Đà Nẵng: Sản xuất tự phát gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng mỹ quan đô thị cơ quan chức năng nói gì?

MTXD - Sau khi TC Môi trường Xây dựng có bài viết phản ánh, Lực lượng Thanh tra giao thông thành phố Đà Nẵng đã cùng phối hợp với chính quyền địa phương phường Hòa quý, quận Ngũ Hành Sơn làm việc và đưa ra kết luận cho sự việc nêu trên.

MTXD - Sau khi TC Môi trường Xây dựng có bài viết phản ánh, Lực lượng Thanh tra giao thông thành phố Đà Nẵng đã cùng phối hợp với chính quyền địa phương phường Hòa quý, quận Ngũ Hành Sơn làm việc và đưa ra kết luận cho sự việc nêu trên.

Thời gian qua việc các cơ cơ sở sản xuất đá móng từ bê tông dư thừa tự phát mọc lên rất nhiều trên địa bàn thuộc phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống của người dân, mỹ quan đô thị của thành phố du lịch như Đà Nẵng.

Cơ sở đá móng bê tông khác nằm ngay ngã ba đường Võ Chí Công – Huỳnh Văn Nghệ, tuyến đường chính có lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông rất lớn, đáng nói hơn cơ sở sản xuất này chiếm hết vỉa hè đường Huỳnh Văn Nghệ.

Hiện khu vực ven thành phố hiện đang có rất nhiều lô đất trống thuộc quản lý của Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố, thời gian qua đã trở thành điểm đến tập kết cho những xe xà bần, giá hạ, phế thải xây dựng, cơ sở đá móng đúc từ bê tông dư thừa thành viên tự phát mọc lên. Lưu lượng xe chở bê tông dư thừa tại các công trình trên địa bàn thành phố vào các bãi này nhả hàng “thừa phế” (nguồn nguyên liệu chính của những cơ sở sản xuất đá bê tông) đã tăng thêm phần ô nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông cao hơn.

Ghi nhận tại địa bàn phường Hòa Quý, (quận Ngũ Hành Sơn), hiện có 5 điểm sản xuất, đúc bê tông dư thừa đang hoạt động. Điều đáng nói có nhiều cơ sở làm đá móng bê tông nằm tại vị trí rất “nhạy cảm” như ngay sát khu vực chân cầu Khuê Đông, giáp với sông Đô Tỏa. Cách đấy không xa một cơ sở đá móng bê tông khác nằm ngay ngã ba đường Võ Chí Công – Huỳnh Văn Nghệ; ngã ba tuyến đường Kỳ Đồng – Dầu Khí, tất cả các tuyến đường chính này có lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông rất lớn. Các cơ sở sản xuất đá móng từ bê tông dư thừa này khiến đoạn vào ra bãi có bụi bặm, gây ô nhiễm môi trường và rất mất mỹ quan đô thị của thành phố du lịch.

Một cơ sở đúc bê tông dư thừa đá móng nằm sát khu vực chân cầu Khuê Đông, giáp với sông Đô Tỏa. Đoạn vào ra có đất đá rơi vãi làm ảnh hưởng tới môi trường.

Sau khi vấn đề này được TC Môi trường Xây dựng có bài viết đăng ngày 8/4/2024. Vào lúc 11 giờ 00 phút, sáng ngày 17/8/2024, Lực lượng Thanh tra Sở Giao thông thành phố Đà Nẵng đã phối hợp với UBND phường Hòa Quý và các đơn vị liên quan lập biên bản tại cơ sở sản xuất đá móng đúc bê tông tại chân cầu Khuê Đông.

Nội dung biên bản ghi rõ: “Qua kiểm tra thực tế trước lối ra vào đúc bê tông có đất cát lôi kéo ra đường gây ảnh hưởng vệ sinh môi trường, hiện khu đất trống này là đất công do nhà nước quản lý. Thanh tra Sở yêu cầu chủ cơ sở đảm bảo vệ sinh môi trường trước lối ra vào của cơ sở. Không làm ảnh hưởng đến kết cấu  an toàn hành lang của cầu. Nếu vi phạm Thanh tra Sở sẽ tiến hành xử lý hành chính theo quy định. Giao UBND phường tiếp tục theo dõi xử lý theo thẩm quyền”.

Theo kết luận của đoàn làm việc của lực lượng Thanh tra Sở Giao thông Đà Nẵng cùng UBND phường Hòa Quý và các đơn vị liên quan thì đoạn ra vào bãi cơ sở sản xuất đã móng bê tông dư thừa nàm dưới chân cầu Khuê Đông, có đất cát lôi kéo ra đường gây ảnh hưởng vệ sinh môi trường, hiện khu đất trống này là đất công do nhà nước quản lý.

Cũng liên quan vấn đề nêu trên phóng viên TC Môi trường Xây dựng có buổi làm việc với lãnh đạo UBND phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn. Qua trao đổi ông Cao Xuân Tuấn, phó chủ tịch UBND phường cho biết: Về vấn đề môi trường mà TC Môi trường Xây dựng vừa thông tin, lãnh đạo phường rất quan tâm và luôn có chỉ đạo, kiểm tra sâu sát vấn đề này. Thời gian qua, trên địa bàn phường đúng là có những cơ sở sản xuất đá móng bê tông dư thừa hoạt động. Các lô đất nói trên là đất của Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố, nếu như Sở TNMT có văn bản thu hồi đất phường sẽ cho cơ sở từ 7 đến 10 ngày thu dọn hoàn trả lại mặt bằng. Trước đó, ngày 13/3/2024, phường đã có mời các chủ cơ sở này cam kết đảm bảo công tác vệ sinh, môi trường.

Được biết, hiện Sở Tài nguyên Môi trường TP Đà Nẵng đã có văn bản số 4434/STNMT-TTPTQĐ và văn bản số 4809/STNMT-TTPTQĐ gửi UBND các quận, huyện về việc báo cáo số liệu tháo dỡ, di dời các công trình lấn chiếm xây dựng trái phép trên các khu đất, lô đất do Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý.

Qua tìm hiểu được biết thời gian qua, trên địa bàn phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn cũng đã có một số lô đất công vị trí đẹp, đắc địa được các đơn vị “mượn” dùng vào công việc, mục đích khác nhau nhưng lại làm ảnh hưởng tới Môi trường và mỹ quan đô thị của thành phố.

Sau khi TC Môi trường Xây dựng có bài viết “Đà Nẵng nhức nhối “vấn nạn” đổ trộm xà bần, sản xuất đá móng gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng mỹ quan đô thị”. lực lượng Thanh tra giao thông thành phố Đà Nẵng đã cùng phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra và lập biên bản cở sở sản xuất đá móng.

Trước đó, ngày 24/8/2023, Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở TN-MT TP Đà Nẵng) có Công văn số 643/TTPTQĐ-HCTH về việc cung cấp thông tin và phối hợp quản lý các khu, lô đất đã có mặt bằng trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn hiện do Trung tâm Phát triển quỹ đất đang quản lý gửi UBND quận Ngũ Hành Sơn, trong đó có Khu A-4, Khu TĐC Bá Tùng mở rộng (Khu Mân Quang) và Khu HH1 Khu TĐC Bá Tùng mở rộng giai đoạn 3 (Khu Khái Tây 1).

Trong đó, Trung tâm Phát triển quỹ đất đề nghị UBND quận Ngũ Hành Sơn chỉ đạo các đơn vị, yêu cầu các chủ sử dụng tháo dỡ, bàn giao mặt bằng (theo lộ trình và theo kế hoạch của quận, phường) đối với các khu đất với hiện trạng có các tổ chức, hộ dân đang sử dụng tạm vào mục đích trồng hoa màu, đặt cây xanh, làm bãi đậu xe, làm quán ăn, cà phê giải khát... “Đồng thời, có cam kết trong thời gian đang sử dụng tạm phải có biện pháp xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và chịu trách nhiệm trong phòng chống cháy nổ”.

Để hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng tới người dân tham gia giao thông trên các tuyến đường trong dịp hè nắng nóng sắp tới cũng như lập lại trật tự đô thị cho các tuyến đường nói trên. Tạp chí Môi trường Xây dựng kính chuyển nhũng thông tin trên đến lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố Đà Nẵng, Sở Tài nguyên Môi trường cùng ban ngành, quận, huyện… tiếp tục có những chỉ đạo quyết liệt để chấn chỉnh khắc phục những bất cập về Môi trường mà người dân và dư luận đang rất quan tâm.

Hữu Văn

Các tin khác

Thủ tướng: Tây Ninh có 'thiên thời, địa lợi, nhân hòa' để tăng tốc phát triển nhanh, bền vững
Thủ tướng: Tây Ninh có 'thiên thời, địa lợi, nhân hòa' để tăng tốc phát triển nhanh, bền vững

​MTXD - Chiều ngày 5/5, tại tỉnh Tây Ninh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch).

Bảo tồn di sản để phục vụ du lịch: Bài học kinh nghiệm quốc tế
Bảo tồn di sản để phục vụ du lịch: Bài học kinh nghiệm quốc tế

MTXD - Cầu Long Biên với các giá trị đã được xác định và thừa nhận từ rất nhiều nguồn dẫn...

Lâm Đồng: Kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản trên địa bàn TP Đà Lạt và Bảo Lộc
Lâm Đồng: Kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản trên địa bàn TP Đà Lạt và Bảo Lộc

MTXD – UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản giao các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát các dự án kinh doanh bất động sản tại TP.Đà Lạt và TP.Bảo Lộc.

Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ
Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

MTXD - Đến nay, trong số 29 dự án giao thông quan trọng, liên kết vùng Đông Nam Bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư và 20 dự án đang được nghiên cứu, trong đó có tuyến Vành đai 4 TPHCM dài khoảng 206 km và dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Tổ chức thành 02 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Tổ chức thành 02 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng

MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày...