Xót xa rừng ngập mặn Tam Giang dần biến mất
MTXD - Khu rừng ngập mặn nguyên sinh này giống như một tấm chắn sóng, nhất là mùa mưa bão, bảo vệ môi trường, cảnh quan xanh đẹp, khí hậu trong lành. Nhưng hiện tại hàng nghìn cây rừng ngập mặn đã bị chết khô, trơ thân, rụi hết lá như những cây củi khô. Phía dưới gốc tràn ngập rác thải được xả nổi lềnh bềnh.
Khu rừng ngập mặn nguyên sinh có chiều dài hơn 3km bắt nguồn từ thôn Đông Xuân đến thôn Đông Bình (xã Tam Giang, huyện Núi Thành, Quảng Nam) đang chết dần. Ở Quảng Nam, có lẽ chỉ duy nhất xã Tam Giang (Núi Thành) còn giữ được cánh rừng ngập mặn nguyên sinh với hàng chục ha, hàng chục cây cổ thụ được người dân gìn giữ, bảo vệ nghiêm ngặt, đây là “báu vật” của làng.
Cánh rừng ngập mặn có từ lâu đời, có rất nhiều tác dụng như chắn sóng, chắn gió, nhất là mùa bão cho các khu dân cư.
Trước đây, khu rừng này được người dân địa phương ví như “báu vật” của làng chài vì có khá nhiều cá tôm và các loài nhuyễn thể sinh sống, tạo nguồn sinh kế ổn định. Một thời, người dân làng biển Tam Giang đã triệt hạ nhiều diện tích rừng ngập mặn để nuôi tôm và gánh chịu những hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu. Trong nỗ lực tái thiết “lá chắn xanh”, người dân nơi đây đã trồng lại rừng ngập mặn và cùng nhau gìn giữ, bảo vệ với tâm niệm “giữ rừng là giữ làng”.
Cánh rừng ngập mặn với cây xum xuê, rậm rạp lúc xưa giờ đây chỉ còn lác đác màu xanh vài cây lớn.
Lãnh đạo UBND xã Tam Giang cho biết, rừng ngập mặn tại địa phương ngoài một số cây nguyên thủy thì năm 1995 chính quyền các cấp đã vận động người dân trồng hơn 27ha. Đến năm 2015, UBND huyện Núi Thành triển khai Dự án trồng phục hồi rừng ngập mặn tại xã Tam Giang với mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ven sông, bảo vệ các bờ đê, bờ kè khỏi bị xói lở bởi gió bão, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tổng diện tích thực hiện dự án là 27,45ha, trong đó trồng rừng 23,9ha, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung 3,55ha; loài cây trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung là cây đước, với mật độ trồng 6.666 cây/ha, khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung 2.500 cây/ha.
Hàng nghìn cây rừng ngập mặn đã bị chết khô, trơ thân, trụi hết lá như những cây củi khô.
Khi cánh rừng mới được trồng, chính quyền xã ban hành quy chế cộng đồng quản lý và sử dụng rừng ngập mặn. Việc tận thu lá để bón cho đồng ruộng hay khai thác các loại thủy sản nước lợ như hàu, ngao, cua, cá… đều phải sử dụng bằng tay và chỉ thực hiện ở những khu vực rừng có tuổi cây lớn hơn 5 năm nhằm không gây hại đến rừng ngập mặn. Bên cạnh đó người dân tự giác trồng cây ngập mặn ở những diện tích còn trống, tham gia bảo vệ rừng tự nhiên và chăm sóc rừng trồng, phát hiện những vi phạm báo cho cho cơ quan chức năng.
Tuy nhiên, khoảng 3 năm trở lại đây, môi trường nước bị ô nhiễm cùng với khí hậu diễn biến cực đoan khiến cánh rừng ngập mặn chết khô. Rừng chết đi khiến lượng cá tôm đánh bắt được cũng giảm đáng kể, thậm chí nhiều người phải bán ghe, thúng lên bờ tìm nghề khác mưu sinh. Hàng trăm cây đước, mắm, bần có tuổi đời hơn 100 năm chỉ còn là thân củi khô; những hàng cây mới được chính quyền và người dân trồng tái sinh chỉ sống sót vài chục cây. Thời gian qua, chính quyền và người dân trồng cây đước nhưng cây không thích nghi với thổ nhưỡng nên tỷ lệ chết khá nhiều.
Hơn 5ha rừng ngập mặn ở xã Tam Giang chết khô khó có thể được phục hồi.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt – Trưởng thôn Đông Bình cho biết: “Hiện nay, toàn thôn có hơn 300 hộ dân. cánh rừng ngập mặn ở xã có từ lâu đời, có rất nhiều tác dụng như chắn sóng, chắn gió, nhất là mùa bão cho các khu dân cư và ghe thuyền. Trước đây rừng bị chết, xã có gửi báo cáo cho huyện mời các chuyên gia về kiểm tra, đánh giá, tìm nguyên nhân nhưng vẫn không có kết luận cụ thể nguyên nhân cây chết.
Người dân cũng đang hứng chịu lượng lớn rác thải sinh hoạt từ ngoài biển theo thủy triều tấp vào phủ đầy, gây bốc mùi hôi thối.
Hơn 5ha rừng ngập mặn ở xã Tam Giang chết khô chậm được phục hồi, cùng với đó là tình trạng rác thải sinh hoạt bủa vây xung quanh khiến môi trường ngày càng ô nhiễm, ảnh hưởng đến sinh kế. Người dân cũng đang hứng chịu lượng lớn rác thải sinh hoạt từ ngoài biển theo thủy triều tấp vào phủ đầy, gây bốc mùi hôi thối.
Phía dưới gốc tràn ngập rác thải được xả nổi lềnh bềnh.
Ông Nguyễn Ngọc Vinh - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Giang cho biết: “Hiện nay, nguồn kinh phí địa phương hạn hẹp không thể triển khai dự án trồng tái sinh rừng ngập mặn nên chúng tôi rất mong UBND tỉnh, huyện phân bổ nguồn lực hỗ trợ triển khai trồng lại rừng ngập mặn để tạo nguồn lợi thủy sản, tạo đê mềm chắn sóng bảo vệ”.
Nhuận Mẫn
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.