Xử lý chất thải nhựa có thể tiêu tốn hơn 100 tỷ USD/năm của các công ty lớn

​MTXD - Hiện các nhà đầu tư đang lo lắng khi chất thải nhựa đang ngày càng gia tăng và họ có thể đối mặt với hoá đơn hơn 100 tỷ USD/năm để xử lý chất thải nhựa đó.

MTXD - Hiện các nhà đầu tư đang lo lắng khi chất thải nhựa đang ngày càng gia tăng và họ có thể đối mặt với hoá đơn hơn 100 tỷ USD/năm để xử lý chất thải nhựa đó.

Ảnh rminh họa (nguon: Internet)

Bốn năm sau khi những “gã khổng lồ” tiêu thụ nhựa, như PepsiCo, Coca-Cola và Mars, đăng ký các mục tiêu tự nguyện cắt giảm mức sử dụng nhựa theo Cam kết toàn cầu về nền kinh tế nhựa mới nhưng tiến độ đạt được thật đáng thất vọng.

Dữ liệu của Quỹ Ellen MacArthur Foundation cho thấy, PepsiCo, Mars và Coca-Cola đã tăng cường sử dụng nhựa nguyên chất để đựng sản phẩm và nhựa được làm từ nhiên liệu hóa thạch thay vì vật liệu tái chế lần lượt là 5%, 3% và 11% trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến năm 2021.

Điều đó khiến họ khó có thể đáp ứng các cam kết hạn chế sử dụng nhựa tương ứng ở mức 5%, 20% và 25% vào năm 2025. Những công ty sử dụng nhựa lớn cũng không đạt được tiến bộ trong việc sử dụng vật liệu tái chế.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết, bất chấp nỗ lực của người dân trong việc phân loại nhựa đã qua sử dụng để thu gom, đặc biệt là ở châu Âu, chỉ có 9% phế liệu nhựa thực sự được tái chế mỗi năm.

Tại Mỹ, 73% chất thải nhựa bị bỏ đi tại các bãi rác và phải mất tới 500 năm để phân hủy, phần còn lại bị thiêu hủy hoặc trôi dạt vào bờ biển của các nước đang phát triển, và điều đó sẽ trở nên tồi tệ hơn khi nhu cầu hàng năm đạt khoảng 450 triệu tấn nhưng dự kiến sẽ tăng gấp ba vào năm 2060. Công việc giải quyết những thách thức về xử lý rác thải nhựa cũng rất phức tạp và tốn kém.

Tuy nhiên, sau khi đã cam kết hành động, các tập đoàn lớn đang ở một vị trí dễ bị tổn thương. Danone đang đối mặt với thách thức pháp lý về việc sử dụng nhựa. Trong trường hợp xấu nhất, các công ty có thể phải đối mặt với hóa đơn trị giá 100 tỷ USD hàng năm nếu các nhà lập pháp yêu cầu họ trang trải toàn bộ chi phí xử lý chất thải, PEW Charitable Trusts cho biết.

Vào tháng 3/2022, đã có 175 quốc gia đồng ý xây dựng các luật ràng buộc để chấm dứt tình trạng ô nhiễm nhựa đến cuối năm 2024. Trong năm 2022, khoảng 70% công dân được khảo sát tại 34 quốc gia muốn đưa ra các quy tắc mới để hạn chế sử dụng nhựa.

Thảo Mai (T/h)

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.