Xây dựng quy hoạch hệ thống quy chuẩn địa phương thuộc lĩnh vực xây dựng

​MTXD - Một quy chuẩn mẫu trở thành quy chuẩn bắt buộc chỉ khi được ban hành bởi các chính quyền, thông qua luật sắc lệnh, quy định hoặc thủ tục hành chính.

MTXD - Một quy chuẩn mẫu trở thành quy chuẩn bắt buộc chỉ khi được ban hành bởi các chính quyền, thông qua luật sắc lệnh, quy định hoặc thủ tục hành chính.

Ảnh minh họa -Internet

1.Tổng quan

1.1. Hệ thống quy chuẩn địa phương của một số nước trên thế giới

a) Mỹ

Theo Luật số 68/QH11, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) là các tài liệu kỹ thuật bắt buộc áp dụng, đưa ra các yêu cầu kỹ thuật đối với đối tượng điều chỉnh.

Theo định nghĩa trên, thì Mỹ không có khái niệm quy chuẩn quốc gia, mà chỉ có các Quy chuẩn địa phương. Từng bang, hạt và thành phố chịu trách nhiệm biên soạn, quản lý, bắt buộc tuân thủ các quy chuẩn xây dựng của mình. Các Quy chuẩn địa phương có thể không bị bắt buộc áp dụng toàn phần, tùy từng bang. Ví dụ Quy chuẩn công trình xanh California (Califomia Green Building StandardsCode 2016) bắt buộc một phần và tự nguyện áp dụng một phần.

Thường là các bang dựa trên Hệ thống Quy chuẩn mẫu đã được biên soạn sẵn, chấp nhận và điều chỉnh (nếu cần thiết). Một quy chuẩn mẫu trở thành quy chuẩn bắt buộc chỉ khi được ban hành bởi các chính quyền, thông qua luật sắc lệnh, quy định hoặc thủ tục hành chính. Quá trình biên soạn, thông qua và ban hành thay đổi khác nhau giữa các bang, hạt và thành phố.

Vậy Quy chuẩn mẫu (model code) là gì? Theo lời nói đầu của International Building Code (IBC), thì Quy chuẩn mẫu được hiểu là tập hợp các quy định tối thiểu đối với các hệ thống của nhà, nhằm mục đích đảm bảo sức khỏe cộng đồng và an toàn cho dân chúng. Tuy nhiên, các tài liệu này được gọi là Model code vì nó chỉ có tính pháp lý khi có sự phán quyết của Tòa án để biến nó thành luật, hoặc được đưa vào trong các hợp đồng.

Một số các quy chuẩn mẫu (model code) được biên soạn bởi các tổ chức tư nhân và ban hành các quy chuẩn này thông qua sự ban hành luật, đạo luật, hợp đồng ...Quy chuẩn mẫu phổ biến tại Mỹ vì Mỹ không có quy chuẩn quốc gia và chi phí để biên soạn các quy chuẩn từ chỗ không có gì là rất cao. Một số chính quyền địa phương như New York hoặc bang California đã tự biên soạn quy chuẩn riêng, các chính quyền địa phương thường biên soạn quy chuẩn theo cách của các quy chuẩn của khu vực tư nhân. Các quy chuẩn được soát xét 3 năm 1 lần.

Các tổ chức ICC, LAPMO NEPA, và ASHRAE là bốn tổ chức phát triển chuẩn mẫu được công nhận rộng rãi tại Mỹ ICC xuất bản 15 quy chuẩn mẫu, bao gồm cả International Building Code (IBC), NFPA biên soạn 363 quy chuẩn và tiêu chuẩn, IAPMO biên soạn 85 quy chuẩn và tiêu chuẩn. Các quy chuẩn này trích dẫn các tài liệu tham khảo từ hơn 600 tổ chức biên soạn quy chuẩn và tiêu chuẩn trên khắp Mỹ và Canada.

Bộ Quy chuẩn mẫu I- Codes ngành xây dựng của ICC năm 2015 gồm có 15 quyển như sau

1. International Building Code

2 International Energy Conservation Code,

3. International Existing Building Code

4. International Fire Code,

5. International Fuel Gas Code,

6. International Green Construction Code,

7. International Mechanical Code,

8. ICC Performance Code

9. International Plumbing Code

10. International Private Sewage Disposal Code 11 International Property Maintenance Code, 12 International Residential Code,

13. International Swimming Pool and Spa Code, 14. International Wildland- Urban Interface Code,

15. International Zoning Code

Công tác biên soạn, duy trì và soát xét các quy chuẩn xây dựng phức tạp yêu cầu các nguồn lực về tài chính và nhân lực. Cách tiếp cận từ dưới lên trên (bottom- up approach) được áp dụng tại Mỹ để hỗ trợ sở các chính quyền địa phương bằng cách cung cấp chúng với các cơ chế để biên soạn các quy chuẩn xây dựng để ban hành

Danh mục Quy chuẩn địa phương ngành xây dựng tại một số bang của Mỹ

Danh mục QCDP

 (tiếng Anh)

 

Danh mục QCDP

 (tiếng Việt)

 

Cơ sở biên soạn

California

California Administrative Code 2016

 

Quy chuẩn quản lý hành chính Califomia 2016

Tự biên soạn với sự giúp đỡ của ICC

California Building Code 2016 (Vol 1),

Quy chuẩn Nhà California 2016 (tập 1)

 

IBC 2015

California Building Code 2016 (Vol 2),

Quy chuẩn Nhà California 2016 (tập 2)

IBC 2015

California Residential Code 2016,

 

Quy chuẩn Nhà ở 2016

 

IRC 2015

California Mechanical Code 2016,

Quy chuẩn hệ thống cơ 2016

IMC 2015

California Plumbing Code 2016,

Quy chuẩn cấp thoát nước 2016

IPC 2015

California Energy Code 2016

Quy chuẩn năng lượng 2016

IEC 2015

California Existing Building Code 2016

Quy chuẩn Nhà hiện hữu 2016

IFC 2015

California Green Building Standards Code 2016,

Quy chuẩn Tiêu chỉ công trình xanh 2016

 

 

 

 

California Standards Code 2016,

 

 

California Electrical Code 2016

 

Quy chuẩn điện 2016

 

NFPA 70 National Electrisal Code

Alabama Building Codes

 

 

Building code 2009 of Alabama

Quy chuẩn nhà 2009

IBC 2009

 

Plumbing code 2009 of Alabama

Quy chuẩn cấp thoát nước 2009

IPC 2009

 

Mechanical code 2009 of Alabama

Quy chuẩn hệ thống cơ 2009

IMC 2009

Fuel gas code 2009 of Alabama.

Quy chuẩn gas 2009

IFGC 2009

Fire code 2009 of Alabama

Quy chuẩn cháy 2009

IFC 2009

NFPA 70- National Electrical code 2011

 

 

Colorado Building Codes

 

 

Building code of the Departament of Colorado

Quy chuẩn nhà

IBC 2015

Existing Building Code 2015 of Colorado

Quy chuẩn nhà hiện hữu 2015

IEBC 2015

Mechanical code 2015 of -Colorado

 

Quy chuẩn hệ thống cơ 2015

IMC 2015

Energy Conservation Code 2015 of Colorado

Quy chuẩn năng lượng 2015

IECC 2015

Plumbing code 2015 of Colorado

Quy chuẩn cấp thoát nước 2015

IPC 2015

Fuel gas code 2015 of Colorado

Quy chuẩn gas 2015

IFGC 2015

Florida Building Codes

 

 

FBC,  Building 2017

Quy chuẩn nhà 2017

 

FBC, Residetinal 2017

Quy chuẩn nhà ở 2017

 

FBC, Energy Conservation 2017

Quy chuẩn năng lượng 2017

 

FBC, Existing Building 2017

Quy chuẩn nhà hiện hữu 2017

 

FBC, Fuel gas 2017

Quy chuẩn gas 2017

 

FBC, Mechanical 2017

Quy chuẩn hệ thống cơ 2017

 

FBC, Plumbing 2017

Quy chuẩn cấp thoát nước 2017

 

FBC, Accessibility 2017

 

 

FBC, Test Protocols 2017

 

 

New York State Building Codes

 

 

 

Building code 2015 of New York State

Quy chuẩn nhà 2015

IBC 2015

Residential code 2015 of New York State

 

Quy chuẩn nhà ở 2015

IRC 2015

Existing Building code 2015 of New York State

Quy chuẩn nhà hiện hữu 2017

IEBC 2015

Fire code 2015 of New York State

Quy chuẩn cháy 2015

IFC 2015

New York State Energy Conservation 2015

Quy chuẩn năng lượng 2015

IECC 2015

Plumbing Code 2015 of New York State

Quy chuẩn cấp thoát nước 2015

IPC 2015

Mechanical Code 2015 of New York State

Quy chuẩn hệ thống cơ 2015

IMC 2015

Fuel Gas Code 2015 of New York State

Quy chuẩn gas 2015

IFGC 2015

Property Maintenance Code 2015of New York State

 

IPMC 2015

New York City  Building Codes

 

 

 

NYC General Admin. Provisions 2014

 

 

 

 

 

NYC Building Code 2014

Quy chuẩn nhà 2014

 

NYC Mechanical Code 2014,

Quy chuẩn hệ thống cơ 2014

 

NYC Plumbing Code 2014

Quy chuẩn cấp thoát nước 2014

 

NYC Fuel Gas Code 2014

Quy chuẩn gas 2014

IFGC 2015

New Jersey Building Codes

 

 

 

Building Code 2015 of New Jersey

Quy chuẩn nhà 2015

 

Residential Code 2015 of New Jersey

Quy chuẩn nhà ở 2015

 

Energy Conservation Code 2015 of New Jersey

Quy chuẩn năng lượng 2015

 

Mechanical Code 2015 of New Jersey

Quy chuẩn hệ thống cơ 2015

 

Fuel Gas Code 2015 of New Jersey

Quy chuẩn gas 2015

 

Fire Code 2015 of New Jersey

Quy chuẩn cháy 2015

 

Swimming Pool and Spa  Code 2015 of New Jersey

Quy chuẩn bể bơi và Spa 2015

 

New Jersey Rehabilitation Subcode

 

 

National Standard Plumbing Code 2015

Quy chuẩn cấp thoát nước 2015

 

NFPA 70-National Electrical Code 2014

 

 

 

ASHRAE 90.1 2013

 

 

Nhận xét:

Mô hình quản lý của Mỹ cởi mở với các tiêu chuẩn, quy chuẩn mẫu để các cơ quan quản lý nhà nước và các thực thể tư pháp lựa chọn làm tiêu chuẩn, quy chuẩn cho tiểu bang, phù hợp với tính chất liên bang của quốc gia.

 

Hệ thống quy chuẩn địa phương do dựa trên các quy chuẩn mẫu nên có chất lượng rất cao, đồng bộ, tính đồng thuận cao (lấy ý kiến rất rộng rãi, có biểu quyết khi biên soạn), tiên tiến, phủ kín các đối tượng xây dựng, thường xuyên được cập nhật, có tính quốc tế cao.

b) Đức

Ở Đức, luật xây dựng liên bang Federal Building Code (Baugesetzbuch, BauGB) là luật xây dựng quan trọng nhất ở Đức. Các điều khoản của nó có ảnh hưởng lớn đến hình dạng, kết cấu và sự phát triển của các khu vực đông dân cư và "khả năng ở" của các thị trấn và làng mạc. Nó thiết lập các công cụ quy hoạch đô thị chính cho các đô thị. Cấu trúc của Quy chuẩn Xây dựng có bón phân Các Luật Quy hoạch đô thị, Các Luật Đặc biết về Quy hoạch đô thị. Các quy định khác và các quy định về điều khoản cuối cùng.

Các luật xây dựng công cộng Đức được phân chia giữa chính phủ liên bang và tiểu bang. Luật quy hoạch (Bauplanungsrecht) thuộc liên bang và xác định mục đích nào của tài sản có thể được sử dụng và liệu một dự án xây dựng có phù hợp với mỗi trường xung quanh hay không. Các bang chịu trách nhiệm về các quy chuẩn xây dựng (Bauordnungsrecht) xác định cách thức các tòa nhà có thể được thiết kế và xây dựng để đáp ứng các yêu cầu của luật quy hoạch.

Nội dung của Luật xây dựng liên bang

Chương 1 Quy định luật pháp chung về quy hoạch đô thị

Luật quy hoạch đô thị chung liên quan đến đất đô thị và các biện pháp đi kèm để bảo đảm sự thực hiện và đảm bảo việc bảo vệ thiên nhiên. Luật bao gồm các quy định quan trọng về việc chỉ định các khu vực cho một số mục đích sử dụng nhất định (từ kế hoạch sử dụng và phát triển đất đai cũng như quy hoạch cảnh quan) Các kế hoạch này được thực hiện bởi chính quyền địa phương (thành pho hoặc quận) Luật đặt ra yêu cầu cao về chất lượng của quy trình quy hoạch và về sự tích hợp nhiều yêu cầu khác nhau vào trong kết quả quy hoạch. Do đó, có nhiều quy định về sự tham gia của cộng đồng và chính quyền, cũng như về bảo vệ môi trường (đánh giá tác động môi trường). Quy hoạch sử dụng đất đô thị cũng có thể giới hạn việc sử dụng đất. Do đó, luật cũng có các quy tắc về bồi thường cho những tổn thất về vật chất liên quan đến quy hoạch như vậy

Chương 2. Quy định luật pháp đặc biệt về quy hoạch đô thị

Luật quy hoạch đô thị đặc biệt liên quan đến các biện pháp tái phát triển và phát triển đô thị mà đô thị quyết định khắc phục tình trạng lạm dụng đô thị ở các quận nội thành với mục đích cải thiện đáng kể hoặc thiết kế lại chúng. Luật xác định các tiêu chí cho nhu cầu tổ chức lại và các mục tiêu chung cho các biện pháp này và điều chỉnh sự tham gia của những người bị ảnh hưởng. Việc tái thiết kế đô thị của các quận và thành phố bị ảnh hưởng đã được hỗ trợ từ năm 1971 bởi các khoản trợ cấp phát triển đô thị và trong trường hợp các thành phố có trung tâm đô thị lịch sử, băng chương trình "Bảo vệ Di sản Đô thị”

Chương 3 Các quy định khác

Các điều khoản khác (chương thứ ba) về cơ bản bao gồm các quy định về thủ tục, đặc biệt là việc xác định giá trị bất động sản sẽ được sử dụng để bồi thường thành lập ủy ban chuyên gia, duy trì kế hoạch xây dựng và thủ tục tranh chấp hành chính trong bối cảnh đô thị tái phát triển - hoặc các biện pháp phát triển đã được áp dụng.

Quy chuẩn mô hình xây dựng (Building Model Code)

Đức có 16 tiểu bang, các quy định xây dựng dựa trên các quy chuẩn mẫu được viết chủ yếu bằng các thuật ngữ chức năng và được ban hành bởi Chính phủ Liên bang, mỗi tiểu bang được phép thực hiện các biến thể địa phương. Các bang chịu trách nhiệm về các quy chuẩn xây dựng (Bauordnungsrecht) xác định cách thức các tòa nhà có thể được thiết kế và xây dựng để đáp ứng các yêu cầu của luật quy hoạch.

Ở cấp Liên bang. Quy chuẩn xây dựng mẫu Model Building Code (Muster- bauordnung, 1994) đưa ra một ví dụ để xây dựng cho các quy chuẩn xây dựng riêng lẻ Hơn 80% nội dung quy chuẩn của tiểu bang phù hợp với Quy chuẩn xây dựng mẫu Quy chuẩn mô hình xây dựng (Musterbauordnung) là một quy chuẩn liên bang cung cấp nguyên mẫu cho mỗi tiểu bang để ban hành các quy chuẩn xây dựng riêng. Để có được giấy phép xây dựng (Baugenchmigung), một dự án xây dựng phải tuân thủ tất cả các quy chuẩn xây dựng và quy hoạch và tất cả các quy định khác có liên quan

Các quy chuẩn xây dựng có chức năng rộng rãi, nhưng phù hợp với các quy tắc chung của ngành xây dựng, có các yêu cầu chủ yếu là đảm bảo sức khỏe và an toàn công cộng, nhưng cũng bao gồm các vấn đề liên quan đến thiết kế và bố trí các tòa nhà và công trường. Bộ quy chuẩn xây dựng có một phần thủ tục (giấy phép xây dựng) và một phần về vật liệu và chứa các quy định về xây dựng, thay đổi, cải tạo và phá dỡ

Các quy chuẩn xây dựng có liên quan với luật đô thị. Nó liên quan đến các yêu cầu kỹ thuật xây dựng của các dự án xây dựng và chủ yếu điều chỉnh việc ngăn ngừa các nguy hiểm phát sinh từ việc xây dựng và sử dụng các cơ sở xây dựng. Các quy chuẩn xây dựng của các liên bang có các quy định về thủ tục cấp phép xây dựng và giám sát tòa nhà. Ngoài ra, các quy chuẩn xây dựng bang có các quy định thiết kế kết cấu dựa trên Luật xây dựng có thể được ban hành như là một phần của quy hoạch vùng hoặc trên cơ sở các đạo luật khác.

Đối tượng của quy chuẩn xây dựng là các quy định về xây dựng, sửa chữa và phá hủy các kết cấu tòa nhà, đặc biệt là các tòa nhà. Quan điểm là các tòa nhà riêng lẻ về mặt kỹ thuật và kiến trúc không tạo ra toàn bộ sự phát triển của một phố, một khu phố hoặc thậm chí là cả một cộng đồng. Những hạng mục này được điều chỉnh bởi luật thiết kế tòa nhà (còn được gọi là quy hoạch đô thị).

Nhận xét

Đức có Luật Xây dựng liên bang và các quy chuẩn xây dựng từng tiểu bang. Cơ sở biên soạn quy chuẩn xây dựng dựa trên quy chuẩn xây dựng mẫu ban hành cấp liên bang.

Luật xây dựng chủ yếu đưa ra các quy định về phát triển thị trấn và quy hoạch đô thị Quy chuẩn xây dựng có các yêu cầu chủ yếu là đảm bảo sức khỏe và an toàn công cộng.

Các quy chuẩn xây dựng và luật quy hoạch được bao gồm trong cùng Bộ luật xây dựng liên bang và được vận hành từ trong cùng một bộ phận chính quyền địa phương.

Các tiểu bang đều có thể ban hành Bộ quy chuẩn riêng, các quy định và yêu cầu có thể khác nhau giữa các tiểu bang.

c) Úc

Uc áp dụng cách tiếp cận tập trung hóa để quản lý các chuẩn về xây dựng. Cục quy chuẩn xây dựng Úc (The Australian Building Codes Board (ABCB) thay mặt chính quyền Khỏi thịnh vượng chung, tiểu bang và vùng lãnh thổ biên soạn, duy trì và quản lý quy chuẩn xây dựng quốc gia National Construction Code (NCC) Chính quyền tiểu bang và vùng lãnh thổ có quyền kiểm soát ở mức độ nhất định đối với các quy chuẩn và quy phạm. Theo thỏa thuận liên chính phủ thì NCC là bắt buộc áp dụng trên toàn lãnh thổ Úc và năm trên các quy chuẩn cũng như quy phạm khác. NCC gồm 3 tập, trong đó Tập 1 và Tập 2 là Quy chuẩn về nhà của Úc (Building Code of Australia - BCA). Tập 1 áp dụng cho tất cả các công trình thuộc Nhóm 2 đến Nhóm 9 còn Tập 2 chỉ áp dụng cho công trình nhà thuộc Nhóm 1 và Nhóm 10 Tập 3 là các quy phạm về cấp thoát nước, tập này còn được gọi là Quy phạm cấp thoát nước của Úc (Plumbing Code of Australia hoặc PCA).

Các chính quyền tiểu bang và lãnh thổ có trách nhiệm thực thi các quy chuẩn bắt buộc. Những chính quyền này có thẩm quyền ban hành giấy phép xây dựng và chứng chỉ thi công nhưng hội đồng địa phương và chính quyền thưởng sử dụng các tổ chức tư nhân để tiến hành kiểm định, kiểm tra công trình. Chính quyền Khối thịnh vượng chung và tiểu bang chịu trách nhiệm kết nối các tổ chức tư nhân vào quá trình kiểm định để nâng cao tính linh động của công tác này. NCC có thể được coi như một bộ quy chuẩn mẫu được ban hành và kiểm soát bởi chính quyền Khỏi thịnh vượng chung. Các chính quyền tiểu bang và vùng lãnh thổ chịu trách nhiệm ban hành quy chuẩn và quy phạm trong những vấn đề mà NCC không bao hàm

Những vấn đề được quy chuẩn hóa. An toàn kết cấu. An toàn cháy, Môi trường An toàn điện, Chiếu sáng; Nước và Vệ sinh, Năng lượng.

d) Một số nước thành viên APEC

Các nền kinh tế thành viên APEC có 3 cách tiếp cận chính để xây dựng, chấp nhận, quản lý và áp đặt Quy chuẩn xây dựng, được mô tả như dưới đây:

Cách tiếp cận Quy chuẩn mẫu được xây dựng riêng so với quy chuẩn xây dựng:

Mô tả về quá trình thực hiện:

Cách này sử dụng các quy chuẩn mẫu được biên soạn và quản lý bởi các tổ chức tư nhân hoặc tổ chức thuộc chính phủ. Các cơ quan có thảm quyền độc lập với nhau trong việc biên soạn và chấp thuận quy chuẩn, do vậy quy chuẩn mẫu đưa ra cách hiệu quả để thực hiện theo cách này. Cơ quan có thẩm quyền đồng thời sẽ quản lý việc áp dụng quy chuẩn, bao gồm cả việc thẩm định và ban hành. Trong một hệ thống như vậy, đòi hỏi cả cơ quan quản lý, đơn vị chuyên môn về xây dựng chịu sự điều chỉnh của quy chuẩn, các cơ sở nghiên cứu và những đơn vị khác đều tham gia vào quá trình biên soạn. Các bộ quy chuẩn mẫu được soát xét định kỳ từ 3 đến 5 năm. Các tiêu chuẩn kỹ thuật được viện dẫn được biên soạn bởi những tổ chức khác.

Úc, Canada và Mỹ đang áp dụng cách tiếp cận này.

Quy chuẩn mẫu được chính phủ biên soạn cùng với quy chuẩn xây dựng:

Mô tả về quá trình thực hiện:

Một đặc điểm tương đối chung của các nền kinh tế APEC là có một hệ thống quy chuẩn quốc gia cho phép các chính quyền địa phương điều chỉnh, chấp thuận và áp đặt.

Ở Indonesia, chính quyền trung ương biên soạn các quy chuẩn và quy phạm còn chính quyền địa phương có thể tuy ý chấp thuận hoặc từ chối các quy phạm và quy chuẩn đó.

Một số nền kinh tế khác như Chi- lê, Đài Loan - Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pê-ru chính quyền địa phương gần như không có quyền sửa đổi quy chuẩn và quy phạm

Quy chuẩn chỉ định tiêu chuẩn và giải pháp tối ưu nhưng cho phép các phương án tương đương:

Mô tả về quá trình thực hiện:

Theo cách tiếp cận này, quy chuẩn xây dựng được biên soạn và áp đặt bởi chính phủ, ví dụ các quốc gia và nền kinh tế như Brunei Hong Kong, Trung Quốc và Singapore (giống như Anh).

Quy chuẩn cho phép sử dụng các quy phạm, tiêu chuẩn và giải pháp tối ưu ngoài địa phương thay cho các văn bản của địa phương.

Ở Malaysia cơ quan có thẩm quyền địa phương có thể biên soạn và áp đặt tiêu chuẩn riêng cho địa phương minh.

1.2 Hệ thống quy chuẩn địa phương của Việt Nam

Trước thời điểm ra đời của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68 2006/QH11, toàn ngành xây dựng nói chung chỉ có 02 Quy chuẩn xây dựng là Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam 1997 gồm 03 tập [5) và Quy chuẩn cấp thoát nước trong nhà và công trình năm 1999 (6), được Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành theo chức năng, quyền hạn của Bộ XD

Sau khi Luật 68 2006/QH11 có hiệu lực. Bộ Xây dựng đã ban hành thêm 15 QC nhu cầu phát triển của ngành So lượng QC liên quan đến hoạt động xây dựng được phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng. Các bộ khác đã ban hành thêm nhiều QC đáp ứng thống kê tại Bảng 2 Các QC này bắt buộc áp dụng cho mọi hoạt động xây dựng trên cả nước.

Ảnh minh họa -Internet

Bảng 2. Số lượng QCVN do các Bộ biên soạn, ban hành

 

STT

Bộ ban hành

Số QC có nội dung liên quan

  Đến hoạt động xây dựng

   1

 

Bộ Xây dựng

                   16

    2

Bộ Công thương

                     3

    3

Bộ Giao thông vận tải

                     4

    4

Bộ Nông nghiệp và PTNT

                     4

    5

Bộ Khoa học và Công nghệ

                     1

    6

Bộ Tài nguyên môi trường

                     4

    7

Bộ Lao động thương binh xã hội

                     8

    8

Bộ Y tế

                     3

    9

Bộ Thông tin truyền thông

                     0

   10

Bộ Văn hóa thể thao và du lịch

                     1

   11

Bộ Tài chính

                      0

   12

Bộ Quốc phòng

                      0

   13

Bộ Công An

                      0

 

 Tổng số

                     44

 

Theo thống kê, tổng số QCVN liên quan đến các hoạt động xây dựng là 44 quy chuẩn, trong đó Bộ Xây dựng ban hành 15 QCVN và 3 tập Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phát hành năm 1996. 1997, các Bộ ngành khác là 28 ỌC.

Các QC do Bộ Xây dựng biên soạn, ban hành được trình bầy tại Bảng 3

Bảng 3. Danh mục các QCVN do Bộ Xây dựng ban hành

STT

   Tên Quy chuẩn

Năm ban hành

Quyết định ban hành

1

Quy chuẩn xây dựng (Tập I, II, III)

1996, 1997

Quyết định số 682/BXD CSXD ngày 14/12/1996 và Quyết định. số 439/BXD- CSXD ngày 25/8/1997

2

QCVN về Hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình

1999

Quyết định số 47/1999/ QĐ- BXD ngày 21/12/1999

3

QCVN 01:2008/BXD, QCVN 01 2021/BXD Quy hoạch xây dựng

2008,2021

Thông tư số 04/2008/QĐ- BXD ngày 03/4/2008

- Thông tư 01/202UTT BXD ngày 19/3 2021

4

QCVN 02 2009/BXD. OCVN 02 – 2022/BXD. Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng

2009, 2022

Thông tư số 29/2009/TT-BXD - Thông tư số 02/2022/TT- BXD.

 

5

QCVN 03.2012/BXD Nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật độ thị; QCVN 03 2022/BXD Phân cấp công trinh phục vụ thiết kế xây dựng.

 

 

6

. QCXDVN 05 2008/BXD. Nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng và sức khỏe QCVN 06 2010/BXD

2008

Quyết định số 09/2008/QĐ- BXD ngày 06/6/2008

 

7

QCVN 06 2010/BXD, 2020, 2021, 2022 An toàn cháy cho nhà và công trình

2010,2020,

2021,2022

Thông tư số 07 /2010/TT-BXD ngày 28 7/2010...

 

8

QCVN 07 2016/BXD Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm 10

Phần)

2016

Thông tư số 01/2016/TT- BXD

 

 

9

QCVN 08 2009/BXD- công trình ngầm;

QCVN 08 2018/BXD Công trình tàu điện ngầm

QCVN 13 2018/BXD Ga ra ô tô

 

 

2009

 

- Thông tư số 28/2009/TT-BXD ngày 14/8/2009

-Thông tư số 11/2018/TT BXD ngày 26/12/2018

-Thông tư số 12/2018/TT-BXD ngày 26/12/2018

 

10

QCVN 09 2013/BXD

Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả

 

2013, 2017

| - Thông tư số 15/2013/TT-BXD ngày 26 /9/ 2013

- Thông tư số 15/2017/TT-BXD | ngày 28 12/ 2017

 

11

QCVN 10 2014/BXD Xây dựng công trình để đảm bảo

người khuyết tật tiếp cận sử dụng

 

 

2014

-Thông tư số 21/2014/TT-BXD ngày 26/9/2013

- Thông tư số 15/2017/TT-BXD | ngày 28 12/ 2017

 

12

QCVN 12 2014/BXD Hệ thống điện trong nhà ở và nhà

công cộng

 

 

2014

Thông tư số 20 2014/BXD

29/12/2014

 

13

QCVN 14 2009/BXD

Quy hoạch xây dựng nông thôn

 

2009

 

Thông tư số 32/2009/TT BXD ngày 10/9/2009

 

14

QCVN 16 2014/BXD –Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng

 

2014

 

Thông tư số 15 2014/BXD ngày 15/9/2014

 

15

QCVN 17 2013/BXD

Phương tiện quảng cáo ngoài trời

 

2013, 2018

 

Thông tư số 19 2013/BXD ngày

31/10/2013

Thông tư số 04 /TT-BXD ngày 20 tháng 5 năm 2018.

16

QCVN 18 2014 BXD

An toàn trong xây dựng

 

2014

 

Thông tư số 14 2014/BXD ngày

05/9/2014

 

 

Hiện nay, các tỉnh, thành phố của Việt Nam không có quy chuẩn địa phương theo định nghĩa của Luật 68 . Tuy nhiên, để phục vụ mục đích quản lý . Ủy ban nhang dân các tỉnh, thành phố thường kết hợp với Sở Xây dựng hoặc các ban ngành có liên quan ban hành các Thông tư, Quyết định cho các hoạt động xây dựng phù hợp với diện kiện riêng của mình

Thực trạng hệ thống QCVN ngành xây dựng hiện nay và những bất cập của nó qua thực tế 21 năm sử dụng (từ 1997 đến 2018), đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, điều chỉnh về quy hoạch khung, đối tượng điều chỉnh, nguyên tắc biên soạn Quy chuẩn, quy trình biên soạn QC, sự phối hợp của các Bộ ngành có liên quan, để phù hợp với thực tiễn sinh động, thay đổi từng ngày. yêu cầu ngày càng cao của xã hội và nhu cầu quản lý nhà nước trong thời kỳ mới. Để đánh giá nhu cầu cần thiết về việc ban hành quy chuẩn địa phương lĩnh vực xây dựng. Viện KHCN Xây dựng kết hợp cùng Vụ KH&CN đã tiến hành lấy ý kiến khảo sát đánh giá hiện trạng hệ thống QCVN ngành xây dựng cũng như nhu cầu xây dựng Quy chuẩn địa phương trên một số tỉnh thành. Kết quả được tóm tắt như sau:

Bắc Kạn

-Đề xuất 01 QCĐP (có gửi kèm đề cương) QCDP về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu mini (thuộc QLNN của Bộ CT, xem đề cương có thể ít liên quan đến ngành XD)

-Không kiến nghị gì về QCVN

2.Bình Định, Bình Phước, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình, Bạc Liêu, CầnThơ, Hải Phòng

-Không đề xuất QCDP do không có nhu cầu.

-Không có kiến nghị gì thêm về QCVN

3.Quảng Nam

-Góp ý cụ thể cho nội dung QC 01 về quy hoạch và một số TC

-Không đề xuất gì về danh mục QCDP ngành XD

4.Quảng Ngãi

-Đề nghị soát xét QC 01, 03, 07– 09

-Không đề xuất danh mục QCĐP

5.Quảng Ninh

-Thông báo không cần QCDP,

-Kiến nghị rà soát QC, TC về quy hoạch, có bao gồm các đối tượng đặc thù như mỏ khoáng sản, khu bảo tồn, làng chài, khu công nghiệp, nhiệt điện, xi măng gạch ngói, và một số yêu cầu về quy hoạch đối với các công trình dân dụng khác.

Theo văn bản gửi về Bộ Xây dựng của 12 tỉnh, thành về việc đề xuất QC địa phương liên quan đến các hoạt động xây dựng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh thành, có thể tổng hợp tóm tắt ý kiến của các địa phương như sau:

-Tỉnh Bắc Kạn. Đề xuất 01 QCĐP về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu mini

-Các tỉnh, thành khác như Hải Phòng, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Phủ Thọ, Hòa Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Phước, Bạc Liêu, Cần Thơ Không đề xuất QCDP do không có nhu cầu.

Nhận xét

Qua lấy ý kiến đề xuất quy chuẩn địa phương, các tỉnh thành đều không có nhu cầu xây dựng quy chuẩn riêng cho mình, trừ tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên, đề xuất này

96

trùng với đối tượng quy chuẩn cần quy hoạch của Bộ Công thương do vậy không cần xây dựng quy chuẩn này ở tỉnh Bắc Kạn.

Theo nghiên cứu tình hình biên soạn, xây dựng quy chuẩn trên thế giới, đều thấy nếu mỗi khu vực có điều kiện tự nhiên đặc thu và sự quản lý, phát triển kinh tế- xã hội khác hẳn nhau thường có các luật riêng mặc dù nằm trong cung một quốc gia, vì dụ như Mỹ, Úc đều có quy chuẩn riêng cho các tiểu bang. Nga, Trung Quốc và Nhật Bản cũng có các tài liệu, tiêu chuẩn áp dụng riêng cho một số địa phương. Cần lưu ý ở Việt Nam, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là các đô thị phát triển, là các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, khi chưa có quy chuẩn địa phương về xây dựng, cần nghiên cứu xem xét ban hành các văn bản quản lý riêng đáp ứng các nhu cầu xây dựng về quy hoạch kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật đô thị, công trình xanh, thành phố thông minh. Như vậy, khi cần thiết, các quy chuẩn địa phương lĩnh vực xây dựng có thể bổ sung theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Đề xuất quy chuẩn xây dựng địa phương

2.1. Cơ sở đề xuất

Văn bản đề xuất của các địa phương

Đặc thù của các địa phương, đặc biệt các thành phố lớn, nơi tập trung đông người, có nhiều các dạng nhà và công trình lớn cần quản lý có kể đến yêu cầu riêng của chính quyền địa phương.

Tham khảo kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là Mỹ

22. Đề xuất danh mục QCXD địa phương

1- QCXDHN QC xây dựng HN

2- QCXDHCM QC xây dựng TP HCM

3- QCXDDN QC xây dựng Đà Nẵng

2.3. Định hướng biên soạn:

Dựa trên QC quốc gia ngành xây dựng. Bổ sung, điều chỉnh thêm tùy thuộc điều kiện Địa phương.

Đối tượng điều chỉnh chủ yếu

- Nhà chung cư và nhà hỗn hợp, công sở, bệnh viện, trường học

- Đường giao thông đô thị

-Chiếu sáng, cây xanh đô thị o Nghĩa trang, cơ sở hỏa tầng o Xử lý chất thải, rác thải

PGS.TS. Trần Chủng, TS. Nguyễn Đại Minh,  ThS. Trương Thị Hồng Thúy

(Viện KHCNXD Bộ Xây dựng)

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.