Đánh giá việc áp dụng quy chuẩn Việt Nam về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng
MTXD - Trong giới hạn bài tham luận này, Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh nêu một số bất cập trong áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng. Đây cũng là một trong những đề tài gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành xây dựng hiện nay, do nguồn cung vật liệu xây dựng ngày càng khó khăn, tăng giá, chất lượng khó kiểm soát, hạn chế trong kiểm tra, giám sát, trong sử dụng các giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn...
Thang máy. Ảnh minh họa -Internet
1. Mở đầu
Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường, bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác
Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.
Quy chuẩn là do Nhà nước đặt ra để đảm bảo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ lưu thông trên thị trưởng phải đảm bảo an toàn vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng. Do đó, một số sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ lưu thông trên thị trường phải có giấy chứng nhận hợp quy, đặc biệt là hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Nếu sản phẩm đó không đáp ứng được các quy chuẩn do cơ quan nhà nước ban hành, nó sẽ không được phép đưa ra thị trường.
Trong giới hạn bài tham luận này, Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh nêu một số bất cập trong áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng. Đây cũng là một trong những đề tài gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành xây dựng hiện nay, do nguồn cung vật liệu xây dựng ngày càng khó khăn, tăng giá, chất lượng khó kiểm soát, hạn chế trong kiểm tra, giám sát, trong sử dụng các giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn...
2. Hệ thống QCVN liên quan ngành xây dựng
Đến nay, liên quan đến ngành xây dựng, Bộ Xây dựng và các bộ quản lý chuyên ngành đã ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, gồm các loại chủ yếu sau:
Quy chuẩn kỹ thuật chung:
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01 2021/BXD + Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dụng QCVN 02 2022 BXD;
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng QCVN 03 2022 BXD;
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng QCVN 16 2019/BX;,
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư QCVN 04. 2021/BXD;
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật QCVN
07 2016/BXD;
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình tàu điện ngầm QCVN
08 2018 /BXD;
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Gara ô tô QCVN 13 2018 BXD;
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời QCVN 17 2018 /BXD;
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sư dụng QCVN 10 2014/BXD;
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng QCVN 12 2014/BXD;
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả QCVN 09 2017/BXD
+ Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình ban hành kèm theo Quyết định số 47/1999/QĐ. BXD ngày 21/12/1999
Quy chuẩn kỹ thuật an toàn:
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình QCVN
06. 2022/BXD
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng QCVN
18 2021 BXD
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7 2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thiết bị nâng
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16 2013/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với máy vận thăng
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21 2015/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với hệ thống lạnh
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 29 2016 BLĐTBXH về An toàn lao động đối với cần trục.
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02 2019/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với thang máy.
Việt Nam là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trên cơ sở các quy định của Hiệp định TBT, Việt Nam nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng chính sách rào cản kỹ thuật trong thương mại để phù hợp với xu hướng, thông lệ quốc tế, cũng như tăng cường quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu nói chung và hàng hóa VLXD nhập khẩu nói riêng thông qua việc xây dựng khung pháp lý cơ bản như Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 và các văn bản có liên quan. Theo đó, các Bộ chuyên ngành chịu trách nhiệm xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc các ngành quản lý, các quy định kỹ thuật đảm bảo kiểm soát được hàng hóa nhập khẩu, kiềm chế nhập siêu, bảo hộ sản xuất trong nước.
Trên cơ sở đó, năm 2011, lần đầu tiên Bộ Xây dựng đã xây dựng, đưa vào áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa VLXD mã số QCVN 16 2011/BXD Theo đó, Bộ Xây dựng đã quy định các yêu cầu kỹ thuật, các biện pháp quản lý phải tuân thủ đối với 06 nhóm sản phẩm, hàng hóa với tổng cộng 56 loại VLXD và sau nhiều lần thay đổi 32, hiện nay quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa VLXD hiện hành là QCVN 16 2019/BXD.
Trải qua hơn 10 năm từ 2011 đến nay, Bộ Xây dựng đã 04 lần điều chỉnh QCVN về VLXD, kéo theo sự thay đổi về danh mục sản phẩm, hàng hóa là VLXD nhóm 2. Mỗi thời điểm thay đổi lại có vật liệu được lược bổ và vật liệu khác được bỏ sung vào danh mục sản phẩm, hàng hóa là VLXD nhóm 2.
Kể từ QCVN 16 2017/BXD đã có sự thay đổi lớn, mang tính đột phá khi Bộ Xây dựng đã cắt giảm mạnh số lượng sản phẩm, hàng hóa VLXD phải kiểm tra, quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật (cắt giảm từ 10 nhóm với 64 VLXD nhóm 2 tại QCVN 16 2014/BXD xuống còn 06 nhóm với 31 sản VLXD nhóm 2 kể từ QCVN 16 2017/BXD).
Được biết, hiện nay Bộ Xây dựng đang soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa VLXD mới, dự kiến sẽ thay thế QCVN 16 2019/BXD.
3. Về xây dựng quy chuẩn địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh
Về quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCDP), quy định về lập kế hoạch, lập dự toán kinh phí và các bước tổ chức thực hiện để xây dựng QC ĐP còn phức tạp.
Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên, hoạt động xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh không có các đặc thù rõ nét để phát sinh nhu cầu xây dựng QCĐP Do đó, tới nay Thành phố Hồ Chí Minh chưa xây dựng QCDP về lĩnh vực xây dựng nói chung và VLXD nói riêng.
Vật liệu xây dựng nhôm định hình. Ảnh minh họa - Iternet
4. Quy định pháp luật về áp dụng Quy chuẩn
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 đã quy định rõ về việc chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
Trên cơ sở định nghĩa chung tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, tại QCVN 16 2019/BXD, Bộ Xây dựng đã quy định cụ thể về hoạt động chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa VLXD, trong đó, quy định rõ 03 phương thức đánh giá sự phù hợp và các sản phẩm, hàng hóa VLXD phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật nếu trong Phần 2 của Quy chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của Tổ chức chứng nhận hợp quy được Bộ Xây dựng chỉ định hoặc thừa nhận.
5. Đánh giá việc áp dụng Quy chuẩn
Theo số liệu báo cáo của các tổ chức chứng nhận hợp quy tính đến ngày 09 tháng 01 năm 2023, trong năm 2022, số lượng Giấy chứng nhận hợp quy (GCN) được cấp là 4 410 GCN, tăng 168 74% so với năm 2021 (1.641 GCN) và kết quả thí nghiệm (KQTN) kèm theo các Giấy chứng nhận hợp quy được cấp là 7.379 tăng 41,01% so năm 2021 (5 233 KQTN).
Trong năm 2022 (từ ngày 02/01/2022 đến ngày 31/12/2022), Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận 20.433 hồ sơ liên quan áp dụng quy chuẩn QCVN16 2019/BXD (trong đó, bao gồm 7.070 hồ sơ trực tuyến đăng ký công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa VLXD, tăng 58,21% so với cùng kỳ năm 2021, 13 363 hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa VLXD nhập khẩu, tăng 96,75% so với cùng kỳ năm 2021).
Trong 06 tháng đầu năm 2023 (từ ngày 02/01/2023 đến ngày 24/5/2023), Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận 5 781 hồ sơ liên quan áp dụng quy chuẩn QCVN 16 2019/BXD (trong đó, bao gồm 2 272 họ sơ trực tuyến đăng ký công bố quy sản phẩm, hàng hóa VLXD, tăng 21,17% so với cùng kỳ năm 2022 3 509 hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa VLXD nhập khẩu, giảm 28,34% so với cùng kỳ năm 2022).
Qua kiểm tra sản phẩm, hàng hóa VLXD trong quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh định kỳ hàng năm, các tổ chức, cá nhân đều biết quy định của QCVN 16 2019 BXD Sản phẩm, hàng hóa VLXD của các công trình và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cơ bản đều có hồ sơ hợp quy, bảo quản phù hợp theo quy định của QCVN 16 2019/BXD tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, công bố tiêu chuẩn áp dụng của đơn vị sản xuất, nhập khẩu không trái với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trong năm 2022, qua lấy mẫu ngẫu nhiên 08 loại VLXD tại các công trình đang thi công, có vật liệu tại công trường và 42 loại VLXD đang có tại 14 đơn vị sản xuất, kinh doanh để thử nghiệm, kiểm tra chất lượng, kết quả thử nghiệm đều đạt chất lượng theo quy định của QCVN 16 2019/BXD.
Về hạn chế, vẫn còn nhiều đơn vị chưa lưu trữ đầy đủ hoặc chưa yêu cầu đơn vị cung cấp VLXD gửi đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa để kiểm tra chất lượng VLXD trước khi đưa vào sử dụng so với yêu cầu của thiết kế, công bố chất lượng của nhà sản xuất và quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị chưa thông báo trên các phương tiện thông tin thích hợp về việc công bố hợp quy của mình, đảm bảo người sử dụng sản phẩm, hàng hóa dễ dàng tiếp cận theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư số 28/2012/TT- BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Tuy nhiên, chưa có quy định xử lý vi phạm nội dung này, trong khi việc này nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và sử dụng.
6. Các bất cập trong áp dụng Quy chuẩn
6.1 Về hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa VLXD
nhập khẩu
Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa VLXD nhập khẩu do doanh nghiệp nộp rất nhiều (thành phần hồ sơ gồm 13 loại tài liệu, trong đó 07 13 loại tài liệu bắt buộc, có 04/13 loại tài liệu tiếng nước ngoại không có quy định phải địch. thuật hoặc hợp pháp hóa lãnh sự) nhưng thời gian giải quyết theo quy định rất ngắn chỉ 01 ngày làm việc.
Bên cạnh đó, lỗ hàng hóa VLXD nhập khẩu đã được tổ chức chứng nhận hợp quy được Bộ Xây dựng đánh giá và công nhận năng lực tiến hành thử nghiệm cấp giấy chứng nhận hợp quy. Việc kiểm tra lại hồ sơ của Sở Xây dựng chỉ mang tính chất kiểm tra trên giấy tờ, đồng thời, trùng lặp với việc tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy Cơ quan Hải quan phải có trách nhiệm kiểm tra thực tế về hàng hóa nhập khẩu theo quy định, Sở Xây dựng thực tế chỉ có khả năng kiểm tra sự phủ hợp về thành phần hồ sơ (không kiểm tra thực tế hàng hóa ở cảng và kho).
(Sở Xây dựng đã có nhiều văn bản báo cáo, kiến nghị Bộ Xây dựng, nhưng đến nay chưa sửa đổi QCVN 16 2019/BXD)
6.2 Về việc hàng hóa VLXD nhóm 2 được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu
Theo điểm 112 khoản 11 Phần 1 QCVN 16 2019/BXD: “Quy chuẩn này không áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu dưới dạng mẫu thư hàng mẫu, hàng trưng bày triển lãm, hội chợ hàng hóa tạm nhập tái xuất không tiêu thụ và sử dụng tại Việt Nam, hàng hóa quá cảnh”.
Tuy nhiên, theo khoản 7 Điều 7 Nghị định số 132/2008/NĐ- CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ (sau khi được bổ sung, sửa đổi tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ - CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ, khoản 2 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ- CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ, Điều 1 Nghị định số 13/2022/NĐ- CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ) quy định sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu gồm nhiều đối tượng hơn QCVN 16 2019/BXD đồng thời, quy định khắt khe hơn về hàng mẫu và chỉ có hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ triển lãm thương mại mới được miễn kiểm tra (không có cho phép miễn đối với hàng doanh nghiệp tự nhập khẩu về trưng bày tại Công ty).
Khoản 2 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”. Do đó, các cơ quan, đơn vị phải áp dụng quy định của khoản 7 Điều 7 Nghị định số 132/2008/NĐ- CP (sau khi được bổ sung, sửa đổi), thay vi điểm 1.1.2 khoản 11 Phần 1 QCVN 16 2019/BXD.
Ngoài ra, hiện nay không có quy định cụ thể về cách thức doanh nghiệp chứng minh việc hàng hóa không có giá trị sử dụng (ví dụ: cắt góc, đục lỗ trong khi, 01 viên gạch vẫn có thể mang đi ốp lát, sửa chữa). Bộ Xây dựng cũng chưa ban hành quyết định về việc sản phẩm, hàng hóa VLXD nhóm 2 được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu không nhằm mục đích kinh doanh (loại hình phi mậu dịch). Do đó, các đơn vị chưa có cơ sở thực hiện cho thống nhất.
6. 3 Trường hợp hàng hóa VLXD nhóm 2 nhập khẩu với số lượng ít, không đủ để lấy mẫu thử nghiệm
Điều 8 Thông tư số 06/2020/TT- BKHCN ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định số 132/2008/ND- CP ngày 31 tháng 12 năm 2008. Nghị định số 74 2018 NĐ- CP ngày 15 tháng 5 năm 2018. Nghị định số 154/2018/NĐ CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 và Nghị định số 119/2017/NĐ- CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ có quy định:
"1. Hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu có số lượng ít, không đủ để lấy mẫu thủ nghiệm theo quy định hoặc chi phí thử nghiệm được xác định thông qua 03 bảo giả của tổ chức thử nghiệm cho thấy lớn hơn so với giá trị của lỗ hàng nhập khẩu, căn cứ nhu cầu quản lý và yêu cầu đối với từng loại hàng hóa, Bồ quản lý ngành, lĩnh vực quy định cụ thể biện pháp quản lý tại các gia chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
2. Trường hợp chưa có quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực”.
Hiện nay, Sở Xây dựng thường xuyên nhận các hồ sơ, văn bản của các tổ chức chứng nhận hợp quy và các doanh nghiệp nhập khẩu đề nghị miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa VLXD thuộc danh mục của QCVN 16 2019 /BXD nhập khẩu, nhưng số lượng ít hơn hoặc quy cách mẫu không đáp ứng quy định lấy mẫu trong QCVN 16 2019/BXD, nên không có cơ sở thử nghiệm, đánh giá chất lượng. Ví dụ gạch gốm ốp lát chỉ nhập khẩu 1 đến 4 viên, thanh định hình (profile) nhôm và hợp kim nhôm nhập khẩu số lượng lớn, nhưng lại ngăn hơn 0,5m/thanh, các loại kính xây dựng thuộc danh mục nhưng chiều dài, chiều rộng tấm kính nhỏ hơn kích thước mẫu thử quy định...
Trường hợp không thử nghiệm, kiểm tra chất lượng nhưng vẫn cho nhập khẩu, lưu thông hàng hóa vào thị trường Việt Nam dễ dẫn đến nhiều rủi ro, bất cập cho người dân và công trình xây dựng.
6.4 Về trách nhiệm cung cấp kết quả đánh giá sự phù hợp
Khoản 1 Điều 17 Thông tư số 06/2020/TT- BKHCN quy định trách nhiệm của tổ chức đánh giá sự phù hợp
"1. Cung cấp kết quả đánh giá sự phù hợp cho cơ quan kiểm tra và người nhập khẩu trong thời hạn tối đa 07 ngày, kể từ ngày lấy mẫu đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng biện pháp quản lý Mức 3
b) Trường hợp vì lý do kỹ thuật hoặc lý do khách quan phải kéo dài thời gian đánh giá sự phù hợp, tổ chức đánh giá sự phù hợp thông báo ngay bằng văn bản nếu rõ lý do và thời hạn trả kết quả đánh giá sự phù hợp cho người nhập khẩu để báo cáo cơ quan kiểm tra
Tuy nhiên, trong quá trình tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa VLXD nhập khẩu, rất thường xuyên các doanh nghiệp không nộp đầy đu thành phần giấy chứng nhận hợp quy và kết quả thử nghiệm của tổ chức đánh giá sự phù hợp do Bộ Xây dựng chỉ định trong vòng 07 ngày, kể từ ngày được Sở Xây dựng xác nhận trên bản đăng ký của người nhập khẩu (ngày mở mã hồ sơ), hoặc ngày lấy mẫu, nhưng Sở Xây dựng không nhận được văn bản của tổ chức đánh giá sự phù hợp thông báo lý do và thời hạn trả kết quả đánh giá sự phù hợp (thành phần hồ sơ Theo Nghị định số 74/2018/NĐ- CP và Nghị định số 154/2018/NĐ- CP cũng không có văn bản này, chỉ có quy định văn bản của người nhập khẩu nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành nếu không hoàn thiện hồ sơ trong 15 ngày làm việc).
Việc này dẫn đến các cơ quan hải quan gây áp lực rất lớn trong việc Sở Xây dựng phải ban hành Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu trong vòng không quá 30 ngày, kể từ ngày mở tờ khai hàng hóa nhập khẩu, ngày Sở Xây dụng xác nhận mở mã hồ sơ, trong khi phần lớn thời gian tiếp theo thuộc về doanh nghiệp và tổ chức đánh giá sự phù hợp tiến hành lấy mẫu, thử nghiệm, đánh giả chất lượng và hoàn thiện hồ sơ.
Bên cạnh đó, nhiều trường hợp tổ chức chứng nhận hợp quy không gửi, hoặc chậm gửi văn bản báo cáo về Sở Xây dựng trường hợp đình chỉ hoặc thu hồi giấy chứng nhận hợp quy đã cấp dẫn đến không có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời đối với hàng hóa không đủ điều kiện nhưng vẫn lưu thông trên thị trường.
Hiện nay, Nghị định số 119/2017/ND-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau khi sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 126/2021/NĐ- CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ) không có xử phạt đối với các tổ chức đánh giá sự phù hợp, người nhập khẩu người kinh doanh... không thực hiện đầy đủ các trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định.
(Đối với các nội dung tại điểm 5.2, điểm 5 3 và điểm 54 khoản này. Sở Xây dựng đã có văn bản số 14622 SXD- VLXD ngày 25 tháng 10 năm 2022 báo cáo, kiến nghị Bộ Xây dựng nhưng chưa nhận được hướng dẫn).
7. Đề xuất
Kiến nghị Bộ Xây dựng khi soát xét, sửa đổi quy chuẩn thay thế QCVN
16:2019/BXD can:
- Cập nhật quy định của Chính phủ về sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu; quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp nhập khẩu phải kèm theo tài liệu chứng minh, hướng dẫn thống nhất cách thức doanh nghiệp chứng minh việc hàng hóa không có giá trị sử dụng.
- Sớm ban hành quyết định về việc sản phẩm, hàng hóa VLXD nhóm 2 được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu không nhằm mục đích kinh doanh (loại hình phi mậu dịch).
-Xem xét, hướng dẫn thực hiện đối với trường hợp hàng hóa VLXD nhóm 2 nhập khẩu có số lượng ít, không đủ để lấy mẫu thử nghiệm theo quy định hoặc chi phí thử nghiệm được xác định thông qua 03 báo giá của tổ chức thử nghiệm cho thấy lớn hơn so với giá trị của lô hàng nhập khẩu theo Điều 8 Thông tư số 06/2020 TT- BKHCN, theo hướng. Đề nghị các doanh nghiệp thực hiện các giải pháp đối với lỗ hàng nhập khẩu để chứng minh việc đảm bảo không có giá trị sử dụng và không lưu thông được trên thị trường, hoặc làm việc với đơn vị sản xuất và xuất khẩu ở nước ngoài, gửi hàng hóa đảm bảo quy định về lấy mẫu, thử nghiệm, kiểm tra chất lượng của QCVN 16 2019/BXD và tổ chức chứng nhận hợp quy có trách nhiệm đánh gia tính đồng bộ của mẫu thử so với lô hàng hóa nhập khẩu thực tế.
-Có ý kiến với Bộ Khoa học và Công nghệ (cơ quan soạn thảo Nghị định số 119/2017/NĐ-CP). khi soát xét Nghị định số 119/2017NĐ CP và Nghị định số 126/2021/NĐ- CP bổ sung xử phạt các hành vi nêu tại điểm 54 trên, để thực hiện nghiêm túc quy định và cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở xem xét, xử lý vi phạm.
Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh
(ND tham luận Hội thảoo Đánh giá việc áp dụng quy chuẩn Việt Nam trong quy hoạch công trình dân dụng công nghiệp và đề xuất sửa đổi, bổ sung, kiến nghị xây dựng quy chuẩn địa phương)
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.