Phòng, chống cháy nổ tại nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh: Cần chấp hành nghiêm các quy định về trật tự xây dựng
MTXD - Hiện nay, ở nhiều địa phương trên cả nước, không ít hộ dân tận dụng nhà ở làm nơi sản xuất, kinh doanh (SXKD), kho để hàng hóa, thậm chí chứa hóa chất dễ cháy nổ. Cũng từ đây, nhiều vụ hỏa hoạn đã xảy ra, cướp đi tính mạng và tài sản, để lại tang thương cho biết bao gia đình...
Khoảng 17 giờ 5 phút ngày 7/5, một vụ cháy lớn xảy ra tại căn nhà số 47/58/2 Lạc Long Quân, phường 1, quận 11 (TP. Hồ Chí Minh) khiến 8 người thiệt mạng. Theo Công an TP.Hồ Chí Minh, căn nhà bị cháy có 1 trệt, 2 lầu, tổng diện tích 126m2 nằm trong hẻm sâu. Đây là cơ sở sản xuất keo sáp, đèn cầy. Nhà có một cửa trước, một cửa bên hông nhưng bị khóa chặt nên khi sự cố cháy xảy ra, dù người dân phát hiện và huy động hàng chục bình chữa cháy mi-ni nhưng do lửa bùng phát mạnh, khói đen bao trùm cả căn nhà nên người trong nhà không thể thoát ra ngoài, dẫn đến tử vong do ngạt khói.
Nhà ở kết hợp kinh doanh trên phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Tại quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, trước đợt dịch Covid-19 lần này, dạo một vòng qua các tuyến phố như: Hàng Mã, Hàng Chiếu, Chả Cá... có thể thấy các vật liệu dễ cháy như giấy, xốp, các loại thảm... được nhiều người dân bày bán, cất giữ ngay trong nhà. Ở khu chợ Ninh Hiệp, xã Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội), nhiều hộ kinh doanh cũng sử dụng nhà ở làm kho để chứa các kiện vải, quần áo. Theo thống kê của UBND TP Hà Nội, từ năm 2015 đến nay, toàn thành phố xảy ra 4.170 vụ cháy nổ, làm 93 người chết, 149 người bị thương, thiệt hại tài sản hơn 1.025 tỷ đồng. Trong đó, các vụ cháy nổ xảy ra tại loại hình cơ sở nhà ở kết hợp SXKD chiếm tỷ lệ cao (923 vụ, chiếm 22,13%; làm chết 48 người, chiếm 51,61%). Đặc biệt, từ tháng 12-2020 đến nay, xảy ra 114 vụ cháy nổ làm 13 người chết, 14 người bị thương, trong đó có 6 vụ nghiêm trọng đều xảy ra tại loại hình nhà ở kết hợp SXKD, làm 13 người chết, 14 người bị thương.
Theo Công an TP. Hồ Chí Minh, nhà ở kết hợp kinh doanh thường có kết cấu dạng nhà ống, chỉ có một lối thoát duy nhất là cửa chính ở dưới tầng trệt, các phía còn lại đều tiếp giáp với nhà dân xung quanh, không có lối thoát. Người dân thường sử dụng tầng trệt làm nơi để xe máy, ô tô, nấu bếp... rất dễ xảy ra cháy nổ. Trong khi đó, các hộ kinh doanh thường tận dụng tối đa diện tích mặt bằng để hàng hóa với khối lượng lớn hoặc chất cao, treo sát đến trần, mái nhà; nhiều gia đình còn trữ cả xăng dầu, hóa chất dễ cháy trong nhà; hệ thống điện chiếu sáng câu mắc chằng chịt, không đúng quy định là những hiểm họa khôn lường dẫn đến cháy nổ.
Ông Nguyễn Văn Hoàng, Giám đốc Chi nhánh Sông Đà 3.07 (Công ty Cổ phần Sông Đà 3, Tổng công ty Sông Đà-CTCP) cho rằng: “Việc các vụ cháy nổ gây ra thiệt hại có một phần nguyên nhân do các chủ hộ đã cố tình vi phạm trật tự xây dựng. Việc xây dựng sai mật độ, vượt tầng, cơi nới…khiến khi xảy ra cháy nổ người dân không kịp thoát ra ngoài. Lực lượng cứu hỏa khó tiếp cận đám cháy. Nguyên nhân nữa là do các bảng quảng cáo ở mặt tiền câu mắc không đúng quy định, có hệ thống điện chằng chịt, sử dụng liên tục, công suất lớn và thường xuyên chịu tác động của thời tiết, nhiệt độ cao... nên dễ gây quá tải, chập cháy”.
Trao đổi về vấn đề này, kiến trúc sư Nguyễn Thế Khải, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Quy hoạch và Kiến trúc Việt Nam, cho biết: “Hiện nay, do chưa có bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC đối với các công trình nhà ở kết hợp SXKD nên người dân cũng như các đơn vị tư vấn thiết kế chưa quan tâm thực hiện. Ngoài ra, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý còn hạn chế. Vì thế, Bộ Xây dựng cần sớm nghiên cứu, ban hành bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn trên để bảo đảm PCCC, thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ”.
Ông Nguyễn Văn Hoàng cho rằng: “Các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm tình trạng vi phạm trật tự xây dựng tại các khu đô thi. Đồng thời, nâng cao công tác tuyên truyền giúp người dân nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này. Về phía người dân, cần chủ động nêu cao cảnh giác, tăng cường rà soát, ngăn chặn các nguy cơ dễ gây cháy nổ. Theo đó, tránh tình trạng để đồ dùng, hàng hóa dễ cháy nơi đun nấu; không dự trữ xăng dầu, khí đốt và các chất lỏng dễ cháy trong nhà ở. Ngoài ra, ô tô, xe máy và các phương tiện chứa xăng dầu, chất lỏng dễ cháy nếu để trong nhà phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt. Hạn chế sử dụng tấm nhựa, mút xốp để ốp tường, trần, vách ngăn nhằm hạn chế cháy lan...”.
Bài và ảnh: ĐĂNG KHOA
Các tin khác
Công ty điện lực Kon Tum (KTPC) phản hồi thông tin Tổng CTy Điện lực miền Trung bị đề nghị xử lý vi phạm về đất đai
MTXD - Trước đó, Tạp chí điện tử Môi trường Xây dựng đã có bài viết đề cập việc UBND tỉnh Kon Tum giao đất cho Công ty Điện lực 3 Đà Nẵng (nay là Tổng công ty Điện lực miền Trung) theo Quyết định số 552/QĐ-UBND ngày 26/51994 của UBND tỉnh, Tổng công ty phải chuyển từ hình thức giao đất không thu tiề
Huyện Lâm Hà (Lâm Đồng): Quyết liệt chỉ đạo UBND xã Gia Lâm xử lý dứt điểm vi phạm trật tự xây dựng
MTXD - Xét báo cáo số 86/BC-KTHT ngày 01/8/2024 của Phòng Kinh tế và Hạ tầng về kết quả kiểm tra việc xây dựng các công trình trên đất nông nghiệp của hộ ông Trần Cao Cường tại thôn 4, xã Gia Lâm; trên cơ sở ý kiến thống nhất của tập thể Lãnh đạo UBND huyện tại Hội nghị giao ban tuần UBND huyện ngày
Đắk Nông: Xử phạt trường hợp vi phạm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy
MTXD - Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tình hình cháy, nổ, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy, nổ gây ra, UBND tỉnh Đắk Nông vừa ban hành Kế hoạch số 434/KH-UBND về việc thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với nhà
Lai Châu : UBND huyện Phong Thổ chưa trả lời đơn thư liên quan đến công trình vi phạm TTXD của công ty Lan Anh
MTXD - Việc trả lời chậm trễ này của UBND huyện Phong Thổ khiến nhiều người dân bức xúc cho rằng, cơ quan này đang không quyết liệt trong công tác xử lý vi phạm TTXD, tạo điều kiện cho sai phạm tồn tại.
Huyện Cam Lộ (Quảng Trị): Chính quyền địa phương thông tin sự việc xây nhà thờ họ trên đất nông nghiệp
MTXD - Ngay sau khi nội dung sai phạm tại công trình “nhà thờ họ Trần Thọ” được đăng tải, dư luận địa phương đã có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh sự việc. Để có thông tin khách quan, nhóm PV đã liên hệ với chính quyền địa phương để tìm câu trả lời cho việc xử lý dứt điểm công trình.