Một số hạn chế trong việc áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và giải pháp xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước

​MTXD - Mặc dù các quy chuẩn kỹ thuật đã được nghiên cứu kỹ trước khi ban hành nhưng vẫn còn một số quy định chưa thực sự phù hợp với thực tiễn Việt Nam do được chuyển dịch chấp nhận từ tài liệu nước ngoài; một số quy định chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ xây dựng đang áp dụng ở nước ta hiện nay, vì quá cụ thể, chi tiết (như về giải pháp công trình, yêu cầu khoảng cách,...)

MTXD - Mặc dù các quy chuẩn kỹ thuật đã được nghiên cứu kỹ trước khi ban hành nhưng vẫn còn một số quy định chưa thực sự phù hợp với thực tiễn Việt Nam do được chuyển dịch chấp nhận từ tài liệu nước ngoài; một số quy định chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ xây dựng đang áp dụng ở nước ta hiện nay, vì quá cụ thể, chi tiết (như về giải pháp công trình, yêu cầu khoảng cách,...)

Ảnh minh họa: Internet

Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam gắn liền với lịch sử hơn 60 năm ngành xây dựng Việt Nam.

+ Giai đoạn trước 1996, khi chưa có quy chuẩn xây dựng, các tiêu chuẩn chuyên ngành về xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký ban hành và được đăng ký mã số vào hệ TCVN. Các tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký ban hành thành TCVN. Ngoài ra, Bộ Xây dựng còn ban hành các tiêu chuẩn ngành với ký hiệu 20 TCN. Thời kỳ này tiêu chuẩn được định nghĩa: "là một văn bản pháp quy kỹ thuật trong đó đề ra các quy định thống nhất và hợp lý được xây dựng theo một thủ tục nhất định, trình bày theo một thể thức nhất định, được một cơ quan có thẩm quyền ban hành để bắt buộc áp dụng hoặc khuyến khích áp dụng". Trong định nghĩa này: tiêu chuẩn là một dạng văn bản pháp quy, trên thực tế trước năm 1996 có tới 95% các tiêu chuẩn Việt Nam nói chung và tiêu chuẩn xây dựng nói riêng là bắt buộc áp dụng.

+ Năm 1996, Bộ Xây dựng lần đầu tiên ban hành Quy chuẩn với mã số QCXDVN 1997 gồm 03 tập, theo chức năng, quyền hạn của Bộ Xây dựng và Nghị định số 42/CP ngày 16/07/1996 về điều lệ trong quản lý đầu tư và xây dựng. Quy chuẩn này bắt buộc áp dụng cho mọi hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Từ năm 2006 đến nay, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 được Quốc Hội thông qua ngày 29/6/2006. Theo quy định của Luật, hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật có hai hình thức, đó là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với ký hiệu QCVN, ôn Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng và ban hành trong phạm vi ngành và lĩnh vực được phân công quản lý và quy chuẩn kỹ thuật địa phương với ký hiệu QCĐP, do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và ban hành để áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương đối với sản phẩm, hang hóa, dịch vụ, quá trình đặc thù của địa phương và yêu cầu cụ thể về môi trường cho phù hợp với đặc điểm về địa lý, khi hậu, thủy văn, trinh độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thực hiện Quyết định 198/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tưởng chính phủ Phê duyệt Đề án Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng, Bộ Xây dựng đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hoàn thành việc Nghiên cứu đánh giá thực trạng áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật trong các hoạt động xây dựng lĩnh vực thiết kế, xây dựng công trình, công nghệ xây dựng, địa kỹ thuật, vật liệu và an toàn xây dựng. Bộ Xây dựng đã có Danh mục và Kế hoạch xây dựng, hoàn thiện Bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng kèm theo Quyết định số 666/QĐ-BXD ngày 29/5/2020 và Định hướng và kế hoạch biên soạn, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ngành xây dựng đến năm 2030 (thuộc thẩm quyền, phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng) kèm theo Quyết định số 390/QĐ-BXD ngày 12/5/2022.

Sau khi có Luật TC&QCKT, hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã được nâng lên cả chất và lượng, công tác kế hoạch, xây dựng, thẩm định và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã chặt chẽ hơn; phân công thẩm quyền, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức minh bạch hơn, phù hợp với quy định WTO và thông lệ quốc tế, góp phần thúc đẩy nâng cao năng suất chất lượng, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa chủ lực của Việt Nam.

Mặc dù các quy chuẩn kỹ thuật đã được nghiên cứu kỹ trước khi ban hành nhưng vẫn còn một số quy định chưa thực sự phù hợp với thực tiễn Việt Nam do được chuyển dịch chấp nhận từ tài liệu nước ngoài; một số quy định chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ xây dựng đang áp dụng ở nước ta hiện nay, vì quá cụ thể, chi tiết (như về giải pháp công trình, yêu cầu khoảng cách,...), chỉ thích hợp với một số công nghệ xây dựng nhất định, trong khi các giải pháp công nghệ khác có thể giải quyết đảm bảo tốt các chỉ tiêu trong giới hạn an toàn cho phép. Trong khi, trên thực tế, địa hình lãnh thổ Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa được chia thành 7 vùng khí hậu xây dựng với các điều kiện tự nhiên khác biệt. Do vậy để quy chuẩn kỹ thuật áp dụng được trên thực rất cần xây dựng các quy chuẩn địa phương với nội dung, chỉ tiêu, quy định,... phù hợp yêu cầu сц the té tại mỗi địa phương, vùng, miền.

Hoạt động xây dựng, ban hành QCDP thời gian qua đã có những bước phát triển mạnh, nhưng quy định trong Luật TC&QCKT hướng dẫn QCĐP lại khá chung chung, chưa cụ thể, không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn xây dựng QCĐP tại các địa phương. Các địa phương còn khá lúng túng khi tiến hành xây dựng, thẩm định, áp dụng QCĐP trong thực tế hiện nay. Các QCĐP hiện hành chủ yếu là các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, quy định về chất lượng nước sinh hoạt (Sơn La, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Nguyên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kiên Giang, Trà Vinh,...) hoặc các sản phẩm đặc sản địa phương (Hà Tĩnh,...). Hà Nội là địa phương duy nhất xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương lĩnh vực xây dựng, QCĐP 01:2022/TPHN, Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, kiến trúc tại khu vực các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội kèm theo Quyết định số 975/QĐ-UBND ngày 21/3/2022.

Nội dung của quy chuẩn kỹ thuật sẽ tác động đến mọi mặt của hoạt động xây dựng như: chất lượng các đồ án quy hoạch xây dựng, tiến độ, chất lượng công trình, đảm bảo an toàn thi công, vận hành khai thác, duy tu, sửa chữa và hiệu quả giá thành công trình xây dựng, đồng thời đảm bảo an toàn về tính mạng và sức khỏe cho con người, bảo vệ môi trường xung quanh, bảo vệ tài sản cá nhân và cộng đồng, đảm bảo lợi ích an ninh quốc gia và các yêu cầu thiết yếu khác.

Để hệ thống quy chuẩn kỹ thuật xây dựng ngày càng nâng cao chất lượng, thực hiện tốt các quan điểm về tính bao quát, tính đồng bộ, tính kế thừa, tính hiện đại, minh bạch, thích ứng, dễ dàng tiếp cận/áp dụng, đổi mới và hội nhập cần,

+ Biên soạn quy chuẩn theo phương pháp khoa học, không chung chung, không chi tiết quá, diễn đạt một tài liệu kỹ thuật theo ngôn ngữ pháp luật.

+ Có cơ chế thu hút đội ngũ chuyên gia biên soạn quy chuẩn (kể cả chuyên gia quốc tế nếu cần), phải là những người có trình độ cao, am hiểu chuyên ngành xây dựng, có kinh nghiệm thực tiễn và hiểu biết về hệ thống pháp luật.

+ Cập nhật thường xuyên tiến bộ khoa học công nghệ, nắm vững yêu cầu thực tiễn, soát xét sửa đổi những nội dung bất cập của quy chuẩn.

+ Đánh giá những tác động đến đời sống xã hội của các quy định trong quy chuẩn kỹ thuật khi áp dụng trên thực tế.

+ Có kế hoạch, định hướng xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật địa phương lĩnh vực xây dựng để tháo gỡ vướng mắc, bất cập của các quy định chung trong quy chuẩn quốc gia.

ĐỒ THANH TÙNG- ĐÀO THỊ TIÊN NGỌC 

Viện Kiến trúc Quốc gia - Bộ Xây dựng

(Bài tham luận tại HT KH “ Đánh giá việc áp dụng QCVN trong QH, CTDD,CN và đề xuất sửa đổi, sổ sung kiến nghị xây dựng QCĐP”)

 

 

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.