Hà Nội: Cưỡng chế giải phóng mặt bằng để cải tạo khôi phục sông Tích
MTXD - Để thực hiện dự án trọng điểm của thành phố Hà Nội về cải tạo khôi phục sông Tích phục vụ tưới, tiêu nước trên địa bàn, ngày 7/6, UBND huyện Ba Vì (Hà Nội) đã tổ chức cưỡng chế thu hồi hơn 4.000 m2; công trình trên đất của nhiều hộ dân nằm trong quy hoạch dự án cải tạo, tiếp nước sông Tích.
Việc cưỡng chế được thực hiện đảm bảo quy trình của pháp luật.
Trước khi thực hiện cưỡng chế thu hồi, UBND huyện Ba Vì đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tiến hành gặp gỡ các gia đình bị thu hồi đất để tuyên truyền, vận động hộ dân chấp hành vì lợi ích chung của thành phố. UBND huyện Ba Vì khẳng định, các chế độ chính sách của Nhà nước về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng đã được các ngành chức năng tính đúng, tính đủ theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, các gia đình vẫn cố tình chây ỳ, không thực hiện bàn giao đất nên UBND huyện đã ban hành quyết định cưỡng chế theo thẩm quyền nhằm đảm bảo thời gian bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công dự án sông Tích đúng tiến độ.
Việc cưỡng chế được thực hiện dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng.
Dự án sông Tích có tổng vốn đầu tư gần 7.000 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách Trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ, ngân sách thành phố Hà Nội và nguồn vốn ODA. Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND thành phố đã đặt ra yêu cầu chủ đầu tư, các quận, huyện có dự án đi qua phải tập trung đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thi công hạng mục; huy động cao nhất lực lượng, phương tiện, vật tư để tập trung thi công, bảo đảm đưa nước sông Ðà vào sông Tích trong thời gian sớm nhất, đưa công trình vào sử dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố.
Theo UBND thành phố Hà Nội, việc giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn còn chậm; trong đó nguyên nhân chính là các công trình bị vướng mặt bằng chưa thể thi công. Trong thời gian tới, UBND thành phố Hà Nội đang chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền địa phương quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023. Mặt khác, thành phố yêu cầu các ngành chức năng và địa phương khắc phục những hạn chế trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công.
Theo Mạnh Khánh (TTXVN)-Tintuc.vn
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.