Lâm Đồng- Lâm Hà: Chấn chỉnh công tác lập, kiểm tra, thẩm định hồ sơ cấp GCNQSDĐ
MTXD - Ông Nguyễn Minh An Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lâm Hà vừa ban hành văn bản số 1409/UBND-TNMT Về việc chấn chỉnh công tác lập, kiểm tra, thẩm định hồ sơ cấp GCNQSDĐ, QSHNỞ và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện.
Trong thời gian qua, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản chấn chỉnh công tác lập, kiểm tra, thẩm định hồ sơ cấp GCNQSDĐ, QSHNỞ và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là GCN) trên địa bàn huyện, nhưng công tác lập, kiểm tra, thẩm định hồ sơ vẫn đạt hiệu quả chưa cao, còn tồn tại nhiều hạn chế.
UBND huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
Qua theo dõi 6 tháng đầu năm 2024, chất lượng hồ sơ đầu vào và công tác kiểm tra, xác nhận các nội dung trong hồ sơ của các đơn vị liên quan còn nhiều sai sót, chưa đảm bảo phải trả về hoặc phải điều chỉnh (chuyển trả Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện chỉnh sửa, hoàn thiện lại hồ sơ là 121 hồ sơ, trả về 87 hồ sơ). Nguyên nhân trả về chủ yếu: Do UBND các xã, thị trấn xác nhận sai nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, sai đối tượng sử dụng đất, chưa xác nhận cập nhật tuyến đường giao thông theo Văn bản số 2978/UBND-TNMT ngày 29/12/2023 của UBND huyện về việc công nhận các tuyến đường giao thông; hồ sơ đo đạc, hồ sơ cấp GCN chồng lên thửa đất đã được cấp GCN trước đây nhưng Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện không phối hợp với UBND các xã, thị trấn kiểm tra, thực hiện các nội dung theo chỉ đạo của UBND huyện tại Văn bản số 532/UBND-TNMT ngày 31/3/2022 về việc xử lý các trường hợp được cấp GCN có nội dung sai sót, cấp không đúng quy định pháp luật trên địa bàn huyện; hồ sơ chưa đầy đủ, đảm bảo nhưng Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện vẫn xác nhận đủ điều kiện cấp GCN để chuyển cho Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến tính pháp lý của hồ sơ cấp GCN mà còn gây mất thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính.
Căn cứ quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung cấp huyện về Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu được ban hành kèm theo Quyết định số 1961/QĐ-UBND ngày 12/10/2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt quy trình nội bộ, quy trình liên thông giải quyết thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, để kịp thời khắc phục, chấn chỉnh những tồn tại nêu trên và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác lập, kiểm tra, thẩm định hồ sơ cấp GCN, UBND huyện có ý kiến chỉ đạo như sau:
1.Giao trách nhiệm cụ thể đối với UBND các xã, thị trấn, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường trong giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính về cấp GCN như sau:
1.1. UBND các xã, thị trấn thực hiện và chịu trách nhiệm về các công việc quy định tại Khoản 2, Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai như sau:
“a) Trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch. Trường hợp đăng ký tài sản gắn liền với đất thì xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này thì xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản; đối với nhà ở, công trình xây dựng thì xác nhận thời điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợp phải cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch được duyệt; xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;
b) Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại Điểm a Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);
c) Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.”
1.2. Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về các công việc được quy định tại Khoản 3, Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ như sau:
“a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
b) Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);
c) Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;
d) Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký;
đ) Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đó. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký đất đai;
e) Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);
g) Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật; chuẩn bị hồ sơ để cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp, trường hợp hộ gia đình, cả nhân nộp hồ sơ tại cấp xã thì gửi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp”. Trong quá trình kiểm tra giải quyết hồ sơ xét thấy hồ sơ không đảm bảo, chưa đủ điều kiện cấp GCN theo quy định, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đại huyện có văn bản hướng dẫn UBND các xã, thị trấn và người dân hoàn thiện hồ sơ cấp GCN đảm bảo đầy đủ theo quy định; Trường hợp không đủ điều ki cấp GCN, thì có báo cáo bằng văn bản chuyển phòng Tài nguyên và Môi trư thông báo trả kết quả cho người dân theo quy định.
1.3. Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện và chịu trách nhiệm về các công việc quy định tại Khoản 4, Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ như sau:
“a) Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Trường hợp thuê đất thì trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký quyết định cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. b) Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai.” 2. Giao Văn phòng HĐND&UBND huyện: Tăng cường kiểm soát quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ cấp GCN và trả kết quả của UBND các xã, thị trấn, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan; thường xuyên nắm bắt thông tin, dư luận phản ánh về công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cấp GCN; kiểm soát việc thực hiện thư xin lỗi người dân của các cơ quan, đơn vị liên quan khi hồ sơ giải quyết trễ hẹn.
Hàng tháng phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo số lượng hồ sơ cấp GCN lần đầu bị trả về thông qua công tác tiếp nhận, thẩm định, kiểm tra...(nêu rõ số lượng hồ sơ tiếp nhận, hồ sơ trả về, xác định trách nhiệm đối với từng cơ quan, đơn vị đối với các trường hợp hồ sơ trả về) báo cáo UBND huyện xem xét, chỉ đạo. 3. Yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chỉ đạo công chức địa chính thực hiện lập hồ sơ cấp GCN phải đảm bảo xác nhận hiện trạng, nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, thời điểm tạo lập tài sản, tình trạng tranh chấp đất đai, sự phù hợp quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng phải chính xác và đúng quy định pháp luật; không gây phiền hà, sách nhiễu cho người dân hoặc có tiêu cực khi thực hiện nhiệm vụ; tích cực hỗ trợ, hướng dẫn người dân lập hồ sơ cấp GCN; tiếp nhận và luân chuyển hồ sơ theo đúng quy định, quy trình điện tử của Bộ thủ tục hành chính; kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ, công chức có biểu hiện gây phiền hà, sách nhiễu người dân, trường hợp cần thiết thì báo cáo UBND huyện, đề xuất luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác theo quy định để hạn chế tiêu cực trong việc cấp GCN.
4. Đề nghị Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện tập trung chỉ đạo, rà soát, phân loại, giải quyết dứt điểm hồ sơ cấp GCN còn tồn đọng tại đơn vị; chấn chỉnh viên chức, người lao động phải nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong việc giải quyết hồ sơ cấp GCN; thực hiện hoán đổi vị trí đối với viên chức, người lao động để xảy ra tình trạng hồ sơ trễ hẹn cao, hồ sơ sai sót, không đảm bảo, không đúng quy định, bị chuyển trả chỉnh sửa, hoàn thiện lại hồ sơ nhiều lần, giải quyết hồ sơ kéo dài, người dân phải đi lại nhiều lần, gây bức xúc trong dư luận, nhân dân thời gian qua.
5. Giao Phòng Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị trong giải quyết hồ sơ cấp GCN đảm bảo chất lượng, đúng quy trình, đúng thời gian các bước xử lý công việc; tập trung rà soát, phân loại, giải quyết dứt điểm hồ sơ cấp GCN còn tồn đọng; chỉ đạo cán bộ, công chức phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, không để xảy ra tình trạng sai sót, phải trả hồ sơ giữa các cơ quan, đơn vị khiến việc giả quyết hồ sơ kéo dài, người dân phải đi lại nhiều lần, gây bức xúc trong dư luận.
Chủ trì phối hợp với Văn phòng HĐND&UBND huyện theo dõi, đánh các hồ sơ cấp GCN trả về, tổng hợp gửi UBND huyện (thông qua phòng Nội Vụ, để tham mưu cho UBND huyện phê bình, chấn chỉnh, xử lý trách nhiệm đối với các đơn vị, địa phương, cá nhân có tỷ lệ hồ sơ trả về cao, bị phê bình nhiều lần theo quy định.
6. Giao Phòng Nội vụ: Căn cứ trách nhiệm đã xác định ở trên để tham mưu cho UBND huyện phê bình, chấn chỉnh, xử lý trách nhiệm đối với các đơn vị, địa phương, cá nhân có tỷ lệ hồ sơ trả về cao, bị phê bình nhiều lần và tham mưu cho UBND huyện văn bản gửi cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng phê bình, chấn chỉnh, xử lý trách nhiệm đối với viên chức, người lao động có liên quan trọng công tác kiểm tra, xác nhận hồ sơ cấp GCN theo quy định.
Đối với các hồ sơ có tính chất phức tạp, các cơ quan, đơn vị phải chủ động chỉ đạo trực tiếp các bộ phận có liên quan nghiên cứu giải quyết cho người dân; trường hợp không giải quyết được thì báo cáo hoặc xin ý kiến hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền để giải quyết cho người dân. Việc trả hồ sơ phải nêu rõ lý do, hướng dẫn cho người dân khắc phục, bổ sung hồ sơ đúng theo quy định.
UBND huyện yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện các nội dung chỉ đạo.
Nhóm phóng viên Tây Nguyên
Các tin khác
Công ty điện lực Kon Tum (KTPC) phản hồi thông tin Tổng CTy Điện lực miền Trung bị đề nghị xử lý vi phạm về đất đai
MTXD - Trước đó, Tạp chí điện tử Môi trường Xây dựng đã có bài viết đề cập việc UBND tỉnh Kon Tum giao đất cho Công ty Điện lực 3 Đà Nẵng (nay là Tổng công ty Điện lực miền Trung) theo Quyết định số 552/QĐ-UBND ngày 26/51994 của UBND tỉnh, Tổng công ty phải chuyển từ hình thức giao đất không thu tiề
Huyện Lâm Hà (Lâm Đồng): Quyết liệt chỉ đạo UBND xã Gia Lâm xử lý dứt điểm vi phạm trật tự xây dựng
MTXD - Xét báo cáo số 86/BC-KTHT ngày 01/8/2024 của Phòng Kinh tế và Hạ tầng về kết quả kiểm tra việc xây dựng các công trình trên đất nông nghiệp của hộ ông Trần Cao Cường tại thôn 4, xã Gia Lâm; trên cơ sở ý kiến thống nhất của tập thể Lãnh đạo UBND huyện tại Hội nghị giao ban tuần UBND huyện ngày
Đắk Nông: Xử phạt trường hợp vi phạm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy
MTXD - Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tình hình cháy, nổ, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy, nổ gây ra, UBND tỉnh Đắk Nông vừa ban hành Kế hoạch số 434/KH-UBND về việc thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với nhà
Lai Châu : UBND huyện Phong Thổ chưa trả lời đơn thư liên quan đến công trình vi phạm TTXD của công ty Lan Anh
MTXD - Việc trả lời chậm trễ này của UBND huyện Phong Thổ khiến nhiều người dân bức xúc cho rằng, cơ quan này đang không quyết liệt trong công tác xử lý vi phạm TTXD, tạo điều kiện cho sai phạm tồn tại.
Huyện Cam Lộ (Quảng Trị): Chính quyền địa phương thông tin sự việc xây nhà thờ họ trên đất nông nghiệp
MTXD - Ngay sau khi nội dung sai phạm tại công trình “nhà thờ họ Trần Thọ” được đăng tải, dư luận địa phương đã có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh sự việc. Để có thông tin khách quan, nhóm PV đã liên hệ với chính quyền địa phương để tìm câu trả lời cho việc xử lý dứt điểm công trình.