Tình hình thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong TP Đà Nẵng – một số nội dung kiến nghị, đề xuất

MTXD - Trong thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, từ Trung ương đến địa phương; hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) trong Quy hoạch, công trình dân dụng, công trình công nghiệp ngày càng hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc.

MTXD - Trong thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, từ Trung ương đến địa phương; hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) trong Quy hoạch, công trình dân dụng, công trình công nghiệp ngày càng hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc. Được sự cho phép của Ban tổ chức, đại diện Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng, tôi xin trình bày tham luận “Tình hình thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong quy hoạch, công trình dân dụng, công trình công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; một số nội dung kiến nghị, đề xuất”.

Ảnh minh họa- Internet

Thứ nhất, về Tình hình địa phương, đặc điểm địa lý, khí hậu của thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc trung ương, nằm trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, là thành phố trung tâm và lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Thành phố Đà Nẵng là thành phố tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực; trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội với vai trò là trung tâm công nghiệp, tài chính, du lịch, dịch vụ, văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học - công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước; trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế. Thành phố Đà Nẵng đóng vai trò hạt nhân, quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đồng thời cũng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam, đô thị loại I, trung tâm cấp quốc gia, cùng với Hải Phòng và Cần Thơ.

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước; là đô thị biển và đầu mối giao thông rất quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Trong những năm gần đây, Đà Nẵng tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là "Thành phố đáng sống nhất Việt Nam".

Thành phố Đà Nẵng có địa hình, thiên nhiên đa dạng, có biển, bán đảo, vùng vịnh, đồi núi, sông, suối, đồng bằng phân bố trong lòng Thành phố đóng góp vào phát triển kinh tế, du lịch.

Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng, vừa có đồng bằng vừa có núi, một bên là đèo Hải Vân với những dãy núi cao, một bên là bán đảo Sơn Trà đa dạng và phong phú về hệ sinh thái. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đâu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh Quảng Nam. Đông bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biên bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.

Thành phố Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu cận nhiệt đới ở miền Bắc và nhiệt đới xavan ở miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,8°C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28- 30°C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18. 23°C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 °C. Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.153 mm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 9, 10, 11, trung bình 465 mm/tháng thấp nhất vào các tháng 2, 3, 4, trung bình 27 mm/tháng. Số giờ nắng bình quân trọng năm là 2.182 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, 7, trung bình 246 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, 1, trung bình 121 giờ/tháng. Mỗi năm Đà Nẵng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ một đến hai cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới. Năm 2006, Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của bão Xangsane - cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Đà Nẵng trong 100 năm qua, gây thiệt hại nặng nề cho thành phố.

Thứ hai, về tình hình thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong quy hoạch, công trình dân dụng, công trình công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Năng

Hiện nay có 16 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đang được áp dụng trong lĩnh vực xây dựng, trong đó một số quy chuẩn thường xuyên áp dụng và có mức độ ảnh hưởng lớn trong công tác quy hoạch, cấp phép, thiết kế, thi công các công trình dân dụng công trình công nghiệp như Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng; về phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng; về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng; về an toàn cháy cho nhà và công trình; về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng; về an toàn trong xây dựng. Ngoài ra, còn một số quy chuẩn ban hành đã lâu như Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình (ban hành năm 1999). Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng và sức khỏe (ban hành năm 2008).

Nhìn chung, trong quá trình thực hiện công việc chuyên môn, các đơn vị hoạt động xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đều tuân thủ các quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn có một số nội dung khó khăn, bất cập như sau:

Một là, theo điểm 2.5.1 Quy chuẩn QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn quốc gia về quy hoạch xây dựng, liên quan đến Khoảng cách ly môi trường của các dự án: “Trường hợp Bộ Khoa học Công nghệ hoặc các văn bản pháp luật về môi trường quy chuẩn kỹ thuật chưa có quy định, cho phép sử dụng công cụ đánh giá tác động môi trường hoặc tham chiếu các giá trị trong phụ lục 3 của TCVN 4449 - 1987 để xác định khoảng cách an toàn môi trường;”

Tuy nhiên TCVN 4449-1978 được ban hành đã lâu. Hiện nay công nghệ xây

dựng, công nghệ về sản xuất, an toàn môi trường, ... đã thay đổi nhiều so với trước đây, theo hướng công nghệ hiện đại hơn, tốt hơn. Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo Tiêu chuẩn xây dựng lại các giá trị về khoảng cách ly môi trường để thay thế các giá trị trong phụ lục 3 của TCVN 4449 – 1987, để phù hợp hơn với công nghệ sản xuất hiện nay.

Hai là, hiện nay, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng QCVN 02:2022/BXD đã được ban hành kèm Thông tư số 02/2022/TT- BXD ngày 26/9/2022, có hiệu lực sau 06 tháng kể từ ngày ban hành và bãi bỏ Thông tư số 29/2009/TT- BXD ngày 14/8/2009 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 02:2009/BXD. Đối với địa bàn Đà Nẵng, số liệu áp lực gió đối với hầu hết các địa bàn tăng từ 95 daN/m2 lên 125 daN/m2. Tuy nhiên hiện nay nhiều đơn vị tư vấn thiết kế vẫn còn áp dụng QCVN 02:2009/BXD trong quá trình thiết kế xây dựng. Ngoài ra, nhiều dự án có báo cáo nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt áp dụng QCVN 02:2009/BXD, trong khi bước thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở diễn ra sau khi QCVN 02:2022/BXD có hiệu lực, khiến tư vấn thiết kế phải điều chỉnh lại hồ sơ, gây ra nhiều khó khăn và chậm trễ trong việc triển khai dự án. Việc áp dụng QCVN 02:2022/BXD cũng gây ra khó khăn trong việc kiểm định chất lượng công trình xây dựng, chứng nhận an toàn chịu lực, cải tạo công trình cũ.

Ba là, nội dung Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình QCVN 06:2022/BXD ban hành theo Thông tư số 06/2022/TT- BXD ngày 30/11/2022 có nhiều quy định gây khó khăn vướng mắc cho tổ chức, doanh nghiệp, người dân. Cụ thể là quy định về sơn chống cháy, giới hạn chịu lửa của bộ phận lợp mái, vật liệu hoàn thiện, cải tạo sửa chữa, yêu cầu thiết kế, xử lý chuyển tiếp đối với các công trình trong giai đoạn thiết kế, góp ý hoặc thẩm duyệt PCCC, nghiệm thu về PCCC, ...

Bốn là, bên cạnh đó, hiện nay nhiều chủ đầu tư, đơn vị tư vấn chưa quan tâm đến việc áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng QCVN 10:2014/BXD ban hành kèm theo Thông tư số 21/2014/TT- BXD ngày 29/12/2014 và Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng và sức khỏe QCXDVN 05:2008/BXD ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ- BXD ngày 06/6/2008. Điều này khiến một số công trình xây dựng xong chưa đảm bảo an toàn cho con người, đặc biệt là trẻ em, khó khăn cho người tàn tật tiếp cận.

Năm là, hiện nay số lượng các công trình xây dựng có sử dụng cần trục tháp, vận thăng, ... để thi công xây dựng tại khu vực trung tâm thành phố, khu vực đông dân cư ngày càng nhiều, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn đối với công trình, cư dân lân cận, phương tiện và người đi đường, đặc biệt là trong mùa mưa bão với số lượng lớn các cơn bão ảnh hưởng đến thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng QCVN 18:2021/BXD, chưa quy định rõ việc đảm bảo an toàn đối với các thiết bị này ứng với các điều kiện cụ thể tương ứng với từng điều kiện thi công và điều kiện khí hậu của đại phương dẫn đến khó khăn cho việc xây dựng, điều chỉnh quy định quản lý các thiết bị này tại thành phố Đà Nẵng.

Sáu là, liên quan đến Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng QCVN 16:2019/BXD, Hiện nay, Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng đã và đang triển khai thủ tục “Kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Xây dựng”

Đồng thời, căn cứ Công văn số 3148/BXD- VLXD ngày 06/8/2021 của Bộ Xây dựng v/v thực hiện Thông tư số 19/2019/TT- BXD, cơ quan kiêm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu là Sở Xây dựng nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, theo Công văn số 3772/BXDVLXD ngày 16/9/2021 của Bộ Xây dựng v/v trả lời văn bản số 4227/TCHQ- GSQL ngày 27/8/2021 thực hiện Thông tư số 19/2019/TT- BXD, cơ quan kiêm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu là Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại địa phương nơi người nhập khẩu đăng ký kinh doanh hoặc địa phương có cửa khẩu nhập khẩu hàng hóa. Nội dung quy định này không thống nhất, dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc triển khai thực hiện.

Thứ ba, một số kiến nghị, đề xuất của Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng

Để thuận lợi cho việc triển khai áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong quy hoạch, công trình dân dụng, công trình công nghiệp trên cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng, Sở Xây dựng có những kiến nghị, đề xuất sau đây:

- Kịp thời đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội của cả nước để xây dựng, sửa đổi Quy chuẩn cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Hạn chế các nội dung phát sinh ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước, đời sống của nhân dân.

- Quan tâm khảo sát kỹ điều kiện tự nhiên, khí hậu và tính đặc thù vùng miền của từng địa phương để xây dựng Quy chuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện, hạn chế các nội dung vướng mắc.

- Có cơ chế khuyến khích các địa phương đề xuất xây dựng quy chuẩn địa phương, để thuận lợi cho việc triển khai thực hiện, hạn chế ban hành các quy định quản lý có nội dung chưa phù hợp với quy định chung.

- Đối với thủ tục “Kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Xây dựng”:

nhiên không có hướng dẫn và yêu cầu về việc dịch thuật sang tiếng Việt. Kinh đề nghị + Hiện hồ sơ nhập khẩu có nhiều thông tin, tài liệu bằng tiếng nước ngoài, tuy Bộ Xây dựng xem xét, hướng dẫn về việc người nhập khẩu phải chủ động tổ chức dịch hồ sơ sang tiếng Việt (gồm: Hợp đồng, danh mục hàng hóa hóa đơn, vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ); đồng thời người nhập khẩu phải xác nhận vào bản dịch và chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung được dịch nêu trên.

+ Theo quy trình xử lý thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu là vật liệu xây dựng, cơ quan kiểm tra phải lập phiếu tiếp nhận hồ sơ (có xác số tiếp nhận hồ sơ tại Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước của người nhập khẩu, và đại nhận giữa người tiếp nhận và người nhập khẩu), đồng thời cơ quan kiểm tra cung cấp diện cơ quan kiểm tra phải ký tên, đóng dấu xác nhận vào Giấy đăng ký. Việc tiếp nhập khẩu. Bên cạnh đó, trong thời gian đến, thành phố Đà Nẵng sẽ tăng cường công nhận hồ sơ phải thực hiện 03 bước, gây mất thời gian cho cơ quan kiểm tra và người tác xử lý hồ sơ trực tuyến để giúp đẩy nhanh thời gian xử lý thủ tục hành chính, vì vậy việc yêu cầu cung cấp bản giấy để ký tên, đóng dấu xác nhận sẽ gây ảnh hưởng chất lượng xử lý hồ sơ.

Kính đề nghị Bộ Xây dựng xem xét, hướng dẫn về việc cơ quan kiểm tra chỉ phải lập phiếu tiếp nhận và cung cấp số vào sổ hồ sơ, bãi bỏ yêu cầu đại diện cơ quan kiểm tra phải ký tên, đóng dấu xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra của người nhập khẩu để rút ngắn thời gian giải quyết cho đơn vị.

+ Theo quy trình xử lý thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu là vật liệu xây dựng, người nhập khẩu phải bổ sung đầy đủ thành phần hồ sơ liên quan trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày lập phiếu tiếp nhận hồ sơ; trường hợp người nhập khẩu không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ trong thời hạn quy định, cơ quan tra chủ trì, phối hợp cơ quan kiểm tra có thẩm quyền tiến hành kiểm tra đột xuất về chất lượng hàng hóa tại cơ sở của người nhập khẩu. Qua kiểm tra, rà soát, có nhiều trường hợp người nhập khẩu nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu đến Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng, không hoàn thiện đầy đủ thành phần hồ sơ liên quan trong thời hạn 15 ngày làm việc, đồng thời không có văn bản nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành theo quy định. Tuy nhiên, hàng hóa của các người nhập khẩu nêu trên tập kết tại các địa bàn ngoài thành phố Đà Nẵng (Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng...).

Kính đề nghị Bộ Xây dựng xem xét, hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục kiểm tra, xử lý vi phạm (nếu có) đối với các trường hợp không hoàn thiện hồ sơ trong thời quy định nêu trên (đối với trường hợp hàng hóa được nhập khẩu thông qua cảng tại thành phố Đà Nẵng, và trường hợp hàng hóa nhập khẩu thông qua cảng ngoài địa bàn thành phố Đà Nẵng)

Hội Xây dựng Đà Nẵng

(Bài tham luận tại HT KH “ Đánh giá việc áp dụng QCVN trong QH, CTDD,CN và đề xuất sửa đổi, sổ sung kiến nghị xây dựng QCĐP”)

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.