Đánh giá việc áp dụng QCVN trong quy hoạch, CTDD-CN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và định hướng xây dựng quy chuẩn địa phương
MTXD - Trong những năm qua công tác quản lý nhà nước ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đều tuân thủ áp dụng Quy chuẩn Việt Nam đảm bảo đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với lĩnh vực ngành xây dựng. Các đồ án quy hoạch, các dự án đầu tư xây dựng công trình được đảm bảo dung trình tự tuân thủ các cấp độ quy hoạch.
Các đồ án đã phát huy hiệu quả, làm cơ sở để tỉnh quản lý không gian kiến trúc đô thị, quản lý kiến trúc cảnh quan, quản lý sử dụng đất được hiệu quả, làm cơ sở thu hút các nhà đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Các dự án đầu tư xây dựng được đưa vào sử dụng phát huy được hiệu quả đầu tư, phục vụ thiết thực đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý quy hoạch, quản lý hoạt động đầu tư xây dựng công trình của một số dự án trên địa bản tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.
Dự án Nhà điều trị nội trú – Bệnh viện Đa khoa tỉnh đang được nhà thầu nỗ lực đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện. Ảnh: Chu Kiều
Đặc thù của Vĩnh Phúc có quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1883/QĐ- TTg ngày 26/10/2011 với diện tích với quy mô diện tích 318 6 km liên quan đến địa giới hành chính của 7/9 huyện, thành phố (Vĩnh Yên, Bình Xuyên, Phúc Yên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Dương, Tam Đảo; UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt 15 QHPK (cụ thể hoá QHC đô thị Vĩnh Phúc). Trong cùng một giai đoạn phát triển, phải thực hiện song hai mục tiêu là phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có tổng cộng 34 đô thị trong đó thành phố Vĩnh Yên đã được nâng cấp, công nhận là đô thị loại II từ năm 2014, thị xã Phúc Yên đã được nâng cấp, là đô thị loại III và được công nhận thành thành phố Phúc Yên năm 2018 ngoài ra có 32 đô thị loại V thuộc cấp huyện (gồm 18 thị trấn đã được UBTV Quốc hội thành lập, 14 khu vực được công nhận hình thành đô thị). Công tác đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị cũng đã được quan tâm, triển khai thực hiện. Về giao thông, các đường giao thông đối ngoại, các tuyến đường hướng tâm, đường vành đai các tuyến đường liên khu vực, đường chính cấp đô thị đã và đang hình thành tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.
Tỉnh Vĩnh Phúc có 16 dự án khu đô thị mới đầu tư ngoài nguồn vốn ngân sách Nhà nước đang triển khai đầu tư xây dựng với tổng diện tích sử dụng đất 1 008 8ha, 03 dự án khu đô thị đang thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư với tổng diện tích khoảng 69 351 ha. Trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch kiến trúc, thiết kế đô thị, các chỉ tiêu sử dụng đất, chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng, QCVN 01 2008/BXD; QCVN 01 2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/ TT- BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng; Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật công trình nghĩa trang QCVN 07- 10 2016/BXD và các quy chuẩn, tiêu chuẩn khác có liên quan.
Đối với công tác quy hoạch đều tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCVN 01 2021 BXD ban hành kèm theo Thông tư số 01/202111 BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng, để áp dụng trong quá trình lập, thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng, áp dụng chung cho cả nước đang thực hiện. Tuy nhiên theo quy chuẩn các chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật (mật độ xây dựng, chỉ tiêu đất cây xanh, bãi đỗ xe, giáo dục, y tế), có quy định chỉ tiêu sử dụng đất tối thiểu như sau:
-Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở tối thiểu đạt 2 m2/người
Trường mầm non diện tích đất tối thiểu 12m2/ cháu
- Trường Tiểu học, Trường THCS diện tích đất tối thiểu 10 m2/cháu
-Trạm y tế, diện tích đất tối thiểu 500m2/ 01 trạm
- Chỉ tiêu bãi đỗ xe toàn đô thị diện tích đất tối thiểu 2,5m2/người
Trong thực tiễn khi áp dụng các chỉ tiêu nêu trên, chỉ phù hợp với các thành phố lớn (khu vực nội thị của thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, các đô thị có tính chất đặc thủ hạn chế về quỹ đất mở rộng phát triển)
Đối với tỉnh Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng đồng băng châu thổ sông Hồng, nhưng thực tế địa hình của tỉnh có cả miền núi, miền trung du và đồng bằng, dư địa quỹ đất vẫn còn rất lớn để phát triển, do vậy khi áp dụng các chỉ tiêu sử dụng đất tới thiểu đối với nhóm công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình công cộng phục vụ nhân dân (như về cây xanh, bãi đỗ xe, ý tế, giáo dục giao thông ) sẽ hình thành quỹ đất nhỏ, không thuận lợi trong việc tạo lập kiến trúc cảnh quan đô thị, mục tiêu phát triển đô thị của tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng “Xanh- Sạch- Đẹp- Văn minh" hướng đến phát triển bền vững, hiện đại, có bản sắc và đồng bộ, xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu theo hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, văn hoá, xã hội, theo mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII- nhiệm kỳ 2020- 2025 đã đề ra và theo Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững đô thị Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045.
Thực tiễn hiện nay tại dự án khu đô thị, khu nhà ở trên địa bản tỉnh, khi thực hiện lập quy hoạch chi tiết, chủ đầu tư dự án đưa ra các chỉ tiêu sử dụng đất hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ở mức tối thiểu theo QCVN, tăng diện tích đất ở, dẫn đến khi dự án đi vào hoạt động, do nhu cầu phát triển của người dân mỗi hộ có từ 1- 2 ô tô (mỗi ô tô chi tiêu 25m2- 1chỗ) dẫn đến thiếu diện tích danh cho bãi đỗ xe tĩnh, phải để dưới hồ đưởng, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và mất an toàn giao thông,
/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành nghị Mặt khác, đối với Vĩnh Phúc trước đây đã ban hành theo Nghị quyết số 38 quyết về một số cơ chế chính sách tăng cường cơ sở vật chất trường học giai đoạn 2012– 2015, tạo ra cơ sở vật cho các nhà trường và định hưởng quỹ đất phát triển giáo dục. Nghị quyết này đến nay đã hết hiệu lực áp dụng
Theo quy chuẩn: Ngành học mầm non. Đảm bảo tối thiểu 20 m2 học sinh. Tổng diện tích một trường tối thiểu 3.000 m2 Bậc tiểu học. Đảm bảo tối thiểu 25 m2 học sinh, Tổng diện tích một trường tối thiểu 5.000 m2 Bậc trung học. Đảm bảo tối thiểu
30 m học sinh, Tổng diện tích một trường trung học cơ sở tối thiểu 10.000 mỉ, trung học phổ thông tối thiểu 30.000 m2, trường nội trú 45 m’học sinh. Trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học tối thiểu 35 m học sinh. Cũng theo quy chuẩn, khuyến khích các nhà trường, địa phương có điều kiện mở rộng diện tích đất trường học cao hơn mức quy định.
Với lý do nêu trên, Sở Xây dựng Vĩnh Phúc đã tham mưu cho UBND xây dựng quy chuẩn địa phương về quy hoạch và kiến trúc tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện tại, UBND tỉnh đã có văn bản gửi Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và công nghệ xem xét chấp thuận làm cơ sở triển khai các thủ tục tiếp theo (Dự kiến ban hành Quý I, năm 2024).
Đề xuất, kiến nghị
Với đặc thù truyền thống vùng đồng bằng Bắc bộ, dân cư phân tán theo cụm làng xã, có lịch sử hình thành từ lâu đời nay, phong tục tập quán còn cũ chưa kịp chuyển đổi theo tốc độ đô thị hoá. Dẫn đến khi thực hiện đô thị hoá, một số tiểu chỉ quy định tối thiểu quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật, không phù hợp với đặc thù của mỗi địa phương, định hướng mới về phát triển không gian đô thị theo quy hoạch bền vững. Để việc áp dụng QCVN có hiệu quả và phù hợp với mỗi địa phương, đồng thời vẫn đảm bảo tính thống nhất trong quản lý nhà nước. Sở Xây dựng Vĩnh Phúc kiến nghị đối với các chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo QCVN chỉ quy định khống chế chỉ tiêu tối đa, còn quy định tối thiểu sẽ giao cho UBND cấp tỉnh xây dựng ban hành quy chuẩn địa phương để áp dụng cho phù hợp với thực tiễn của mỗi địa phương./.
Sở Xây dựng Vĩnh Phúc
( Bài tham luận trong HTKH Đánh giá việc áp dụng QCVN trong QH, CTDD, CN và đề xuất sửa đổi, bổ sung, kiến nghị XD QC địa phương)
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.