Một số trao đổi trong việc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật

​MTXD - Trong khuôn khổ Hội thảo “Đánh giá việc áp dụng Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) trong quy hoạch, công trình dân dụng, công trình công nghiệp và đề xuất sửa đổi, bổ sung, kiến nghị xây dựng Quy chuẩn địa phương” do Tổng Hội Xây dựng Việt Nam tổ chức, Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng- CONINCO xin có chia sẻ một số nội dung cho Hội thảo.

MTXD - Trong khuôn khổ Hội thảo “Đánh giá việc áp dụng Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) trong quy hoạch, công trình dân dụng, công trình công nghiệp và đề xuất sửa đổi, bổ sung, kiến nghị xây dựng Quy chuẩn địa phương” do Tổng Hội Xây dựng Việt Nam tổ chức, Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng- CONINCO xin có chia sẻ một số nội dung cho Hội thảo.

Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn là hành lang kỹ thuật, đóng vai trò quan trọng định hình sự tồn tại, phát triển của công trình xây dựng. Đồng thời, cũng là những công cụ pháp lý rất quan trọng được sử dụng phổ biến trong hoạt động xây dựng nhằm hướng tới các tiêu chí về phát triển bền vững, tiêu chí xanh, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, bảo vệ môi trường, an ninh quốc gia,...

Tuy nhiên, với những biến động và thay đổi trong các hệ thống Luật cũng như các rào cản về kỹ thuật, thương mại, dịch vụ,... sẽ dần dần được tháo dỡ khi các hiệp định, hiệp ước của Việt Nam với các tổ chức, khu vực, châu lục trên thế giới có hiệu lực thì việc rà soát, xây dựng mới hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam là cần thiết, đòi hỏi cần có giải pháp tháo gỡ và điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.

Ảnh: Internet

1. Một số vấn đề trong việc áp dụng quy chuẩn và đề xuất giải pháp. 1.1. Về một số vấn đề

a) Còn mang tính nguyên tắc, áp đặt: Quy chuẩn chỉ quy định những nội dung có tính nguyên tắc, bao quát chung, được xây dựng dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển kinh tế-xã hội, nghĩa là có sự vận động, thay đổi khá thường xuyên. Trong phương pháp biên soạn, nội dung quy chuẩn thường nên chỉ đề ra các yêu cầu kỹ thuật buộc phải tuân thủ trong các hoạt động xây dựng để khống chế và điều tiết đối với các đối tượng xây dựng.

b) Còn trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn:

- Trong quá trình triển khai xây dựng phải áp rất nhiều quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật về xây dựng. Nhiều quy chuẩn được ban hành, điều chỉnh, bổ sung thực hiện theo chu kỳ 5 năm hoặc việc thời điểm chỉnh sửa, làm mới xen kẽ nhau mà chưa đồng bộ đã gây ra một số khó khăn cho chủ đầu tư, doanh nghiệp trong quá trình triển khai dự án xây dựng. Các địa phương ít ban hành quy chuẩn địa phương, chưa có sự kết nối rõ ràng giữa quy chuẩn và tiêu chuẩn.

-Một số quy giao thoa về quản lý nhà nước giữa các Bộ chuyên ngành. Trong cùng một dự án, nếu chuẩn còn trùng lặp về phạm vi và đối tượng điều chỉnh do có sự áp dụng quy chuẩn của cơ quan này thì phù hợp, nhưng khi quy chiếu và áp dụng quy chuẩn do cơ quan khác ban hành lại không phù hợp, chồng chéo, mâu thuẫn.

-Trong quy hoạch xây dựng công trình khi đang áp dụng quy chuẩn tại một thời điểm, nhưng nếu có quy chuẩn do cơ quan liên quan khác ban hành có thay đổi, thay thế, sửa đổi, bổ sung mà các quy chuẩn vẫn đang áp dụng, thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc quy chiếu khi thực hiện dự án, khó phù hợp hết với các quy chuẩn hiện hành.

c) Chưa phù hợp thực tiễn, chưa bao phủ:

- Một số quy chuẩn, tiêu chuẩn chưa phù hợp với thực tiễn, do đã sử dụng trong một thời gian dài, chất lượng chưa đồng bộ và có hệ thống do thường được chuyển dịch từ tài liệu nước ngoài mặc dù đã có kể đến yếu tố trong nước; một số quy chuẩn chưa theo kịp sự phát triển nhanh của công nghệ xây dựng nước ngoài đang áp dụng tại Việt Nam.

- Số lượng quy chuẩn tuy nhiều nhưng vẫn chưa phủ kín được các lĩnh vực và đối tượng của Ngành xây dựng, đa số đều hướng đến một đối tượng hoặc loại công trình cụ thể; giữa các loại công trình khác nhau (xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, năng lượng,...) có thể theo các định hướng áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn khác nhau.

- Các quy chuẩn thiếu sự thống nhất và những đóng góp nhất định của các địa phương để hoàn thành hệ thống do khi soạn quy chuẩn chưa được phát triển hoặc chưa tham khảo sâu ý kiến của các bên liên quan như chính quyền địa phương, các nhà quản lý dự án và các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, quy chuẩn có thể không phản ánh đúng thực tế và không được chấp nhận.

Quy chuẩn hay tiêu chuẩn còn chưa cập nhập kịp thời một số chỉ tiêu với những vật liệu mới, vật liệu đặc thù vùng miền như công trình biển, đây là điểm khá bất cập vì các vật liệu đã sử dụng nhiều ở nước ngoài nhưng mới đưa vào nước ta.

1.2. Đề xuất một số giải pháp:

a) Trên cơ sở hệ thống quy chuẩn và tiêu chuẩn của Châu Âu, Nga, Nhật, Trung Quốc, Úc, Mỹ,... thì nghiên cứu để biên soạn hoặc áp dụng chỉ một hệ quy chuẩn thống nhất chung cho cả Ngành xây dựng bao gồm: Xây dựng (dân dụng, công nghiệp,...), giao thông, thuỷ lợi, năng lượng,...

b) Cần biên soạn quy chuẩn theo phương pháp khoa học, không nên chung chung, không quá chi tiết, do quy chuẩn xây dựng là quy định pháp luật về mặt kỹ thuật, bắt buộc áp dụng trong các hoạt động xây dựng nên cần được viết rõ ràng, ngăn gọn để dễ sử dụng, tránh có nhiều điều, nội dung rất ít hoặc chưa được áp dụng trong thực tế.

c) Cần có cơ chế để thu hút đội ngũ chuyên gia biên soạn quy chuẩn, kể cả sử dụng chuyên gia nước ngoài nếu cần thiết và phải là những người có trình độ cao, an hiểu chuyên ngành xây dựng (quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, vật liệu,...) có nhiều kinh nghiệm về thực tiễn và hiểu biết sâu rộng về hệ thống pháp luật trong nước cũng như quốc tế.

d) Cần biên soạn quy chuẩn có độ hài hòa và phù hợp nhất định giữa hệ thống tiêu chuẩn quốc gia với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, các nước để tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường cũng như tiếp cận với các dự án đầu tư của nước ngoài, nâng cao trình độ người lao động trong nước.

đ) Trong hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Ngành xây dựng đã ban hành có nhiều thể loại công trình dân dụng, công trình công nghiệp hiện tại chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật, đặc biệt là các công trình xanh, công trình ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu và các vật liệu mới,... Do đó, cần cập nhật và ban hành theo định kỳ bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn này.

e) Công tác thông tin về quy chuẩn mới có hiệu lực thi hành tới người trực tiếp hoạt động trong Ngành xây dựng còn chưa phổ biến, chưa được đào tạo có hệ thống ngay từ các cơ sở đào tạo. Người kỹ sư đa phần là tự nghiên cứu quy chuẩn, chưa được tiếp cận các chương trình đào tạo, hội thảo, hướng dẫn thực hiện về quy chuẩn một cách chính thống, dẫn đến việc áp dụng không đúng, không phù hợp do nhiều khi phải tra tài liệu gốc nước ngoài mà cũng không thể hiểu thấu đáo các nội dung trong đó.

g) Một số văn bản khác của Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng-CONINCO đã gửi góp ý cho Bộ Xây dựng về các Dự thảo Quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia:

- Văn bản số 2371/2022/CV-CONINCO-P.KT ngày 30/9/2022 về việc góp ý dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2022/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình.

- Văn bản số 2381/2020/CV-CONINCO-CT ngày 22/10/2020 về việc góp ý dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đảm bảo an toàn và sức khỏe trong thi công xây dựng công trình (soát xét, điều chỉnh, bo sung QCVN18:2014/BXD).

- Văn bản số 26/2020/CV-CONINCO-P.KT ngày 21/11/2020 về việc góp ý về định hướng và sắp xếp lại danh mục hệ thống tiêu chuẩn quốc gia.

- Và tham gia phản biện, uỷ viên phản biện một số quy chuẩn, tiêu chuẩn khác.

2. Về quy chuẩn địa phương.

2.1. Về một số vấn đề

- Nói chung, hệ thống quy chuẩn thường có các chỉ tiêu tối thiểu, bắt buộc và áp dụng cho tất cả các vùng miền, địa phương của Việt Nam. Nhưng thực tế, sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, văn hóa, trình độ phát triển kinh tế-xã hội đã ít nhiều đang trở thành các rào cản cho phát triển, đồng nhất hóa, làm mất dần đi sự khác biệt và đa dạng về văn hóa có tính vùng miền, nhất là đang kỷ nguyên của cách mạng số, nên rất khó đón nhận và tiếp thu các thành tựu từ khoa học công nghệ,...

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực quy hoạch và kiến trúc (QCVN 01:2021/BXD) là quy chuẩn gần như phủ kín các nội dung liên quan dén các ngành khác, đặc biệt là các đồ án quy hoạch ở các cấp độ: Về không gian sử dụng quy hoạch đất, vật chất và hệ sinh thái tự nhiên,... Vì vậy, rất khó khả thi khi áp dụng để quản lý và triển khai thực hiện trên cả nước, do các tỉnh, thành phố, địa phương, vùng miền của Việt Nam là khác nhau. Ví dụ: Mặc dù các địa phương, tỉnh, thành phố có nhu cầu rất lớn về xây dựng quy chuẩn địa phương với nội dung chỉ cần thay đổi, điều chỉnh tăng các chỉ tiêu tối thiểu như: Mật độ cây xanh, mặt nước, mật độ bãi đỗ xe,...hoặc giảm mật độ diện tích đất ở, mật độ dân số và cư trú,...nhưng lại không có đủ cơ sở pháp lý do không có quy chuẩn địa phương, dẫn tới việc triển khai, bổ sung, điều chỉnh các đồ án quy hoạch gặp nhiều khó khăn.

2.2. Đề xuất một số giải pháp

a) Các địa phương đặc thù như ở vùng biển, chịu ảnh hưởng gió bão, lũ, động đất mạnh,... có thể chủ động xây dựng các quy chuẩn và cả tiêu chuẩn để phù hợp với điều kiện tự nhiên, như quy định phải khảo sát, đo đạc, lấy số liệu cụ thể tại vị trí công trình, phải tăng thêm độ an toàn trong xây dựng, yêu cầu về vật liệu xây dựng ở vùng biển, sử dụng vật liệu địa phương,...

b) Cần chủ động cho các địa phương hoặc các địa phương chủ động trong việc tổ chức quy hoạch, tạo lập các khu đô thị mới, các vùng nông thôn, các khu chức năng đặc thù, quy hoạch bảo tồn đô thị di sản và hiện hữu; tái thiết, phục hồi và chuyển hóa các chức năng không gian cho cả đô thị và nông thôn; gìn giữ sắc thái văn hóa riêng cho từng địa phương.

c) Với các khu đô thị mới được xây dựng ở các tỉnh, do còn nhiều về quỹ đất, cũng như thỏa mãn nhu cầu ở của người dân theo các xu hướng kiến trúc xanh, sinh thái, nên cần xem xét giảm các chỉ tiễu và mật độ đất ở, giảm mật độ xây dựng; tăng tỉ lệ cây xanh mặt nước cho đô thị và đơn vị ở, tăng chỉ tiêu mật độ đất công cộng và tiện ích đô thị. Ví dụ: Xem xét tăng chiều rộng vỉa hè, tăng khoảng lùi của công trình so với chỉ giới đường đỏ để dự phòng cho diện tích hạ tầng kỹ thuật và cây xanh; tăng diện tích bãi đỗ xe cho các khu vực công cộng và nhà chung cư.

Trên đây là bài viết cho Hội thảo “Đánh giá việc áp dụng Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) trong quy hoạch, công trình dân dụng, công trình công nghiệp và đề xuất sửa đổi, bổ sung, kiến nghị xây dựng Quy chuẩn địa phương” của Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng-CONINCO, chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm và cùng trao đổi của các Quý đơn vị, cá nhân tham gia Hội thảo./.

NGUYỄN LƯƠNG BÌNH

Phó Tổng Giám đốc Công ty CONINCO

(Bài tham luận tại HT KH “ Đánh giá việc áp dụng QCVN trong QH, CTDD,CN và đề xuất sửa đổi, sổ sung kiến nghị xây dựng QCĐP”)

 

 

Các tin khác

Thủ tướng chỉ thị triển khai điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng
Thủ tướng chỉ thị triển khai điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Quy hoạch tạo động lực, cơ hội để phát triển xứng tầm Thủ đô
Quy hoạch tạo động lực, cơ hội để phát triển xứng tầm Thủ đô

​MTXD - Thủ đô Hà Nội, đô thị đặc biệt "văn minh - văn hiến - hiện đại" đang trên đà phát triển mạnh mẽ để sánh ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Trong tiến trình phát triển đó, không thể không kể đến vai trò của công tác quy hoạch.

Ngày 3/5/1954: Trung đoàn 36, Ðại đoàn 308 tiến công làm chủ cứ điểm 311B ở phía Tây Mường Thanh
Ngày 3/5/1954: Trung đoàn 36, Ðại đoàn 308 tiến công làm chủ cứ điểm 311B ở phía Tây Mường Thanh

​MTXD - Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Chỉ huy mặt trận Ðiện Biên Phủ, ngày 3/5/1954, Trung đoàn 36, Ðại đoàn 308 tiến công làm chủ cứ điểm 311B ở phía Tây Mường Thanh.

Chính phủ đề xuất Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm từ ngày 1/7
Chính phủ đề xuất Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm từ ngày 1/7

​MTXD – Chiều 2/5, Bộ Tư pháp đã công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, tức là sớm hơn 6 tháng so với hiệu lực hiện tại.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

MTXD - Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.