Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng – một số vấn đề cần hoàn thiện
I. Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
1.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật
Trước năm 2007, ngành xây dựng đã tổ chức biên soạn và ban hành hàng loạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về xây dựng nhằm phục vụ cho các hoạt động xây dựng của Việt Nam. Đặc điểm chung của tiêu chuẩn là:
(a) Tiêu chuẩn Việt Nam với mã số TCVN (do Bộ Khoa học, sau này là Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành); Tiêu chuẩn ngành với mã số TCXD, TCXDVN (do Ủy ban Xây dựng cơ bản nhà nước, sau này là Bộ Xây dựng ban hành). TCN (do các Bộ GTVT, Bộ NN&PTNT ban hành). Hơn 1200 tiêu chuẩn ngành xây dựng đã được ban hành bao gồm lĩnh vực chủ yếu như: tiêu chuẩn hoa, khảo sát, thí nghiệm địa kỹ thuật, vật liệu và cơ khí xây dựng thiết kế quy hoạch, hệ thống hạ tầng và kiến trúc nhà và công trình xây dựng, thiết kế kết cấu và nền móng, thi công xây dựng, quản lý chất lượng và nghiệm thu, bảo vệ công trình và an toàn, vệ sinh môi trường, các phương pháp thử vật liệu và kết cấu công trình. Các tiêu chuẩn này đã được áp dụng phổ biến trong những năm 60 đến 90 của thế kỷ trước trong hoạt động xây dựng, là cơ sở để biên soạn các tài liệu đào tạo của các trường chuyên ngành kiến trúc và xây dựng.
(b) Phần lớn các nội dung tiêu chuẩn được biên soạn (hoặc chuyển dịch) dựa theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên Xô (CHLB Nga ngày nay), ISO Trung quốc. Với tiêu chuẩn Liên Xô, ngoại trừ Tiêu chuẩn quốc gia (TOCT), các tiêu chuẩn khác đều có nội dung tiêu chuẩn và nội dung quy phạm (CHHII - Строительные Нормы и Правила). Do do, các tieu chuan ký thuât cua Vięt Nam được ban hành và áp dụng bắt buộc đối với các hoạt động xây dựng như khảo sát, thiết kế quy hoạch, các công trình hạ tầng kỹ thuật, thiết kế và xây dựng công trình nhà ở và công trình công cộng, thí nghiệm, kiểm tra chất lượng, vật liệu và cơ khí xây dựng...
Sau khi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật chính thức có hiệu lực từ 2007, hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật về xây dựng có sự thay đổi như sau: (a) Chỉ còn Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS), các tiêu chuẩn ngành xây dựng buộc phải hủy bỏ hoặc chuyển thành Tiêu chuẩn quốc gia (b) Tiêu chuẩn quốc gia được khuyến khích áp dụng (không bắt buộc) (c) Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho mỗi dự án đầu tư xây dựng công trình đều do chủ đầu tư lựa chọn và áp dụng, trong đó có tiêu chuẩn của nước ngoài.
Ảnh minh họa- Internet
1.2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN)
1.2.1. Quy định về nội dung và áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Luật Xây dựng, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được Bộ Xây dựng ban hành (dưới dạng Thông tư) và bắt buộc áp dụng đối với các hoạt động xây dựng (Điều 3, Khoản 2, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật Điều 6, Khoản 1, Luật Xây dựng).
Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (Điều 3, Khoản 2), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chỉ quy định mức giới hạn và yêu cầu phải tuân thủ nhằm đảm bảo an toàn, tiện nghi tối thiểu cho con người, bảo vệ an ninh, bảo vệ môi trường.
Căn cứ các quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, nội dung quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
(a) Phạm vi và đối tượng áp dụng phải phù hợp với chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
(b) Mỗi nội dung quy định của Quy chuẩn phải làm rõ:
-Lý do nhà nước phải quản lý băng nội dung quy định này?,
-Quy định phải liên quan đến an toàn, tiện nghi tối thiểu cho con người. bảo vệ an ninh, bảo vệ môi trường?
-Tính khả thi trong việc thực hiện quy định trong thực tế xây dựng, quản lý vận hành tại Việt Nam hiện nay?;
-Cơ quan quản lý nhà nước các cấp (Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng) thực hiện việc kiểm tra, đánh giá thể nào (tổ chức, năng lực) về sự tuân thủ Quy chuẩn đổi với các đồ án quy hoạch, thiết kế và xây dựng công trình?
(c) Cấu trúc nội dung Quy chuẩn phải tuân theo quy định (Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật). Ngôn ngữ sử dụng trong quy chuẩn kỹ thuật phải ngắn gọn, mang tính pháp luật.
(d) Đảm bảo tính thống nhất giữa các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và các phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.
1.2.2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng
Thực ra trước khi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ra đời thì Bộ Xây dựng đã ban hành Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (3 tập) theo Quyết định số 682/BXD- CSXD ngày 14/12/1996. Đây là sản phẩm của dự án Luật Xây dựng do chính phủ Úc tài trợ. Tuy nhiên Quy chuẩn này ít được sử dụng trong thực tế trong bối cảnh việc áp dụng TCVN, TCXD, TCXDVN, TCN đang phổ biến và văn bản quy chuẩn kỹ thuật chưa được luật hóa.
Trên cơ sở quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (2006), Luật Xây dựng (2003), hệ thống các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng đã được Bộ Xây dựng tổ chức biên soạn và ban hành áp dụng trong hoạt động xây dựng và quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng. Có thể tóm tắt danh mục các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng đã được ban hành như sau (Bảng)
Mã số: - Lĩnh vực:
QCVN 01 2008/BXD; QCVN 01 2019/BXD; QCVN 01 2021/BXD - Quy hoạch xây dựng.
QCVN 02 2009 BXD; QCVN 02 2022/BXD- Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng
QCVN 03 2012/BXD; QCVN 03 2009 BXD- Phân loại, phân cấp công trình xây dựng
QCVN 03 2022 BXD- Phân cấp công trình xây dựng phục vụ thiết kế
QCVN 04 2019/BXD- Nhà chung cư
QCVN 04 2021/BXD- (BXD đang tổ chức soạn thảo QCVN về nhà ở và nhà công cộng để thay thế)
QCXDVN 05 2008/BXD - Nhà ở và công trình công cộng An toàn sinh mạng và sức khỏe
QCVN 06.2010/BXD; QCVN 06 2020/BXD; QCVN 06 2021/BXD; QCVN 06 2022/BXD - An toàn cháy cho nhà và công trình
QCVN 07:2010/BXD - Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị
QCVN 07 2016/BXD - Các công trình hạ tầng kỹ thuật
QCVN 08 2008/BXD - Công trình ngầm đô thị
QCVN 08 2018/BXD - Công trình tàu điện ngầm
QCVN 09 2013/BXD (thay phiên bản 2005); QCVN 09 2017BXD - Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả
QCVN10 2014/BXD (thayphiênbản QCXDVN01:2002);QCVN10: 2023/BXD- XD công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
QCVN 16 2014/BXD ;QCVN 16:2017/BXD; QCVN 16 2019/BXD- Sản phẩm hàng hóa, vật liệu xây dựng
QCVN 17 2013/BXD; QCVN 17 2018/BXD - Xây dựng và lắp đặt phương tiện quản cáo ngoài trời.
OCVN 18 2014/BXD; OCVN 18 2021/BXD - An toàn trong thi công xây dựng
1.2.3. Đặc điểm chung của hệ thống các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
(a) Hệ thống các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bao gồm các quy chuẩn riêng rẽ, bao trùm các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Quy hoạch xây dựng đô thị và điểm dân cư nông thôn. Quy hoạch hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị Công trình nhà ở, nhà và công trình công cộng, Vật liệu, sản phẩm hàng hóa xây dựng. An toàn trong xây dựng, an toàn cháy, nổ.
(b) Nội dung các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng chủ yếu được nghiên cứu, soạn thảo trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật (TCVN, TCXD, TCXDVN) đã được ban hành, lựa chọn các nội dung mang tính bắt buộc (Tlpasha) từ tiêu chuẩn của Liên Xô (CHLB Nga), tham khảo quy chuẩn của một số nước như Anh (Building Regulations) Hoa Kỳ (Building Code, Internatonal Building Code), tiêu chuẩn các tổ chức quốc tế như IEC (International Electrotechnical Commission)...
(c) Một số Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng có nội dung tương đối đặc thù được biên soạn với sự hỗ trợ của các tổ chức và chuyên gia quốc tế có nhiều kinh nghiệm. Ví dụ như:
-QCVN 10 2014/BXD Xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng được soạn thảo dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế và với sự trợ giúp của Ủy ban Tổng thống Hoa Kỳ về việc làm cho người khuyết tật (PCEPD) và Hội trợ giúp người tàn tật Việt Nam (VNAH) Phiên bản QCVN 10 2014/BXD đã sửa đổi một số thông số thiết kế công trình nhằm phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Ủy ban các vấn đề xã hội (Quốc hội) khi cùng đại diện của Bộ Xây dựng tiến hành khảo sát các công trình xây dựng dành cho người khuyết tật đã đánh giá tốt về Quy chuẩn này. Hiện Bộ Xây dựng đã có Hướng dẫn áp dụng các quy định của Quy chuẩn trong thiết kế xây dựng công trình dành cho người khuyết tật,
-QCVN 09 2017/BXD Công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả được biên soạn dựa theo Quy chuẩn quốc tế IBC, tiêu chuẩn Hoa Kỳ ASHREA 90 1. Với sự trợ giúp của các chuyên gia quốc tế trong khuôn khổ các dự án ODA (WB, UNDP), Quy chuẩn này đã xây dựng Hướng dẫn áp dụng quy chuẩn, các công cụ hỗ trợ trực tuyến (bảng kiểm, phần mềm kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ Quy chuẩn);
-QCVN 12 2014/BXD Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng. Quy chuẩn này được biên soạn trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế (IFC) với sự hỗ trợ của các chuyên gia thuộc Hiệp hội đồng quốc tế khu vực Đông Nam A (International Cooper Association Southeast Asia) Theo đánh giá của các chuyên gia tư vấn Quy chuẩn này đang phát huy hiệu quả cho công tác thiết kế, xây dựng và lắp đặt hệ thống điện chi nhà ở và nhà công cộng.
(d) Ngoại trừ các quy định được lựa chọn từ tiêu chuẩn TCVN đã được áp dụng ở Việt Nam trong nhiều năm qua, các nội dung tham khảo từ các quy chuẩn, tiêu chuẩn nước ngoài trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chưa có sự kiểm chứng về tính khả thi trong thực hiện và quản lý tại Việt Nam. Điều đó cho thấy nhiều ý kiến phản hồi về quy chuẩn trong thời gian gần đây là xác đáng.
(e) Khá nhiều nội dung của các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia không tuân thủ các quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (Điều 3, Khoản 2):
-Lồng ghép nhiều nội dung không phải là các yêu cầu kỹ thuật vào Quy chuẩn. Ví dụ như nhà ở thương mại, officetel, codotel, tỷ lệ căn hộ có diện tích nhỏ hơn 45m2 trong chung cư (QCVN 04 2021 BXD).
-Khá nhiều nội dung của Quy chuẩn là nội dung mang tỉnh hướng dẫn của tiêu chuẩn kỹ thuật (Ví dụ như quy trình, giải pháp kỹ thuật, lựa chọn vật liệu cụ thể, công thức tính toán kỹ thuật, ), không phải là các mức, giới hạn nhằm đảm bảo yêu cầu về an toàn, tiện nghi tối thiểu, an ninh, môi trường như quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Điều đó dẫn đến Quy chuẩn vừa mang tính hướng dẫn vừa mang tính pháp lý Trong bối cảnh được phép lựa chọn áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, có thể sẽ này sinh nhiều bất cập khi nội dung của các tiêu chuẩn không tương thích với quỹ định của Quy chuẩn và các tiêu chuẩn Việt Nam.
-Rất nhiều nguyên tắc trong thiết kế, xây dựng được nêu trong Quy chuẩn, song không được cụ thể hóa băng các quy định kỹ thuật. Đây là nguyên tắc thuận tuy mang màu sắc “hộ khẩu hiệu”. Ví dụ như “Việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và các khu chức năng tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng dòng đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu...” (Mục 141, QCVN01 2021/BXD). Trong khi đó, Quy chuẩn lại không có đầy đủ các nội dung quy định cụ thể thì thực hiện thế nào?, cơ quan quản lý nhà nước sẽ thẩm định, đánh giá ra sao đối với đồ án quy hoạch xây dựng? Ví dụ như nguyên tắc “đáp ứng, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh...”, song không thể tìm ra yêu cầu kỹ thuật cụ thể trong Quy chuẩn này và cơ quan quản lý không thể đánh giá đồ án quy hoạch xây dựng có tuân thủ được Quy chuẩn này hay không.
-Khá nhiều nội dung của Quy chuẩn lặp lại nội dung không dây đu của các Quy chuẩn, tiêu chuẩn khác hoặc quy định của pháp luật có liên quan. Điều đó dẫn đến Quy chuẩn có nội dung khá dài, thậm chí mâu thuẫn khi các Quy chuẩn, văn bản pháp luật khác có liên quan được soát xét, thay đổi.
(f) Chất lượng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng phản ảnh thực trạng:
-Công tác tổ chức soạn thảo, định hướng và kiểm soát nội dung Quy chuẩn của cơ quan quản lý còn hạn chế. Trong quá trình soạn thảo Quy chuẩn, việc định hưởng, kiểm soát các nội dung của cơ quan quản lý xây dựng và ban hành Quy chuẩn của Bộ Xây dựng chưa thực sự đảm bảo chất lượng và hiệu quả của Quy chuẩn. Thông thường nội dung của Quy chuẩn được đánh giá chỉ thông qua Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ cấp cơ sở và cấp Bộ Xây dựng.
-Phần lớn soạn thảo dự thảo Quy chuẩn do các tổ chức khoa học của Bộ Xây dựng thực hiện. Có thể thay đội ngũ cán bộ tham gia soạn thảo mang tư duy của người làm công tác chuyên môn kỹ thuật thuần túy, không có kinh nghiệm quản lý nhà nước và nghiệp vụ về công tác tiêu chuẩn còn hạn chế. Nhóm soạn thảo quy chuẩn thuộc các tổ chức này thiếu vắng nhiều chuyên gia có kinh nghiệm trong thực tiễn hành nghề và quản lý thuộc các chuyên ngành có liên quan (an toàn điện, cấp thoát nước, thông gió và điều hòa không khí, phòng cháy chữa cháy,...).
-Nhiều QCVN được soát xét, sửa đổi, bổ sung và ban hành nhiều lần trong thời gian rất ngăn (thậm chí 3 lần trong 18 tháng như QCVN 06 2022/BXD). Điều đó cho thấy các quy phạm pháp luật thiểu tính ổn định, các nội dung sửa đổi Quy chuẩn thiếu căn cứ thực tiễn (ý kiến góp ý, nhu cầu thực sự cấp thiết cần phải quy định ) hoặc có nhiều sai sót trong biên soạn Quy chuẩn
1.3. Quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP)
Quy chuẩn kỹ thuật địa phương được quy định tại Điều 26, Khoản 2 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (2006, 2018) “Uy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương để áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quả trình đặc thù của địa phương và yêu cầu cụ thể về môi trường cho phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, thủy văn, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”
Theo quy định của Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (2015, 2020) “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định để quy định 1. Chi tiết điều, khoản điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên 2 Biện pháp thi hành Hiến pháp, luật văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương. 3. Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương” (Điều 28).
Trong thực tế hiện nay, chưa có Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về xây dựng nào được soạn thảo và ban hành. Điều này cho thấy thực tế có thể có một số vấn đề sau đây:
(a) Sự cần thiết soạn thảo và ban hành QCĐP tại các tỉnh, thành phố trự thuộc Trung ương? Có thể thấy rằng phạm vi địa lý của các tỉnh, thành phố của Việt Nam khá hẹp, đặc điểm về địa lý, khí hậu, thủy văn không có sự khác biệ lớn. Tại Hoa Kỳ, một số tiểu bang (không phải tất cả) có sự khác biệt lớn về phạm vi địa lý cũng đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật của riêng mình dựa trên Quy chuẩn mẫu. Tại nhiều nước thuộc khu vực châu Âu, Á, Đông Nam Á không tồn tại Quy chuẩn kỹ thuật riêng cho từng tỉnh, thành phố hoặc các bang (thể chế liên bang). Ví dụ như Anh, Pháp, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines...
(b) Tại các địa phương, việc quản lý hoạt động xây dựng chủ yếu tập trung vào quy hoạch xây dựng, chất lượng sản phẩm hàng hóa, chất lượng công trình xây dựng. Công tác quy hoạch xây dựng được thực hiện theo Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch, Luật Quy hoạch đô thị Những yêu cầu của pháp luật về kỹ thuật của đồ án quy hoạch được điều chỉnh bởi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng. Nếu có yêu cầu cao hơn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc sự cần thiết phải bổ sung một vài đặc điểm về địa lý của địa phương thì có thể nghiên cứu, xem xét lồng ghép vào đồ án quy hoạch xây dựng. Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Quy hoạch xây dựng trở thành tài liệu pháp lý trong thời gian dài và cơ quan quản lý nhà nước thực thi việc thẩm định, cấp phép, giám sát, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn. Điều đó cho thấy không cần thiết phải có quy chuẩn địa phương trong bối cảnh hiện nay.
Ảnh minh họa - Internet
II. Luận bàn về một số vấn đề cần hoàn thiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ tình hình thực tiễn và kinh nghiệm tổ chức biên soạn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng, tôi xin luận bàn về một số vấn đề cần hoàn thiện hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng như sau.
2.1. Hoàn thiện các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng
2.1.1. QCVN01 2021/BXD về Quy hoạch xây dựng
(a) Phiên bản đầu tiên (2008) của Quy chuẩn này được soạn thảo dựa trên cơ sở TCVN 4449 1987 "Quy hoạch xây dựng đô thị. Tiêu chuẩn thiết kế", đồng thời có bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu quản lý nhà nước.
Đây là văn bản pháp quy về kỹ thuật, áp dụng cho công tác lập, thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị và điểm dân cư nông thôn. Quy chuẩn này đã đề cập đến các yêu cầu, chỉ tiêu cần tuân thủ trong trong đồ án quy hoạch xây dựng.
(b) Các vấn đề cần hoàn thiện:
Thực tiễn áp dụng Quy chuẩn vào việc lập, thẩm định và triển khai các đồ án quy hoạch xây dựng tại các địa phương đòi hỏi cần phải xem xét đến các yếu tố sau trong Quy chuẩn
-Đặc điểm địa lý, văn hóa của các vùng miền, bao gồm các đô thị, điểm dân cư nông thôn thuộc khu vực miền núi, khu vực duyên hải, hải đảo. Không nên đồng nhất các chỉ tiêu quy hoạch cho tất cả các khu vực nói trên,
-Các quy định kỹ thuật cụ thể áp dụng cho quy hoạch xây dựng khi tính đến điều kiện tự nhiên của nước ta, nhất là các đô thị và điểm dân cư nông thôn thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt, sạt lở đất...
2.1.2 QCVN 07 2016 BXD về Các công trình hạ tầng kỹ thuật
(a) Quy chuẩn này được nghiên cứu soạn thảo dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật thuộc các chuyên ngành khác nhau, đồng thời tham khảo các quy chuẩn khác có liên quan QCVN 07 2016/BXD bao gồm công trình Cấp nước Thoát nước; Hào và tuy nen kỹ thuật, Giao thông, Cấp điện, Cấp xăng dấu, khi đốt. Chiếu sáng, Viễn thông; Quản lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng, Nghĩa trang.
Với phạm vi điều chỉnh “Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật phải tuân thu trong đầu tư xây dựng mới, cải tạo và quản lý vận hành” các công trình hạ tầng kỹ thuật, căn cứ các quy định về chức năng nhiệm vụ của các bộ, ngành và địa phương, có thể thấy rằng nội dung quy định kỹ thuật trong Quy chuẩn này chỉ phù hợp với tham quyền quản lý của các Bộ ngành khác (Công thương, GTVT TNMT, TT&TT) Do đó, có thể thay QCVN 07 2016/BXD không phát huy được hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng các địa phương.
(b) Các vấn đề cần hoàn thiện:
-Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (Điều 27, Khoản 1) cũng đã quy định “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quan lý”. Trong khi đó, Bộ Xây dựng được giao chức năng quản lý nhà nước về các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (Điều 2, Khoản 8 Nghị định số 52/2022/NĐ- CP ngày 8/8/2022 của Chính phủ) với nội dung “Tổ chức tham định các quy hoạch thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật các thành phố trực thuộc trung ương là đô thị loại đặc biệt” (mục b, Khoản 8). Do đó, Bộ Xây dựng cần xem xét tổ chức biên soạn lại và ban hành Quy chuẩn này cho phù hợp với chức năng quản lý của Bộ Xây dựng.
-Quy chuẩn QCVN 07 202x/BXD Quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật, trong đó chỉ đề cập đến các quy định kỹ thuật về quy hoạch hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật. Khi xem xét biên soạn Quy chuẩn này, cần tính đến các nội dung đã được quy định tại Quy chuẩn về Quy hoạch xây dựng (QCVN 01 2021/BXD), đồng thời quy định kỹ thuật chi tiết hơn nhằm đảm bảo các yêu cầu về phòng chống thiên tai (bão, lũ, ngập lụt, sạt lở đất, triều cường), về môi trường trong các đô thị và điểm dân cư nông thôn.
2.1.3. QCVN 06.2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình
(a) Phiên bản đầu tiên (2010) của Quy chuẩn này được soạn thảo dựa trên TCVN 2622 1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình (dựa theo tiêu chuan Nga СНиП 2.01.02-85 Противопожарные нормы). Các phién ban sau này có sửa đổi, bổ sung thêm nội dung của tiêu chuẩn của CHLB Nga và một số nước khác.
Trong thời gian gần đây. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình cũng được nhiều tổ chức, cá nhân có liên quan phản hồi tiêu cực về nội dung các quy định về phòng cháy cho nhà và công trình. Các ý kiến nếu ra chủ yếu tập trung vào việc thay đổi quá nhanh (18 tháng với 3 phiên bản). các quy định có yêu cầu quả cao hoặc không khả thi trong thực hiện và kiểm tra, đánh giá với điều kiện Việt Nam hiện nay. Điều đó gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư trong quá trình phát triển sản xuất.
(b) Các vấn đề cản hoàn thiện:
Cần tổng hợp các ý kiến góp ý của các đối tượng chịu sự điều chỉnh của phục vụ cho thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo công trình đáp ứng yêu cầu phòng cháy, chống cháy, Điều tra, khảo sát các cơ sở thí nghiệm có khả năng thử nghiệm về cháy cho sản phẩm, vật liệu, trang thiết bị PCCC... đáp ứng yêu cầu của Quy chuẩn tại các địa phương;
-Tiến hành soát xét và ban hành lại QCVN 06 2022/BXD trong đó có thể sung , các Phụ lục minh họa, giải thích nội dung quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng và quản lý. Ví dụ như bổ sung Phụ lục về khả năng chống cháy cho sản phẩm, vật liệu xây dựng và các dạng kết cấu mái, tường, sàn, cột . được sử dụng phổ biến hiện nay để người sử dụng có thể áp dụng, tránh việc phải thực hiện các phép thử về cháy tại một vài phòng thí nghiệm, gây tổn kém không cần thiết.
2.1.4 QCVN 03 2022 BXD về Phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng
(a) Quy chuẩn này được soạn thảo và ban hành theo của Điều 5 của Luật Xây dựng (2020). Quy chuẩn này thay thế thay thế QCVN 03 2012/BXD Phân loại, phân cấp công trình xây dựng, được thực hiện Điều 5 của Luật Xây dựng (2014) Nội dung của QCVN 03 2022/BXD bao gồm 3 nội chính:
-Cấp hậu quả của công trình;
-Thời hạn sử dụng công trình;
-Phân loại về cháy đối với công trình.
Theo đó, “cấp công trình" theo yêu cầu của Luật Xây dựng (2014) đã được sử dụng hơn 60 năm qua trong thực tiễn xây dựng Việt Nam đã bị xóa bỏ và thay bằng “cấp hậu quả của công trình” Thực tế cho thấy cấp công trình xây dựng không chỉ sử dụng cho thiết kế mà còn sử dụng rộng rãi trong công tác quản lý nhà nước về công sản, quản lý kinh tế đầu tư... Cấp công trình xây dựng được phân theo loại công trình, được xác định cho mỗi công trình nhằm đưa ra các yếu cầu kỹ thuật với mức độ khác nhau nhằm đảm bảo thời hạn sử dụng, đảm bảo yêu cầu cầu với mức độ khác nhau về phòng chống cháy, an toàn, an ninh " như quy định tại Luật Xây dựng (2014).
Theo Thông tư 06/2021/TT- BXD ngày 30/6/2021 của Bộ Xây dựng, thuật ngữ “Cấp công trình phục vụ quản lý” trong hoạt động xây dựng, có thể thay
những điểm bất hợp lý như sau:
-Việc sử dụng phân cấp công trình phục vụ quản lý không phù hợp với phân cấp quản lý của Luật Đầu tư công (theo nhóm A, B, C), thậm chí Nghị định số 15/2021/NĐ- CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng (Điều 13). Có thể thay dự án nhóm A thuộc thẩm quyền quản lý của Chính phủ, song trong dự án có thể có nhiều công trình thuộc các cấp khác nhau và do đó thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan khác nhau (Cấp I, Bộ Xây dựng: Cấp II, Sở Xây dựng). Do đó, việc quy định này sẽ đưa đến thực trạng có rất nhiều công trình cấp I phải đưa về Bộ Xây dụng để quản lý (thẩm định, nghiệm thu chất lượng), mặc dù có thể chúng thuộc dự án nhóm B, C và thuộc thẩm quyền quản lý của các bộ, ngành và địa phương.
-Phương pháp phân cấp công trinh phục vụ quản lý có nhiều bất cập, chủ yêu dựa vào quy mô, dạng kết cấu công trình... Ví dụ như nhà ở có chiều cao đến 6m (Phụ lục II) là công trình cấp IV, mặc dù có thể đây là nhà biệt thự 2 tầng hoặc trường học thấp tầng được xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép (?!). Do đó, nói công trình “xuống cấp” thì chủ yếu liên quan đến chất lượng công trình suy giảm chứ không thể “giảm số tầng” (?!) như cách phân cấp hiện nay
Về nội dung của QCVN 03 2022 BXD:
-“Cấp hậu quả của công trình” (Consequences Class) được đề xuất trong Quy chuẩn này dựa trên tiêu chuẩn châu Âu (EN 1990) về nguyên tắc thiết kế kết cấu công trình. Theo đó, việc phân loại này được sử dụng cho mục đích phân biệt độ tin cậy của kết cấu công trình khi tính toán kết cấu công trình theo các tiêu chuẩn châu Âu (Phụ lục B3 1, EN 1990). Do đó, việc lựa chọn và áp dụng cách phân cấp này vào Quy chuẩn nhằm thay thế cho “cấp công trình” đã được quy định trong QCVN 03 2012/BXD là không khoa học, không phản ánh yêu cầu quản lý của Bộ Xây dựng hiện nay. Trong bối cảnh nước ta cho phép áp dụng tiêu chuẩn của các nước khác nhau thì quy định “cấp hậu quả của công trình" thực hiện ra sao trong thực tế, cơ quan quản lý nhà nước sẽ kiểm tra, đánh giá hồ sơ thiết kế ra sao, nhất là hệ thống các tiêu chuẩn thiết kế và xây dựng của Việt Nam cũng không sử dụng kiểu phân cấp này?.
-Thời hạn sử dụng công trình được nêu trong Quy chuẩn, song “Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình được chia thành bốn mức như bang 1, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư có thể sử dụng các mức này để xác định thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình trong nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình” (mục 222, QCVN 03 2022 /BXD). Theo quy định này trong Quy chuẩn, cỏ cần thiết quy định không khi chủ đầu tư tự xác định thời hạn sử dụng.
-Phân loại về cháy đối với công trình được tham chiếu QCVN 06:2022/BXD An toàn cháy cho nhà và công trình.
-Cả 3 nội dung này độc lập và không liên quan gì đến nhau, không có hiệu quả, hiệu lực thi hành trong thực tế hiện nay về thiết kế, thẩm định, cấp phép xây dựng.
(b)Các vấn đề cản hoàn thiện:
- Hủy bỏ, biên soạn lại vì Quy chuẩn QCVN 03.2022/BXD không áp dụng được trong thực tế thiết kế, thẩm định và cấp phép xây dựng;
- Cần có kế hoạch sửa và điều chỉnh lại nội dung của Luật Xây dựng (2020), trong đó có quy định về cấp công trình cần giữ nguyên nội dung của Luật Xây dựng (2014). Khái niệm “phân cấp công trình phục vụ quản lý” (chất lượng cần được loại bỏ và việc phân cấp quản lý nên tuân theo Luật Đầu tư (nhóm A,B, C) nhằm đảm bảo sự thống nhất trong quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng, đồng thời không gây sự nhầm lẫn trong thực tế áp dụng.
2.1.5. QCVN 04 2021/BXD Nhà Chung cư
(a) Quy chuẩn này được ban hành năm 2019 và sau đó được soát xét năm 2021. Hiện nay, Bộ Xây dựng đang tổ chức biên soạn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nhà ở và Nhà công cộng nhằm thay thế Quy chuẩn này. Đây là phương án phù hợp với danh mục hệ thống các quy chuẩn của Bộ Xây dựng (2010) QCVN 04 202x/BXD Nhà ở và Nhà công cộng.
(b) Các nội dung cần xem xét:
Mặc dù Quy chuẩn này đang được dự thảo, Bộ Xây dựng và cơ quan soạn thảo (Viện KHCNXD) cần xem xét một số vấn đề sau đây
-Về phương pháp biên soạn
Quy chuẩn này được soạn thảo dựa trên QCVN 04 2021/BXD về Nhà chung cư, đồng thời lồng ghép hoặc hợp nhất một số Quy chuẩn đang có hiệu lực thi hành (Quy chuẩn QCXDVN 05 2008/BXD Nhà ở và nhà công cộng. An toàn sinh mạng và sức khỏe, QCVN 09 2017 về Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả, QCVN 10 2014/BXD Xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng, QCVN 12 2014 Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng). Phương pháp này tạo ra một quy chuẩn khá đồ sộ, không hợp lý và không phù hợp với cách ban hành Quy chuẩn của các bộ, ngành của Việt Nam hiện nay . Hơn nữa, hàng loạt các tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật... cũng đã được biên soạn, ban hành dựa trên các Quy chuẩn này.
Phương pháp này không hợp lý trong bối cảnh năng lực soạn thảo của một số đơn vị khoa học của Bộ Xây dựng còn hạn chế, các chuyên gia tham gia biên soạn chỉ am hiểu một vài lĩnh vực, không có chuyên môn hoặc kinh nghiệm trong các lĩnh vực trong lĩnh vực đề xuất lồng ghép, hợp nhất.
Do đó, không nên lồng ghép hoặc hợp nhất các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã được ban hành. Trường hợp cần thiết có thể tham chiếu các Quy chuẩn này trong nội dung quy định.
-Đối tương thuộc phạm vi điều chỉnh:
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, phạm vi điều chỉnh đối với nhà ở không chỉ là nhà chung cư mà còn các loại nhà ở phổ biến khác như ký túc xá, nhà ở riêng lẻ. Tương tự đối với nhà công cộng, cần xem xét các loại nhà công cộng như văn phòng, văn phòng cơ quan nhà nước, các cơ sở khoa học và đào tạo, trung tâm thương mại, chợ, dịch vụ, y tế, trường học, vũ trường. Karaoke
2. 2. Các đề xuất, kiến nghị chung
Hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng hiện nay đã tương đối đầy đủ, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn trong áp dụng và quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng thông qua các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng, Bộ xây dựng cần xem xét một số vấn đề sau đây nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố.
2.2.1. Quy trình soạn thảo, thẩm định và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
(a) Quy trình soạn thảo và ban hành QCVN về xây dựng hiện nay đang được thực hiện theo các bước sau: (1) Bộ Xây dựng giao nhiệm vụ cho tổ chức soạn thảo hàng hợp đồng, ngân sách cấp và để cương; (2) Dự thảo QCVN được thông qua hội đồng cấp cơ sở và hội đồng KHCN cấp Bộ Xây dựng để nghiệm thu nhiệm vụ theo hợp đồng: (3) Lấy ý kiến góp ý cho dự thảo QCVN của các tổ chức, cá nhân có liên quan; (4) Hoàn thiện dự thảo QCVN, trình Bộ KHCN thẩm định; (5) Trình Bộ Xây dựng ban hành QCVN. Phương thức thực hiện các bước trong quy trình này còn có một số vấn đề tồn tại:
- Quá trình dự thảo QCVN chưa có sự tham gia trực tiếp của cơ quan quản lý của Bộ Xây dựng. Dự thảo QCVN khi trình và nghiệm thu bởi hội đồng KHCN cấp Bộ Xây dựng vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập (không áp dụng được trong thực tế áp dụng và quản lý, không có khả năng đánh giá sự tuân thủ Quy chuin...).
- Hội đồng KHCN cấp Bộ chỉ làm nhiệm vụ đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ theo hợp đồng. Chất lượng đánh giá nội dung dự thảo QCVN hoàn toàn phụ thuộc vào thành viên của hội đồng, bao gồm đại diện cơ quan quản lý, các chuyên gia lĩnh vực. Thông thường các thành viên hội đồng am hiểu về nghiệp vụ quy chuẩn, tiêu chuẩn còn rất hạn chế, thiếu vắng đại diện của các tổ chức chịu sự tác động của QCVN. Phương thức lấy ý kiến góp ý (bằng văn bản) chủ yếu tập trung vào các cơ quan quản lý nhà nước cũng không hiệu quả vì các cơ quan này không phải là người chịu tác động trực tiếp của QCVN, ý kiến góp ý thường “đồng thuận” hoặc ít đề cập đến nội dung cụ thể của dự thảo QCVN.
(b) Đề xuất, kiến nghị:
-Cần tăng cường giao nhiệm vụ xây dựng dự thảo QCVN cho các hiệp hội nghề nghiệp về xây dựng (Quy hoạch và phát triển đô thị. Vật liệu xây dựng. Kết cấu và Công nghệ xây dựng. Môi trường xây dựng...). Các hiệp hội nghề nghiệp là tập hợp đồng đảo các chuyên gia kinh nghiệm nhiều năm về quản lý và chuyển môn, các tổ chức và cá nhân hành nghề trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.
-Sử dụng các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn (do Bộ Xây dựng đã thành lập) để xem xét, đánh giá và hiệu đính nội dung của dự thảo QCVN. Hội đồng nghiệm thu của Bộ Xây dựng tổ chức nghiệm thu nhiệm vụ căn cứ vào: (1) Nội dung và đề cương thực hiện (2) Ý kiến của Ban kỹ thuật tiêu chuẩn về dự thảo QCVN
Việc lấy ý kiến góp ý cho dự thảo QCVN cần được mở rộng cho các đối tượng trực tiếp chịu tác động của QCVN. Ví dụ như các tổ chức tư vấn, các chủ đầu tư, các tổ chức xây dựng, quản lý vận hành. Các ý kiến góp ý từ tổ chức, cá nhân trong quá trình áp dụng Quy chuẩn phải được cơ quan quản lý tổng hợp và làm cơ sở cho các lần soát xét sau này.
2.2.2. Hoàn thiện hệ thống các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng
(a) . Trên cơ sở chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, cần có kế hoạch tiến hành rà soát và hoàn thiện hệ thống các Quy chuẩn quốc gia về xây dựng như sau:
-Hủy bỏ hoặc biên soạn lại các Quy chuẩn không phù hợp với chức năng quản lý của Bộ Xây dựng, không áp dụng được trong thực tế. Ví dụ như QCVN 03 2922/BXD, QCVN 07:2016/BXD, QCVN 08 2018/BXD;
-Tổ chức lấy ý kiến góp ý, tiến hành soát xét các Quy chuẩn đã ban hành nhâm nâng cao tính hiệu quả, hiệu lực trong thực tế áp dụng và quản lý.
(b) Để đảm bảo hiệu quả áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng. trong quá trình tổ chức soát xét, biên soạn, Bộ Xây dựng cần:
-Tổ chức biên soạn và bổ sung các Phụ lục của Quy chuẩn nhằm cụ thể hóa các yêu cầu của Quy chuẩn theo thực tiễn xây dựng Việt Nam, nhất là các yêu cầu liên quan đến việc cần phải đánh giá bằng các thí nghiệm chuyên biệt. Ví dụ như giới hạn chịu lửa (RED) cho các bộ phận của nhà và công trình (sàn, tường gạch, tường và cột, mái...) với vật liệu, kích thước cấu tạo đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Điều đó sẽ làm cho việc áp dụng dễ dàng hơn, không gây tổn kém cho việc phải thí nghiệm (rất ít tổ chức thí nghiệm làm được). Phương pháp này đã được sử dụng trong QCVN 09:2017/BXD.
-Tổ chức biên soạn và ban hành các tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật, bảng kiểm (checklist) cho mỗi Quy chuẩn. Đây là các tài liệu rất cần thiết nhằm minh họa chi tiết các quy định của Quy chuẩn, phục vụ cho việc áp dụng và quản lý nhà nước trong quá trình thiết kế, thẩm định, xây dựng, nghiệm thu, quản lý vận hành nhà và công trình xây dựng tại các địa phương. Thực tế cho thấy các tiểu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật đã được ban hành cho các Quy chuẩn như QCVN 09.2017/BXD. OCVN 10:2014/BXD đã phát huy hiệu quả của chúng trong thực tế, được các tổ chức tư vấn và cơ quan quản lý nhà nước đánh giá cao.
2.2.3. Bổ sung Quy chuẩn quốc gia về Xây dựng xanh, Công trình xanh
Với yêu cầu xây dựng công trình đảm bảo tiết kiệm năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường (Điều 10, Khoản 4 của Luật Xây dựng), thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam trước cộng đồng quốc tế về giảm phát thải ròng bằng không đến 2050, Bộ Xây dựng nên xem xét tổ chức soạn thảo và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Xây dựng xanh. Đây là công cụ cần thiết để thực hiện chính sách tiết kiệm năng lượng, tài nguyễn, bảo vệ môi trường trong xây dựng và vận hành các công trình xây dựng.
Theo đánh giá của tổ chức quốc tế, công trình xây dựng phát thải đến 40% khi CO, 65% chất thái, sử dụng 70% lượng điện tiêu thụ (International Green
Construction Code (IgCC)- ICC (iccsafe.org).
Xây dựng xanh (Green Construction). Công trình xanh (Green Building) là thiết kế, xây dựng và vận hành các công trình nhằm giảm thiểu tác động của chúng đến mỗi trường. Xây dựng xanh đóng góp rất lớn trong việc giảm phát thải khí nhà kính. Cái công trình xây dựng truyền thống có tác động lớn đến môi trường, là nguồn phát thái khí nhà kinh. Xây dựng xanh, Công trình xanh có thể giúp giảm phát thải khí nhà kính băng cách sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, tái chế và sử dụng lại các vật liệu xây dựng, áp dụng các công nghệ thông minh. Quy chuẩn xây dựng xanh (International Green Construction Code, IgCC) của Hội đồng Quy chuẩn quốc tế (International Code Council, ICC), Quy chuẩn Công trình xanh (Green Building Code) đã được nhiều nước trên thế giới, trong đó có các nước thuộc khu vực châu Á, Đông Nam Á áp dụng. Ví dụ như Quy chuẩn Công trình xanh của Philippne (The Philippine Green Building Code, 2015) Quy chuẩn xây dựng tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo của Trung Quốc (General Code for Building Energy Conservation and Renewable Energy Uulization, 2022), Quy chuẩn Công trình xanh Pakistan (Green Buildings Code, 2022),
TS. NGUYỄN TRUNG HÒA
Phó Chủ tịch Hội Kết cấu và Công nghệ XDVN Nguyên Vụ trưởng Vụ KHCN&MT (Bộ Xây dựng)
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.