịch nông thôn đặc sắc, như: Miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo báo cáo của lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hoá, sau 4 năm triển khai, thực hiện, toàn tỉnh đã có 236 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 51 sản phẩm 4 sao và 184 sẩn phẩm 3 sao của 158 chủ thể thuộc 139 xã, phường ở 27 huyện, thị xã, thành phố. Để hỗ trợ các sản phẩm OCOP phát triển, công tác xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm được các cấp, ngành, đơn vị liên quan chú trọng thực hiện. Các sản phẩm OCOP của tỉnh đã có mặt tại nhiều sự kiện như: Hội chợ OCOP toàn cầu tại TP Hồ Chí Minh, Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP tại các tỉnh Nghệ An, Nam Định, Yên Bái...

Nhiều gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP được tổ chức tại Siêu thị Co.opMart, khách sạn Sao Mai, TP Sầm Sơn… và các sự kiện chính trị - xã hội của tỉnh. Thông qua hoạt động xúc tiến thương mại, nhiều sản phẩm OCOP đã mở rộng thị trường trong và ngoài nước, như: Mắm tôm, mắm tép Lê Gia xuất khẩu sang thị trường Nga, Hàn Quốc, Đài Loan và Nam Phi; ống hút tre xuất khẩu sang Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển và Mỹ; Ghế tre thư giãn của Công ty TNHH sản xuất và thương mại BamBoo Vina xuất khẩu đi các nước Châu Âu, Đức, Mỹ… Cùng với đó, các sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hoá đã được tiêu thụ rộng rãi trên cả nước bằng hình thức trực tiếp và qua thương mại điện tử.

Bộ NN&PTNT xác định Chương trình OCOP tiếp tục là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần hợp tác của các chủ thể và cộng đồng để phát triển sản phẩm OCOP, gắn với mục tiêu tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt ở vùng miền núi, đồng bào dân tộc khó khăn. Bên cạnh những giải pháp về tuyên truyền, truyền thông, nâng cao năng lực trong tổ chức triển khai chương trình, Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 cần tập trung vào một số nội dung trọng tâm như sau:

Tổ chức triển khai Chu trình OCOP linh hoạt, phù hợp theo hướng phát triển chuỗi giá trị sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu địa phương. Trong đó, tập trung phát triển các đặc sản, sản phẩm truyền thống, phát huy giá trị văn hóa, hình thành sản phẩm tích hợp đa giá trị gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, giá trị văn hóa địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn; đẩy mạnh phát triển sản phẩm chế biến, chế biến sâu gắn với vùng nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa.

Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, tập huấn, chú trọng các kỹ năng về tổ chức sản xuất; quản trị; đổi mới, sáng tạo về sản phẩm; quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; kỹ năng về thiết kế bao bì, ghi nhãn và mẫu mã sản phẩm; sở hữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị; marketing và phát triển thị trường. Đặc biệt là đổi mới về phương pháp tập huấn, hướng dẫn theo hướng phát triển sản phẩm dựa vào nội lực cộng đồng.

Chú trọng và nâng cao chất lượng quản lý sản phẩm OCOP, trong đó: Kiện toàn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP các cấp theo hướng tinh gọn, hiệu quả; Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra sản phẩm sau khi được đánh giá, phân hạng, nhất là chất lượng, an toàn thực phẩm; Rà soát, kiểm tra đánh giá, phân hạng sản phẩm sau khi hết thời hạn công nhận nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể đối với người tiêu dùng.

Đối với hoạt động giới thiệu và xúc tiến thương mại: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP thông qua các diễn đàn, triển lãm, sự kiện tôn vinh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đặc sắc thường niên gắn với văn hóa cấp quốc gia, cấp vùng, địa phương và quốc tế. Đặc biệt, tập trung xây dựng để hình thành các “Điểm đến” về sản phẩm OCOP gắn với các trung tâm du lịch, các hoạt động văn hóa; nâng cao năng lực hệ thống logistic về nông sản và OCOP nhằm thúc đẩy thương mại, thị trường sản phẩm trong nước và xuất khẩu.

 

Xây dựng du lịch nâng cao đời sống của người dân nông thôn

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đó là tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân nông thôn, chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông thôn. Do vậy, Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được xác định là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới.

Theo Bộ NN&PTNT, xác định mục tiêu của Chương trình là đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương, nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Du lịch cộng đồng phải mang lại cho du khách những trải nghiệm về cuộc sống địa phương. Phát triển du lịch nông thôn không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn là trách nhiệm, niềm tự hào quê hương, xứ sở. Nông dân thiếu nhiều thứ nhưng có thừa thời gian, do đó các địa phương cần chú trọng, đầu tư phát triển thêm nhiều sản phẩm OCOP, gắn với phát triển du lịch cộng đồng, điểm du lịch nông thôn. Phải làm sao để thu nhập của người nông dân không chỉ trông vào sản phẩm nông nghiệp mà còn từ đa dạng các ngành nghề dịch vụ nông thôn

Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu cơ bản thống nhất với báo cáo chung của Bộ NN&PTNT. Đồng thời, tập trung nêu rõ những khó khăn, vướng mắc và các kiến nghị, giải pháp để thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025.

Cùng với đó, để chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 hiệu quả, các đại biểu đặt ra một số giải pháo, như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thay đổi tư duy, nhận thức hành động cho chính quyền và Nhân dân; hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn triển khai chương trình; tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, thị trường, kỹ năng hoạt động du lịch cho người lao động làm du lịch ở nông thôn; xây dựng các điểm đến, tuor du lịch nông thôn gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường và tổ chức nhiều diễn đàn giới thiệu, kết nối cung cầu du lịch nông thôn, đẩy mạnh áp dụng chuyển đổi số để quảng bá, giới thiệu mạnh mẽ các sản phẩm du lịch nông nghiệp nông thôn.

THANH BÌNH – VĂN TRÌ

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.