Giới thiệu Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2023/BXD

Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật System of National Technical Regulation Technical Infrastructure Sơ lược quá trình thực hiện đề tài Hội Môi trường xây dưng Việt Nam (Hội MTXDVN) được Bộ Xây dựng giao nhiệm vụ nghiên cứu “Soát xét, sửa đổi Quy chuẩn các công trình hạ tầng kỹ thuật QCVN 07:2016/BXD” – Quy chuẩn (QC) do Hội MTXDVN thực hiện và hoàn thành năm 2016. Trước đó QCVN 07:2010/BXD cũng do Hội MTXDVN chủ trì thực hiện.

Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật

System of National Technical Regulation Technical Infrastructure

  1. Sơ lược quá trình thực hiện đề tài

Hội Môi trường xây dưng Việt Nam (Hội MTXDVN) được Bộ Xây dựng giao nhiệm vụ nghiên cứu “Soát xét, sửa đổi Quy chuẩn các công trình hạ tầng kỹ thuật QCVN 07:2016/BXD” – Quy chuẩn (QC) do Hội MTXDVN thực hiện và hoàn thành năm 2016. Trước đó QCVN 07:2010/BXD cũng do Hội MTXDVN chủ trì thực hiện.

Hợp đồng Đề tài chính thức ký tháng 11/2020. Đây là đề tài NCKH lớn, có 10 QC thành phần với nội dung khoa học khác nhau.Hội MTXDVN đã thành lập Ban chủ nhiệm đề tài và mời các Chuyên gia có uy tín thuộc (ĐH Xây dựng, ĐH Kiến trúc, ĐH Bách khoa), (Viện Quy hoạch đô thị Nông thôn quốc gia, Bộ Xây dựng và Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu Điện), và Công ty Giải Pháp Công Nghệ Petrotech tham gia (xem Bảng dưới), trong đó có 8 GS, PGS, TS và 2 Ths khoa học. Tổng số các Chuyên gia tham gia 10 quy chuẩn thành phần là 62 người .


     Các QC thành phần đã đăng ký thực hiện 111 Chuyên đề (lớn và nhỏ), trong đó có 85 Chuyên đề thực hiện trong năm 2020 và 26 trong năm 2021.

    Tháng 03/2021 Vụ KHCN&MT BXD đã tổ chức đoàn kiểm tra tình hình thực hiện đề tài, đánh giá đề tài thực hiện theo đúng tiến độ.  

    Cuối tháng 7/2021 đề tài đã soạn thảo xong Dự thảo QC lần 1, đã gửi 3 cơ quan BXD để xin ý kiến là Cục Hạ tầng kỹ thuật, Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị & nông thôn và Vụ KHCN & MT.

    Sau khi nhận ý kiến góp ý, Đề tài đã Soạn dự thảo QC lần 2 (9/2021).

    Tháng 10/2021 Hội MTXDVN tổ chức 5 Hội thảo chuyên gia góp ý kiến cho 10 QC. Hội thảo đã mời các Chuyên gia hàng đầu của 10 lĩnh vực khác nhau của QC.  Sau khi tiếp thu ý kiến đã soạn thảo dự thảo QC lần 3.

    Tháng 11/2021 Hội MTXDVN tổ chức Nghiệm thu cơ sở qua 2 bước:

      Bước 1: Tổ chức 5 Hội đồng (mỗi Hội đồng nghiệm thu 2 QC).  

      Bước 2: Nghiệm thu chung toàn bộ 10 QC 07.                                                                

      Sau nghiệm thu cơ sở, Chủ nhiệm các QC thành phần đã tiếp thu ý kiến và soạn Dự thảo QC lần 4 để gửi lên Vụ KHCN & MT Bộ Xây dựng.

      Tháng 3&4/ 2022 Cục Hạ tầng BXD tổ chức các cuộc hội thảo xin ý kiến các Chuyên gia trên toàn quốc (theo hình thức trực tiếp & Online). Tiếp thu góp ý các Hội thảo, Đề tài đã soạn dự thảo QCVN 07 lần thứ 5. Dự thảo này đã gửi lên Vụ KHCN &MT.

   Ngày 18 & 19/07/2022 Vụ KHCN & MT Bộ Xây dựng đã tổ chức Nghiệm thu cấp Bộ 10 Quy chuẩn trong 4 Hội đồng. Kết quả Hội đồng đánh giá “nhóm nghiên cứu công phu, nghiêm túc, cơ bản hoàn thành sản phẩm theo hợp đồng và đề cương trong việc thực hiện nhiệm vụ”.  

    Sau nghiệm thu, các nhóm chuyên gia đã chỉnh sửa 10 QC theo Biên bản Hội đồng nghiệm thu và hoàn thành Dự thảo QCVN 07 lần 6.

    Sau nghiệm thu cấp Bộ, Ban Chủ nhiệm đề tài phối hợp cùng Bộ Xây dựng đã tổ chức 02 Hội thảo tại TP Hà Nội và Hồ Chí Minh để xin ý kiến chuyên gia các Cục, Sở, Ban ngành quản lý các lĩnh vực liên quan tại 63 tỉnh, thành trên toàn quốc. Sau đó, các nhóm thực hiện QC đã nghiên cứu, tiếp thu góp ý và hoàn thành Dự thảo QCVN 07 lần thứ 7.

     Theo yêu cầu của BXD, Dự thảo lần No7 được gửi tới ba cơ quan chuyên môn Bộ Xây dựng (Vụ KHCN & MT, Cục Hạ tầng và Ban chuyên môn Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Bộ). Ba cơ quan Bộ đã làm việc, góp ý kiến riêng cho mỗi quy chuẩn thành phần. Từ nhưng ý kiến này 10 QC đã soát xét chỉnh sửa và sọan Dự thảo QCVN 07 lần thứ 8.

Quy trình tiếp theo, Dự thảo QC phải gửi xin ý kiến Viện Tiêu chuẩn đo lường, chất lượng và Bộ Khoa học công nghệ. Sau đó, tháng 10/2023 Bộ Xây dựng yêu cầu lấy ý kiến Vụ Pháp chế & Cục Hạ tầng, Bộ Xây dựng.

Tiếp thu các ý kiến cuối cùng này, các chuyên gia thực hiện đã soạn Dự thảo QC 07 lần 9. Dự thảo QCVN 07 lần thứ 9 là bản chỉnh sửa cuối cùng đã được gửi lên lãnh đạo Bộ Xây dựng để xem xét phê duyệt.

    Cuối năm 2023, Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt ban hành QCVN 07:2023/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia - Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật / System of National Technical Regulation Technical Infrastructure.

B. Các quy định chung khi soạn thảo QCVN 07

1. QCVN 07:2023/BXD tuân thủ theo Luật Quốc hội Số 68/2006/QH11 về Tiêu chuẩn & Quy chuẩn kỹ thuật, : "Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng".

     Nhiều nội dung trong các QC 07:2016/BXD chưa tuân theo Luật này, đã đưa ra các quy định quá chi tiết như các Tiêu chuẩn thiết kế. Ví dụ: vật liệu, công nghệ thực hiện (QC 07-1 &2), Cột đèn (QC 07-7), kích thước từng ngôi mộ (QC 07-10), v.v.

    Ban chủ nhiệm đã thống nhất với các Chuyên gia tham gia soạn thảo QC 07:

(1) QC chỉ quy định các yêu cầu tối thiểu bắt buộc thực hiện đối với mỗi dự án;

(2) QC không quy định các yêu cầu chi tiết như Tiêu chuẩn thiết kế, vì chúng có thể thay đổi hoàn chỉnh hơn khi QC còn hiệu lực (5 – 10 năm).

  • Nếu Dự án làm thấp hơn QC, phải đình chỉ. Nếu làm cao hơn, tốt hơn QC được khuyến khích.
  • QC là cơ sở để đề ra Tiêu chuẩn, Tiêu chuẩn thiết kế để các dự án đề xuất giải pháp thực hiện cụ thể. 

2. Theo sự phát triển của phong trào đô thị hóa quốc gia, nhiều khu dân cư mới đang hình thành. Theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Xây dựng  Quy chuẩn phải mở rộng tới các khu dân cư ngoài đô thị;

3. QCVN 07 soát xét  phải phù hợp với các Quy chuẩn hiện hành khác có liên quan trong cùng lĩnh vực, trong khi QCVN 07:2016 có một số nội dung chưa phù hợp với một vài QCVN khác, đặc biệt các Quy chuẩn mới ban hành sau năm 2016 dưới đây:

- QCVN 61-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải sinh hoạt;

- QCVN 09:2016/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếp đất cho các trạm viễn thông; QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng;

- QCVN 01-1:2018/BYT - Quy chuẩn ky thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt;

- QCVN 33:2019/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông;

- QCVN 07-8: Bộ chỉ số đô thị thông minh Việt Nam giai đoạn đến năm 2025

- QCVN 41:2019/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ;

- QCVN 33:2019/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông;QTĐ 01:2020/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia An toàn điện;

- QCVN 01:2020/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu;

- QCVN 32:2020/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chống sét cho các trạm viễn thông và mạng cáp ngoại vi viễn thông.

-QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

- QCVN 02:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng.

- QCVN 06:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;

4. Cơ sở để quy định các nội dung cụ thể trong QCVN 07 là:

+ Các Tiêu chuẩn VN liên quan đang được áp dụng (có lựa chọn);

+ Các Tiêu chuẩn của một số nước phát triển đáng quan tâm trên thế giới;

+ Cơ sở khoa học kỹ thuật của lĩnh vực liên quan;

+ Điều kiện xã hội, kinh tế, khoa học công nghệ hiện tại của Việt Nam;

+ Diễn biến Biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong 10 năm tới.

+ Phát triển thành phố thông minh (đặc biệt phần Công trình điện, Viễn thông).

5. Bổ sung một số công trình mới xuất hiện trong những năm gần đây chưa có trong QCVN 07-2016: đường trên cao, đường ngầm (metro), đường hầm, cùng với chúng là ga tàu, bến xe trên cao, ga ngầm, … có liên quan đến xây dựng, cấp thoát nước, chiếu sáng… QC07:2016 chưa đề cập hoặc đề cập sơ sài.

C.  Một số nội dung lớn / mới có ảnh hưởng lớn đến môi trường, cuộc sống của người dân đô thị được quy định trong QCVN 07:2023/BXD:

(1) Hệ thống thoát nước sinh hoạt quy định phải tách riêng với hệ thống thoát nước mưa trong các đô thị và khu dân cư. Tất cả các đô thị hiện nay cho phép hệ thống thoát nước thải sinh hoạt dùng chung với hệ thống thoát nước mưa. Thậm chí nước thải sinh hoạt đổ vào sông, hồ, ao trong các đô thị và khu dân cư. Ví dụ TP Hà Nội nước thải sinh hoạt đổ vào sông Tô Lịch, sông Sét và một số hồ thành phố, gây ô nhiễm môi trường nặng nề, không thể khắc phục (vì xử lý làm sạch xong nước bẩn lại tiếp tục đổ vào).

    Mặt khác, sau khi dùng chung 2 hệ thống, nước thải lại được đưa đến nhà máy xử lý nước, gây ra quá tải cho các nhà máy này.

    QC sửa đổi yêu cầu phải tách riêng hai hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt, đồng thời quy định hệ thống thoát nước sinh hoạt phải được tập trung xử lý trước khi thải ra ngoài.

(2) QCVN 07:2023/BXD quy định bắt buộc đặt hệ thống đường dây cấp điện, cấp viễn thông và đường ống cấp nước trong hào hoặc tuy nen kỹ thuật. QCVN 07:2016 không quy định điều này. Kết quả là mạng lưới đường dây cấp điện, viễn thông, đường ống cấp nước bố trí trên hè phố, trên cột, thậm chí buộc lên cây đường phố (viễn thông và cả dây điện), gây mất thẩm mỹ đô thị, và mất an toàn khi bão lớn làm gãy cột, đường ngập nước do BĐKH, thậm chí gây tai nạn chết người khi xây dựng phải đào bới hè đường.

    QC mới có quy định mới hơn về hào và tuy nen kỹ thuật (QCVN 07-3), cùng thống nhất với các QC cấp nước (07-1) thoát nước (07-2), cấp điện (07-5), xăng dầu, khí đốt (07-6), thông tin viễn thông (07-8) để phân loại và bố trí chúng trong hào và tuy nen kỹ thuật.

(3) Ngoài việc soát xét, chỉnh sửa các quy định trong 10 QCVN 2016 cho phù hợp với sự phát triển của KHKT, kinh tế, xã hội, xây dựng của Việt Nam hiện tại, QC mới đã bổ sung thêm những nội dung còn thiếu trong các đô thị (nêu vắn tắt) những năm gần đây.

  + QCVN 07-1 Công trình cấp nước. Bổ sung:

      - Quy định về nguồn nước và an toàn nguồn nước;

  • Yêu cầu phải tính đến mực nước biển dâng cao và xâm nhập mặn ở khu vực ven biển, việc hạ thấp mực nước do khô hạn;
  • Quy định băt buộc về thiết kế đường ống truyền dẫn, vật liệu ống, thiết bị chống nước va trên đường ống để đảm bảo cấp nước an toàn.

+ QCVN 07-2 : Công trình thoát nước. Bổ sung:

  - Các đô thị và khu kinh tế, khu công nghiệp phải dành quỹ đất để xây dựng các hồ điều hòa nước mưa, chống úng ngập với diện tích và chiều sâu theo quy định;

 -  Yêu cầu thiết kế kỹ thuật đối với các công trình thoát nước, xử lý nước thải đô thị ở vùng ven biển, hải đảo, vùng đồng bằng, vùng trung du và miền núi  thích ứng với  BĐKH;

- Quy định 12 công trình đơn vị trong trạm/nhà máy xử lý nước thải.

+  QCVN 07-3Công trình hào & tuy nen kỹ thuật. Bổ sung:

 - Nguyên tắc bố trí, sắp xếp đường dây, cáp, đường ống trong hào kỹ thuật;

 - Yêu cầu kỹ thuật đối với các loại đường dây, cáp, đường ống được phép bố trí trong hào kỹ thuật;

 - Các loại đường dây cáp, đường ống bố trí trong tuy nen kỹ thuật;

 + QCVN 07-4Công trình giao thông. Bổ sung:

  •  Các yêu cầu kỹ thuật về xe buýt;
  •  Quy định yêu cầu kỹ thuật về công trình phục vụ giao thông công cộng: BRT, Các loại hình Giao thông công cộng khác;
  •  Các yêu cầu kết nối giao thông;

 +   QCVN 07-5- Công trình cấp điện. Bổ sung:

- Cáp điện cấp cho các khu nhà ở và phụ tải điện phải đặt trong hào/tuy nen kỹ thuật;

- Đối với cấp điện áp 110 kV trở lên, phải được đặt trong hào hoặc tuy nen kỹ thuật;

- Các đường dây trên không phải đảm bảo chiều cao tĩnh không theo Nghị định 51/2020/NĐ-CP;

- Phải đặt biển báo “CÁP ĐIỆN LỰC” trên mặt đất hoặc trên cột mốc, ở vị trí tim hào tuy nen kỹ thuật và xác định được đường cáp ở mọi vị trí.

+ QCVN 07-6 – Công trình cấp xăng, dầu, khí đốt. Bổ sung:

-Quy định về khoảng cách an toàn và diện tích tối thiểu đối với cửa hàng xăng dầu;

  • Để xuất Quy định về  khoảng cách An toàn trạm cấp CNG/LNG cho Khu đô thị.

 + QCVN 07-7 – Công trình chiếu sáng. Bổ sung:

        - Tiêu chuẩn chiếu sáng đường hầm cho xe cơ giới:

         - Chiếu sáng đường hầm cho người đi bộ, xe đạp;

        - Chiếu sáng ga tầu điện ngầm, ga tàu điện trên cao;    

        -  Chiếu sáng các vùng xung đột;

        - Chiếu sáng công viên, vườn hoa, sân ga, bến cảng, bến xe, bãi đỗ xe ngoài trời.

  + QCVN 07-8 : Công trình viễn thông. Bổ sung:

        - Yêu cầu chống sét, tiếp đất đối với trạm viễn thông;

        - Đường cáp viễn thông phải được đặt trong tuy nen kỹ thuật;

        - Công trình hạ tầng viễn thông đô thị thông minh.

  + QCVN 07-9 – Công trình quản lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng. Bổ sung:

        - Phân loại quy mô trạm đốt rác thải sinh hoạt tập trung;

        -  Khoảng cách tối thiểu từ phân xưởng đốt đến các công trình khác;

        -  Quy định tỷ lệ sử dụng đất trong bãi chôn lấp chất thải  nguy hại;

   + QCVN 07-10 - : Công trình nghĩa trang. Bổ sung:          

       - Phân loại nghĩa trang và An toàn cháy, giao thông, ô nhiễm tiếng ồn; 

       -  Yêu cầu đối với Công viên nghĩa trang.

Lời kết: QCVN 07:2023/BXD đã được các chuyên gia của Hội MTXDVN chỉnh sửa, soạn thảo một cách công phu trong hơn 3 năm, được các chuyên gia trên toàn quốc góp ý kiến nhiều lần, đặc biệt đã tổ chức nhiều hội thảo với các cơ quan chuyên môn của Bộ Xây dựng, và các địa phương trên toàn quốc. Cuối cùng QC đã thông qua Bộ KHCN.  

      Kính mời các độc giả quan tâm xem trực tiếp toàn bộ QCVN 07:2023/BXD đã được Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt và ban hành.

  

PGS. TS. PHẠM ĐỨC NGUYÊN , Chủ nhiệm đề tài

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.