Đánh giá việc áp dụng quy chuẩn Việt Nam trong quy hoạch, công trình dân dụng, công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và xây dựng quy chuẩn địa phương

​MTXD - Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật ngành Xây dựng có vai trò đặc biệt quan trọng, là chuẩn mực kỹ thuật để quản lý đảm bảo chất lượng trong lĩnh vực quy hoạch, đảm bảo chất lượng các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông vận tải, thủy lợi và các kết cấu hạ tầng kỹ thuật khác.

MTXD - Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật ngành Xây dựng có vai trò đặc biệt quan trọng, là chuẩn mực kỹ thuật để quản lý đảm bảo chất lượng trong lĩnh vực quy hoạch, đảm bảo chất lượng các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông vận tải, thủy lợi và các kết cấu hạ tầng kỹ thuật khác.

Trong thời gian qua, các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố đã ban hành nhiều Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, hình thành hệ thống bộ quy chuẩn Việt Nam điều tiết hiệu quả các hoạt động đầu tư xây dựng từ quy hoạch, khảo sát, thiết kế, thi công đến khai thác sử dụng công trình; một số công nghệ tiên tiến đã nhanh chóng được áp dụng tại Việt Nam góp phần nâng cao năng suất và chất lượng công trình, an toàn lao động và tiết kiệm chi phí, thời gian xây dựng công trình.

Tuy nhiên, quá trình áp dụng hệ thống Quy chuẩn còn bộc lộ một số bất cập, hạn chế cần các cơ quan chức năng tiếp tục hoàn thiện, điều chỉnh, bổ sung để phù hợp, đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Sở Xây dựng Hà Nội đóng góp một số ý kiến tham luận như sau:

1. Đánh giá việc áp dụng quy chuẩn Việt Nam trong quy hoạch, công trình dân dụng, công trình công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và xây dựng Quy chuẩn địa phương.

Sở Xây dựng Hà Nội có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, vật liệu xây dựng, là cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện thẩm định các công trình dự án trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Do vậy, đối với chúng tôi, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn là thước đo, là quy định của pháp luật để thẩm định, kiểm tra chất lượng công trình Trong quá trình thẩm định, Chúng tôi luôn kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và áp dụng tiêu chuẩn của các công trình, dự án, qua đó kiểm soát chất lượng công trình, đảm bảo an toàn cho người, tài sản và bảo vệ môi trường.

Đối với các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì hệ thống quy chuẩn Việt Nam là một phần tất yếu trong hoạt động xây dựng: đó là công cụ để thiết kế, quản lý chất lượng vật liệu, công trình trong quá trình xây dựng ...

Bên cạnh đóng góp quan trọng trong quy hoạch, xây dựng nói riêng, xã hội nói chung, thì trong quá trình áp dụng. hệ thống quy chuẩn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế:

- Thứ nhất: Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện nay đang hướng đến một đối tượng, loại công trình cụ thể; chưa phủ hết các đối tượng và lĩnh vực xây dựng.. Nhiều hoạt động xây dựng và loại công trình cần sớm được nghiên cứu, xây dựng quy trình công nghiệp...) xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về ứng dụng mô hình thông tin công chuẩn kỹ thuật cho một số công trình phổ biến (công trình thương mại dịch vụ, công trình (BIM) nhằm đảm bảo lộ trình áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng đã được phê duyệt tại Quyết định số 258/OD. TTg ngày 17/3 của Thủ tướng Chính phủ ...

- Thứ hai: Chất lượng một số quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chưa sát với thực tiễn nhiều nước. Một số quy chuẩn còn chậm được nghiên cứu, đối mới nên chưa theo kỳ sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ xây dựng đang áp dụng tại Việt Nam.

Những hạn chế, bất cấp nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan, thị quan. Một số nguyên nhân chính là:

- Về khách quan:

+ Hiện nay, tại Việt Nam và trên thế giới nhiều vật liệu mới, công nghệ mà trong lĩnh vực thiết kế, thi công xây dựng công trình thường xuyên ra đời, thay đổi liên tục. Trong khi đó thời gian ban hành quy chuẩn thường bị kéo dài do quy định các thu tục hành chính. Vì vậy, các quy chuẩn đôi khi chưa kịp cập nhật các quy định các công nghệ mới, vật liệu mới.

+ Phần lớn các quy chuẩn này được biên soạn từ lâu, có niên hạn sử dụng quá dài. Chỉ có một phần các quy chuẩn được thực hiện theo lộ trình soát xét theo chu kỳ 5 năm. Điều này là do nguồn lực hạn chế, có sự thay đổi trong phân cấp quản lý nên kéo dài thời gian biên soạn và công bố tiêu chuẩn.

- Về chủ quan:

tiêu chuẩn kỹ thuật; việc triển khai rà soát, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật chủ yếu chỉ + Các cơ quan biên soạn chưa cập nhật thường xuyên các bất cập của Quy chuẩn làm khi có hợp đồng giao khoản, chưa đảm bảo tính chủ động.

+ Thủ tục, thời gian xây dựng, hoàn thiện và công bố quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật còn kéo dài.

+ Kinh phí để thực hiện xây dựng các quy chuẩn còn chưa phù hợp, chưa khuyến khích được các nhà khoa học, cá nhân, tổ chức tham gia ý kiến phản biện,

+ Năng lực và trình độ đội ngũ nghiên cứu, biên tập, biên soạn quy chuẩn chất đáp ứng yêu cầu phát triển; lực lượng làm công tác xây dựng quy chuẩn còn mông | mang tính kiêm nhiệm, còn mang nặng tính chất quản lý hành chính, chưa chủ động phát hiện, đề xuất các vướng mắc cần giải quyết trên thực tế.

Ảnh minh họa - Internet

2. Đề xuất một số giải pháp

Từ thực trạng việc áp dụng các quy chuẩn như đã nêu trên, để nâng cao chất lượng các quy chuẩn, xin đề xuất một số giải pháp như sau:

Một là: Cần tiếp tục nghiên cứu rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. để các đối tượng sử dụng, áp dụng dễ tiếp cận.

Hai là: Rà soát, chỉnh sửa các quy định, các nội dung mâu thuẫn, chưa phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, địa lý, khí hậu, kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam còn tồn tại trong hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật ngành Xây dựng.

Ba là: Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, căn cứ vào QCVN ngành xây dựng, có thể áp dụng toàn bộ hoặc tổ chức lập các OC địa phương tương ứng (phủ hợp đới điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của địa phương), lấy ý kiến Bộ chuyên ngành trước khi phê duyệt, ban hành, áp dụng.

Bốn là: Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hệ thống dữ liệu, thông tin, tuyên truyền về quy - chuẩn xây dựng: Toàn bộ hệ thống quy chuẩn kỹ thuật ngành xây dựng phải được cập nhật, tích hợp vào hệ thống tổng thể quốc gia về quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất quản lý.

Năm là: Đa dạng hoá nguồn tài chính cho hoạt động xây dựng quy chuẩn (bằng nguồn vốn ngân sách, xã hội hoá); đồng thời đẩy mạnh hoạt động đào tạo, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng và áp dụng quy chuẩn; xây dựng các chương trình tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia vào công tác nghiên cứu, biên soạn quy chuẩn.

Ngoài ra, Tôi đề xuất sửa đổi, bổ sung một số Quy chuẩn trong quy hoạch, công trình dân dụng, công trình công nghiệp như sau:

(1) Quy chuẩn QCVN 01:2021/BXD về Quy hoạch xây dựng: Trong đó quy định về thiết kế đô thị sẽ phù hợp khi triển khai trên quỹ đất sạch hoặc dự án đầu tư đồng bộ của chủ đầu tư, tuy nhiên gặp khó khăn khi triển khai rộng rãi ở 1 khu vực trong đô thị hiện hữu có phần lớn là đất dân cư...

Nhận thấy vướng mắc như vậy, tại Quyết định số 975/QĐ- UBND ngày 21/3/2022, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quy chuẩn địa phương QCDP 01:2022/TPHN về quy hoạch, kiến trúc tại khu vực các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội phục vụ trong công tác quản lý quá trình lập, thẩm định và phê duyệt các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, tổng mặt bằng dự án đầu tư trên địa bàn các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng.

(2) Quy chuẩn QCVN 03:2022/BXD về phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng (có hiệu lực từ 01/6/2023 thay thế QCVN 03-2012 BXD): Quy chuẩn đã quy định nhiều điểm mới về cách thức, nội dung phân cấp công trình theo các tiêu chi (1) Hậu quả do kết cấu công trình bị hư hỏng hoặc phá hủy (C1 (thấp). C2 (trung bình C3(cao)); (2) Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình; (3) Phân loại kỹ thuật về kế của công trinh phải được xác định ngay trong nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình tháy đối với công trình. Theo Quy chuẩn thi cấp hậu quả và thời hạn sử dụng theo thiết

Tuy nhiên để quy chuẩn QCVN 032022/BXD có thể áp dụng hiệu quả trong thực dẫn cụ thể về phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng như nêu trên (quy định hiện tiễn cần nhanh chóng nghiên cứu, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, có hưởng hành đang chỉ có quy định cụ thể về phân cấp công trình phục vụ quản lý hoạt động đầu tư xây dựng ( theo công xuất phục vụ, tầm quan trọng, quy mô kết cấu) tương ứng cấp đặc biệt, cấp I, II, III, IV), ban hành các tiêu chuẩn xây dựng phục vụ thiết kế, kiểm soát đánh giá việc đáp ứng quy định kỹ thuật về cấp hậu quả và thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình.

(3). Quy chuẩn QCVN 09:2017/BXD về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả: Cần nghiên cứu bổ sung thêm phạm vi đối tượng áp dụng nhằm điều chỉnh việc quản lý sử dụng năng lượng hiệu quả của các loại công trình xây dựng (quy chuẩn đang chỉ điều chỉnh đối với công trình văn phòng, khách sạn, bệnh viện, trường học, thương mại dịch vụ, chung cư có tổng diện tích sàn 2.500m2 sàn trở lên); kết triển khai thực tiễn trong áp dụng quy chuẩn còn hạn chế, chưa đáp ứng so với yêu cầu quản lý.

(4). Riêng đối với QCVN 06:2022/BXD, Sở Xây dựng Hà Nội đã có văn bản số 2681/SXD- QLXD ngày 21/4/2023 gửi Bộ Xây dựng báo cáo về khó khăn vướng mà trong việc áp dụng QCVN 06:2022/BXD theo chỉ đạo của Bộ Xây dựng tại văn bản số 1498/BXD-VP ngày 18/4/2023; trong đó có đề xuất một số nội dung như: Bổ sung hướng dẫn chi tiết về xác định quy mô khối tích công trình để đảm bảo phù hợp, thống nhất với quy định xác định quy mô khối tích các công trình, dự án phải thực hiện các thủ tục thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy theo quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy hiện hành đề xuất nghiên cứu không yêu cầu bố trí vách ngăn cháy tại hành lang (mục 3.3.5 Quy chuẩn và mục A.2.14); đề xuất nghiên cứu không yêu cầu giới hạn chịu lửa của bộ phận bao che đối với hành lang bên; một số nội dung, quy định trong Quy chuẩn chưa đảm bảo thống nhất, có nhiều cách hiều cần được hướng dẫn, làm rõ...

Sở Xây dựng thành phố Hà Nội

 

Các tin khác

Tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon
Tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 2/5/2024 về tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định.

Chiến thắng Điện Biên Phủ từ hiệu lệnh trên đồi A1
Chiến thắng Điện Biên Phủ từ hiệu lệnh trên đồi A1

MTXD - Tiếng bộc phá ngàn cân nổ trong đường hầm dưới đồi A1 (Điện Biên Phủ) như tiếng chuông báo hiệu giờ tàn cho tập đoàn cứ điểm của quân Pháp. Nếu chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, thì tiếng nổ trên đồi A1 thực sự là âm thanh đầu tiên của sự kiện ấy.

Thanh Hóa: Phê duyệt quy hoạch chung đô thị Phú Quý tại huyện Hoằng Hóa
Thanh Hóa: Phê duyệt quy hoạch chung đô thị Phú Quý tại huyện Hoằng Hóa

MTXD – Theo Quyết định số 1710/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt đồ án quy hoạch chung đô thị Phú Quý, huyện Hoằng Hóa, đến năm 2045, có tổng diện tích nghiên cứu lập quy hoạch 1.535,59ha.

Sự thích ứng của làng nghề trước biến đổi: Trường hợp Thổ Hà – Bắc Giang
Sự thích ứng của làng nghề trước biến đổi: Trường hợp Thổ Hà – Bắc Giang

​MTXD - Biến đổi văn hóa nói chung, biến đổi văn hóa làng và văn hóa làng nghề nói riêng...

Vì một Việt Nam khỏe mạnh
Vì một Việt Nam khỏe mạnh

MTXD - Ngày 3/5, tại Hà Nội, đã diễn ra buổi họp báo Triển lãm Quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam. Chương trình do Hiệp hội Sữa Việt Nam (VDA) chủ trì, Công ty Cổ phần Hội chợ triển lãm và quảng cáo Việt Nam (VietFair) phối hợp tổ chức.